• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tai nạn giảm mạnh nhờ đường cao tốc

22/12/2016, 07:02
image

Không chỉ giúp các địa phương phát triển kinh tế, từ khi các tuyến cao tốc được đưa vào khai thác, TNGT cũng giảm...

1

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai chia sẻ áp lực giao thông, kéo giảm TNGT cho các tỉnh mà tuyến cao tốc này chạy qua - Ảnh: Tạ Tôn

Có cao tốc, gần như không còn người chết do TNGT

Tuyến QL70 nối các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai nhiều năm trước, khi chưa có cao tốc Nội Bài - Lào Cai từng là nỗi ám ảnh với người tham gia giao thông vì địa hình phức tạp, nhất là vào mùa mưa, nhiều vị trí trên tuyến thường xuyên sụt lở, gây ách tắc kéo dài. Việc lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai dài khoảng 300km có khi phải mất cả ngày. Bên cạnh đó, do phải đi trên quãng đường dài, thời gian lưu thông lâu, đường quanh co nguy hiểm nên tình trạng ùn tắc giao thông và TNGT trên QL70 thường xuyên xảy ra. “Biết là nguy hiểm, nhưng phương tiện đường bộ từ Hà Nội đi Lào Cai không có sự lựa chọn nào khác bởi thời điểm đó đây là tuyến đường duy nhất”, anh Trần Minh Hoàng, lái xe tuyến Hà Nội - Lào Cai chia sẻ”.

Cũng theo anh Hoàng, năm 2014, khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào sử dụng đã giúp giảm tải áp lực giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và kéo giảm TNGT. Cánh tài xế di chuyển trên khu vực này bớt căng thẳng hơn nhiều.

"Các tuyến cao tốc đi vào vận hành cho thấy tác động rất lớn đến phát triển KT-XH, thu hút đầu tư và đảm bảo ATGT. Khi hệ thống cao tốc được kết nối còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng khác. Không cần tỉnh nào cũng phải xây dựng cảng biển, sân bay bởi nhờ có đường cao tốc, cả vùng có thể sử dụng chung những hạ tầng giao thông đó”.

TS. Nguyễn Xuân Thành
Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Ông Trần Ngọc Sơn, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai cho biết, chỉ riêng QL70 qua địa bàn tỉnh Lào Cai mỗi năm có gần chục người chết vì TNGT nhưng trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn chạy qua địa bàn tỉnh gần như không có người thương vong do TNGT.

Tương tự, tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên của khu vực phía Bắc là Cầu Giẽ - Ninh Bình được TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) đưa vào khai thác giữa năm 2012, góp phần điều tiết lưu lượng phương tiện giao thông, khắc phục tình trạng mãn tải, tắc nghẽn và TNGT thường xuyên xảy ra trên QL1 cũ. Ông Bùi Đức Tĩnh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hà Nam cho biết, với lưu lượng xe phát triển quá nhanh nên trước khi có đường cao tốc, trên QL1 qua Hà Nam thường xuyên xảy ra tắc đường. Sau khi có cao tốc, lưu lượng xe được san sẻ nhiều, giảm hẳn ùn tắc và TNGT. Số người chết do TNGT cũng gần như không có.   

Không chỉ Nội Bài - Lào Cai, Pháp Vân - Ninh Bình, nhiều dự án cao tốc khác như TP.HCM - Trung Lương, Hà Nội - Hải Phòng, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã góp phần không nhỏ trong kéo giảm TNGT, xây dựng văn hóa giao thông. Khẳng định điều này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục CSGT cho rằng, các tuyến cao tốc khi đưa vào khai thác đã tác động đến việc chuyển biến nhận thức của người tham gia giao thông. Thông qua đây xây dựng được văn hóa giao thông rõ nét hơn. Đây cũng là cơ sở để tiếp cận, xây dựng, hình thành ý thức của người tham gia giao thông.

Xem thêm video:

2

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Ảnh: Tạ Tôn

Tạo đà phát triển kinh tế - xã hội

Là tuyến cao tốc dài nhất đang khai thác hiện nay, cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đánh giá là đột phá hạ tầng GTVT khu vực Tây Bắc. Tuyến đường cao tốc đã giúp giảm thời gian đi lại giữa Hà Nội và Lào Cai từ 9 giờ xuống còn 3,5 giờ, góp phần thúc đẩy phát triển các khu du lịch trọng điểm như: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ), Sa Pa (Lào Cai), các khu du lịch tâm linh ở phía Bắc cũng như kết nối các khu công nghiệp. Việc tuyến đường hoàn thành không chỉ đáp ứng mong mỏi bấy lâu nay của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc mà còn mang đến hiệu quả kinh tế có thể nhìn thấy rõ.

Theo ông Trần Ngọc Sơn, tuyến đường cao tốc đã giúp Lào Cai có bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc lên gần 200%, trong đó đặc biệt là một số lĩnh vực như bất động sản, lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu, khai khoáng. Nhằm khai thác những lợi thế này, tỉnh đã tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được xây dựng một cách đồng bộ; Trong đó, có khu thương mại công nghiệp Kim Thành với quy mô lớn nhất vùng biên giới Tây Bắc.

Sau hơn 5 năm đưa vào khai thác và sử dụng, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã phát huy được tính hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH nói chung của các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, hình thành và liên kết các khu công nghiệp, tăng cường giao lưu, giao thương hàng hóa và quan trọng hơn nữa là cắt giảm tối đa chi phí vận tải cho doanh nghiệp. Trước đây, các phương tiện đi từ Hà Nội đến Ninh Bình theo QL1 mất hơn 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, khi đi trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chỉ mất hơn 1 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, khi lưu thông trên đường cao tốc, các phương tiện và chủ doanh nghiệp vận tải còn tiết kiệm được tối đa nhiên liệu, giảm thiểu chi phí so với lưu thông trên tuyến QL1 cũ.

Ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải Thao Thảo (Ninh Bình) cho biết, lợi ích của việc khai thác vận tải trên tuyến cao tốc là rút ngắn hơn một nửa thời gian di chuyển. Nhờ vậy, chúng tôi quay vòng xe nhanh hơn, mỗi xe trước đây đi một lượt là hết ngày, nay có thể đi một ngày hai lượt. Doanh nghiệp nhờ vậy tiết kiệm được chi phí từ 12-15% so với đi đường cũ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo ông Thao, quan trọng nhất là lợi ích đường cao tốc mang lại cho người dân, xã hội, không chỉ tiết kiệm thời gian mà việc đi lại trở nên an toàn, thuận tiện hơn. Hiện nay, gần như 100% doanh nghiệp vận tải ô tô tuyến Hà Nội - Ninh Bình đã chuyển sang chạy tuyến đường cao tốc, bởi lưu thông trên tuyến QL1 trước đây luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.