Quân sự

Tại sao cả Nga và Ukraine đều không muốn tấn công trước?

11/04/2021, 21:14

Mặc dù có những hành động quân sự leo thang và những tuyên bố cứng rắn nhưng cả Nga và Ukraine vẫn chưa ai muốn là người đầu tiên nổ súng.

img

Quân đội Ukraine tiến về Donbass.

Cả hai quốc gia đều đã huy động lực lượng vũ trang của mình cho một cuộc chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở miền đông Ukraine, nhưng Moscow và Kiev đều có lý do để trì hoãn.

Nga và Ukraine đều đưa ra những tuyên bố cứng rắn và điều động quân đội dọc theo hai bên sườn của khu vực Donbass, nhưng cuộc xung đột đã thực sự bước sang một giai đoạn leo thang mới?

Các cuộc đụng độ giữa quân đội Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donbass đã gia tăng trong những tuần gần đây.

Các nhà quan sát ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động pháo kích của Ukraine, nhằm vào các vị trí của phe ly khai ở Donetsk và Luhansk, trong đó người dân địa phương cũng báo cáo về một vụ cháy xe tăng của quân đội Ukraine.

Một đứa trẻ năm có tên Vladislav Shikhov đã thiệt mạng do một vụ tấn công từ Ukraine. Quân ly khai tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) đã đổ lỗi cho quân đội Ukraine về cái chết của Shikhov, cáo buộc rằng, vũ khí nổ được giết chết cậu bé trên là do một máy bay không người lái của Ukraine thả xuống, tuy nhiên, Kiev đã bác bỏ thông tin của DNR.

Cáo buộc lẫn nhau về hành vi khiêu khích, Nga và Ukraine một lần nữa đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trực tiếp.

Moscow đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của quân đội dọc biên giới Donbass, đồng thời chuyển các đoàn xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, xe tăng, tên lửa,…tới Crimea.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng từng phát biểu: “Các hành động quân sự dưới hình thức tập trận và các hành động khiêu khích có thể xảy ra dọc biên giới là chuyện truyền thống của Nga”.

Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với ông Zelensky vào ngày 2 tháng 4, hứa hẹn sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trước sự "xâm lược liên tục" của Nga ở Donbas và Crimea.

img

Chiến sự tại Donbass.

Trong suốt cuộc xung đột, Điện Kremlin thường xuyên tuyên bố rằng Nga có thể tự do triển khai quân đội ở bất cứ đâu mà họ muốn trong lãnh thổ của mình.

“Điện Kremlin lo ngại rằng một cuộc nội chiến có thể tiếp tục ở Ukraine. Và nếu một cuộc nội chiến nổ ra gần biên giới của chúng tôi sẽ đe dọa đến an ninh của Liên bang Nga”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thông Nga Putin một lần nữa cáo buộc Ukraine có các hành động quân sự "khiêu khích", bác bỏ cáo buộc của Ukraine rằng các hoạt động quân sự của Nga là một âm mưu đánh lạc hướng sự phẫn nộ của quốc tế về việc bắt giam nhân vật đối lập ở Nga Alexei Navalny và mô tả quân đội Nga về bản chất là đang xây dựng lực lượng để tự vệ.

Khi căng thẳng leo thang ở Donbass, Ukraine tiếp tục thúc đẩy con đường nhanh chóng trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

“NATO là cách duy nhất để kết thúc chiến tranh ở Donbas. Kế hoạch hành động thành viên (MAP) của Ukraine sẽ là một tín hiệu thực sự cho Nga”, ông Zelensky tuyên bố sau cuộc trò chuyện gần đây với ban lãnh đạo NATO.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo rằng nỗ lực của NATO sẽ không chỉ dẫn đến sự leo thang nghiêm trọng của tình hình ở phía đông nam, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả không thể đảo ngược đối với nhà nước Ukraine.

Trong khi bày tỏ sự ủng hộ chung đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Washington đã từ chối ủng hộ nguyện vọng NATO của Ukraine.

Về phần mình, Kiev đã tuyên bố rằng họ sẽ không phát động một cuộc tấn công quân sự lớn vào khu vực Donbass. Ruslan Khomchak, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết: “Việc giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời chắc chắn sẽ dẫn đến cái chết của một số lượng lớn dân thường và thương vong trong quân đội, điều này là không thể chấp nhận được đối với Ukraine”.

Khi cuộc xung đột ở Donbass tiếp tục âm ỉ mà không có hồi kết rõ ràng, ông Putin phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính trị gia Nga và các nhà bình luận chính trị nổi tiếng để áp dụng một đường lối chính sách mạnh mẽ hơn.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov một lần nữa thúc giục Điện Kremlin ngay lập tức gia hạn công nhận hai nước Cộng hòa ly khai tự xưng Donetsk và Lugansk, một động thái có thể đi kèm với các hành động quân sự rõ ràng của Nga vào khu vực Donbass.

Tổng biên tập Margarita Simonyan của Russia Today (RT) cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự vào cuối tháng 1: “Mẹ Nga, hãy đưa Donbass trở về nhà”. Viện dẫn mối đe dọa sắp xảy ra về việc Ukraine gia nhập NATO, nhà lập pháp Aleksandr Sherin cho rằng việc sáp nhập Donetsk và Lugansk như một phần của nhu cầu an ninh quốc gia cấp bách, nhằm tăng cường biên giới phía tây của Nga với phương Tây.

Vậy, cuộc chiến ở Donbass có thể đi đến đâu? Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị hành quân vũ trang vào khu vực Donbass đang tranh chấp, ít nhất là sẽ không có hành động tấn công phủ đầu.

Làm như vậy sẽ dẫn đến việc Nga công khai hủy bỏ Hiệp định hòa bình Minsk, dẫn đến các biện pháp trừng phạt tiếp theo và các hậu quả quân sự tiềm tàng.

Do đó, các cuộc di chuyển của quân đội Nga có thể được hiểu là một biện pháp răn đe; một tín hiệu về quyết tâm của Moscow trong việc đáp trả một cuộc tấn công về phía đông của Ukraine với lực lượng áp đảo.

Đồng thời, Kiev bị ràng buộc bởi cùng một logic giống Nga. Chính phủ của Zelensky có nguy cơ mất sự ủng hộ của Mỹ và châu Âu nếu họ cố gắng chiếm lại các khu vực ly khai của mình bằng vũ lực, dẫn đến việc lặp lại những tính toán sai lầm chiến lược định mệnh dẫn đến Chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.