Bạn cần biết

Tác dụng bất ngờ của cây Vạn Tuế

08/05/2017, 10:50

Vạn tuế còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu. Cây thường trồng làm cảnh ở các đình, chùa.

31

Cây Vạn Tuế

Cây thường xanh, cao tới 1,5-2m. Lá mọc thành vòng dài tới 2m, hình lông chim; Cuống lá có gai, lá chét dài 15-18cm, rộng 6mm, mũi có gai, mép cuộn lại. Cây có nón đực và nón cái riêng. Nón đực hẹp, dài 28cm, rộng 4cm, mang những nhị hình mác hẹp có bao phấn dọc theo mép. Nón cái gồm những lá noãn dài tới 20cm, có lông màu trắng hơi vàng, có phần không sinh sản rộng, chia thành nhiều dải hẹp có ngọn cong, noãn có lông. Hạt hình trái xoan dẹt, màu da cam, dài 3cm.

Hạt, lá, nón, rễ đều có thể làm thuốc. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, ích thận cố tinh. Hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, bổ thận.

Cụ thể, lá được dùng trong các trường hợp: Xuất huyết, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, đau dây thần kinh, mất kinh, ung thư... Hoa dùng chữa đau thượng vị, di tinh, bạch đới, đau kinh. Hạt dùng trị huyết áp cao. Rễ dùng trị lao phổi, đau răng, đau thắt lưng, bạch đới, thấp khớp tạng thống phong, chấn thương.

GS. TS. Đỗ Tất Lợi
Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.