Ứng dụng

Sức mạnh tổ hợp tên lửa diệt tăng Cornet-D của quân đội Nga

07/04/2015, 05:02
image

Cornet-D là tổ hợp tên lửa chống tăng. Tầm bắn xuyên giáp tối đa của tên lửa là 1,5m.

2.1
Tên lửa diệt tăng Cornet-D gắn trên xe bọc thép Tiger

Tiger M gắn tên lửa Cornet-D: “Hổ mọc thêm cánh”

Cornet-D là tổ hợp tên lửa chống tăng mới nhất của Nga, có khả năng hủy diệt tất cả các mục tiêu bọc thép được bảo vệ kỹ lưỡng, cũng như các máy bay không người lái và trực thăng của đối phương với hiệu quả như nhau.

Được mệnh danh “kẻ săn mồi”, xe bọc thép Tiger có chiều dài 4,61m, rộng 2,2m, cao 2m, có thể chạy với tốc độ tối đa 90km/h trên địa hình không bằng phẳng và đạt đến 150km/h trên đường trường.

Xe bọc thép Tiger-M có gắn tên lửa Cornet-D sẽ xuất hiện tại Quảng trường Đỏ (Moscow) vào ngày lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít 9/5 tới.

Sau cuộc diễu hành kỷ niệm chiến thắng, các xe này sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga để thử nghiệm.

3.1
Tên lửa Cornet - phiên bản vác vai

Cornet – cơn ác mộng với Mỹ và Israel

Các biến thể cơ động (vác vai) của Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet được quân đội Nga cũng như một số quân đội khác trên thế giới sử dụng từ năm 2009 và được đánh giá là rất có hiệu quả trong tác chiến. Thậm chí Cornet trở thành “cơn ác mộng” thực sự của Israel và quân đội Mỹ. Cả Israel và Mỹ đều coi hệ thống tên lửa chống tăng của Nga là lời nguyền thực sự cho các xe chiến đấu của mình.

Năm 2006, Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet-E (phiên bản tên lửa xuất khẩu) đã tham gia vào cuộc chiến đấu giữa quân đội Israel và Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Theo báo cáo của quân đội Israel, trong cuộc xung đột, Tổ hợp tên lửa chống tăng của Nga đã phá hủy 46 xe tăng Merkava.

Tuy nhiên, một báo cáo khác của quân đội Mỹ cho rằng trong cuộc xung đột này, Israel thực tế đã mất 164 xe tăng và xe bọc thép khác.

Gần đây, trong một nghiên cứu, tạp chí Janes Defence Weekly của Anh cho biết trong những năm 2010-2012, quân đội Iraq được Mỹ cung cấp 140 xe tăng M1A2 Abrams và tạp chí này cáo buộc Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet đã rơi vào tay của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Theo một số nguồn tin, các xe tăng của Mỹ đã trở thành “nạn nhân” của các tên lửa chống tăng 9M133 có điều khiển trong tổ hợp tên lửa Cornet của Nga, vốn đã rơi vào tay các chiến binh IS tại Syria.

Các chuyên gia của tuần san Anh cho biết họ đã đích thân chứng kiến ​​Cornet hủy diệt 5 xe tăng Abrams ATGM của quân đội Iraq. Theo số liệu của họ, trong giai đoạn từ 1/1 đến hết tháng 5/2014, Cornet đã phá hủy 28 xe tăng của quân đội Iraq. Những chiếc xe tăng này Mỹ đã cung cấp cho Iraq trong giai đoạn 2010-2012.

Các báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến hiệu quả của tên lửa có điều khiển 9M113 thuộc tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet.

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng các đạn tên lửa của Nga rất hiệu quả trong việc hủy diệt phi hành đoàn (kíp lái), mặc dù không dẫn đến phá hủy hoàn toàn các xe chiến đấu.

Chính vì sự nguy hiểm của hệ thống tên lửa chống tăng Cornet của Nga, Mỹ đã buộc phải tăng đáng kể giáp bảo vệ cho tăng Abrams. Kết quả là các xe tăng Abrams đã tăng từ 57 lên 70 tấn.

Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet là sản phẩm của phòng thiết kế chế tạo khí cụ nổi tiếng thế giới, đặt tại thành phố Tula (Nga).

4.1
Tên lửa Cornet-D

Bắn hạ cùng lúc hai mục tiêu

Theo các chuyên gia quân sự, Cornet-D có thể tiêu diệt các mục tiêu động và tĩnh trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời có thể bắn hạ hai mục tiêu cùng lúc.

Cornet-D cũng đạt hiệu quả cao khi chống lại mục tiêu trên không. Với đầu đạn nhiệt áp mạnh và tác chiến mạnh như trái phá, Cornet-D có thể bắn trúng các mục tiêu như máy bay không người lái và các máy bay trực thăng của đối phương với hiệu quả rất cao.

Các phiên bản cơ động (vác vai) của Cornet-D giúp nâng hiệu quả chiến đấu cho các đơn vị chống tăng.

Theo nhà thiết kế Leo Zakharov, khi chế tạo Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet, các chuyên gia đã không chỉ nghiên cứu, phát triển ra một loại tên lửa mới trên cơ sở tên lửa công nghệ cao hiện đại với hệ thống kiểm soát bức xạ, mà còn đặt mục tiêu chế tạo ra một loại tên lửa mới với thiết bị dẫn hướng dựa trên laser tần số cao.

Cornet chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ 50oC và độ ẩm 100%.

Hệ thống tên lửa chống tăng mới Cornet-D “lộ diện” lần đầu tiên vào năm 2011 và là biến thể cải tiến sâu của tổ hợp Cornet. Tổ hợp Cornet được trang bị cho quân đội từ năm 2009.

Các hệ thống Cornet-D mới sử dụng tên lửa nâng cấp 9M133M-2 với tầm bắn lên đến 8000m và tên lửa 9M133FM-3 với tầm bắn lên tới 10.000m. Chữ D trong Cornet-D là tầm xa.

Tầm bắn xuyên giáp tối đa của tên lửa là 1,5m và đảm bảo 100% bắn trúng bất cứ loại mục tiêu bọc thép nào.

Tổ hợp Cornet-D được gắn trên các xe bọc thép Tiger-M, do đó, Tiger-M có thể chiến đấu không chỉ chống lại bộ binh, mà còn chống xe tăng, máy bay trực thăng và các máy bay không người lái khiến nó trở thành một đơn vị chiến đấu thực sự đa năng, theo infonet.vn.

Xem video:

 Nguồn video: TVZvezda.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.