Xem - ăn - chơi

Tài liệu Panama: Ai "đánh cắp" bức họa trị giá 25 triệu USD?

08/04/2016, 19:53

Tài liệu Panama đã vén bức màn bí mật liên quan tới các kiệt tác hội họa của Van Gogh, Picasso, Rembrandts…

panama-paper

Tài liệu Panama không chỉ hé lộ những bí mật động trời... 

Tài liệu Panama đã vén bức màn bí ẩn che giấu sự kết nối giữa hoạt động buôn bán các tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng chục triệu USD với những khối tài sản bí mật ở nước ngoài. Danh tính của người đàn ông bí mật đằng sau cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật hiện đại quan trọng nhất của thế kỷ 20 đã được hé lộ.

Theo đó, vị tỷ phú buôn tranh đã sử dụng các công ty ma ở nước ngoài để “cất giấu” những bức tranh từng bị cho là Đức quốc xã đã cướp đi.

Nhiều năm trước, cháu trai của một nhà buôn các tác phẩm nghệ thuật của người Do Thái đã hiểu được giá trị thực sự của những bức tranh quý mà Đức quốc xã đã cướp từ ông nội mình. Người này tin rằng những bức tranh giờ đã nằm trong tay những gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu, quyền quý nhất trong giới nghệ thuật thế giới.

Họa sĩ người Ý Amedeo Modigliani với bức tranh nổi tiếng “Seated Man with Cane”  (Người đàn ông với cây gậy) khi còn trẻ, là một chàng trai nghèo khó, nghiện rượu chết vì bệnh lao gần một thế kỷ trước. Những bức tranh của ông đáng giá lên tới 170 triệu USD, trong đó, bức chân dung người đàn ông bảnh bao với bộ ria mép ngồi trên một chiếc ghế, 2 tay đặt trên cây gậy (Người đàn ông với cây gậy) đáng giá 25 triệu USD.

Các nhà điều tra cất công truy tìm vị tỷ phú đã mua lại tác phẩm trên để dành tặng gia tộc mình tại một cuộc đấu giá năm 1996. Vị luật sư của người cháu nhà buôn Do Thái nói trên đã gửi một bức thư cho Triển lãm Nahmad ở New York, nói rằng bức tranh giờ đây đã thuộc về người cháu và họ yêu cầu một cuộc thảo luận về vấn đề này. Song triển lãm Nahmad không đồng ý, họ khởi kiện người cháu. 4 năm sau đó luật sư của 2 bên vẫn chưa ngã ngũ vụ việc này.

Triển lãm Nahmad khăng khăng khẳng định tại tòa án liên bang và tiểu bang New York rằng họ không sở hữu các tác phẩm của Modigliani. Trong khi, một công ty nước ngoài có tên là Trung tâm nghệ thuật quốc tế, đăng ký kinh doanh bởi một công ty luật Panama thì có sở hữu các tác phẩm này.

Các tài liệu bí mật được công bố bởi Hiệp Hội các nhà báo điều tra quốc tế, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung và các đối tác truyền thông khác cho rằng, những tuyên bố trên đều là một “trò ảo thuật pháp lý” được dựng nên bởi chủ sở hữu thực sự của bức tranh.

Theo hơn 11,5 triệu trang Tài liệu Panama, Mossack Fonseca, một hãng luật Panama chuyên thiết lập các công ty ma để giúp nhiều người giàu trốn thuế, trong đó phanh phui đường dây mua bán các tác phẩm nói trên.

Tài liệu Panama đã chỉ ra rằng, chính công ty ma ở Panama (Trung tâm nghệ thuật quốc tế) đã đứng sau Triển lãm Nahmad trong hơn 20 năm qua. Một trong những hoạt động quan trọng của triển lãm này là kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, trong đó, David Nahmad  là thành viên duy nhất sở hữu công ty từ tháng 1/2014.

Richard Golub, luật sư của David Nahmad trong vụ tranh chấp bức tranh nói trên yêu cầu người cháu phải chứng minh về việc, ông nội của chàng trai trẻ này là chủ sở hữu bức tranh bị cho là “đánh cắp”.

160407-art-05

Bức họa "Người đàn ông và cây gậy" trị giá 25 triệu USD. (Ảnh: ICIJ)

Mossack Fonseca không chỉ giúp gia đình Nahmad thành lập Trung tâm nghệ thuật quốc tế vào năm 1995, chính hãng luật này đã giới thiệu khách hàng cho triển lãm, với các giao dịch mua bán tác phẩm nghệ thuật cao cấp trên toàn thế giới. Trong số này có những bức tranh của các danh họa nổi tiếng như Van Gogh, Rembrandt , Chagall , Matisse , Basquiat và Warhol. Gia tộc Thyssen –Bornemisza của Tây Ban Nha, ông trùm giải trí Trung Quốc Wang Zhongjun và cháu gái của danh họa Picasso Marina Ruiz-Picasso cũng tham gia vào các thương vụ mua bán các tác phẩm nghệ thuật này.

Liên quan tới Tài liệu Panama, Zhongjun từ chối bình luận, Ruiz-Picasso cũng từ chối bình luận, còn Thyssen –Bornemisza, thông qua một luật sư cho biết, họ có một công ty nước ngoài nhưng đã báo cáo đầy đủ tại tại cơ quan thuế Tây Ban Nha.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.