Làm báo cùng Giao thông

Tại sao giới trẻ thờ ơ trước bạo lực học đường?

22/03/2015, 13:00

Nhiều clip học sinh đánh nhau trong trường được đăng tải trên mạng, trong khi không ai báo cho thầy cô. Vì sao?

1
                        Chia sẽ của TS Huỳnh Văn Sơn về bạo lực học đường

 Thời gian gần đây nạn bạo lực học đường đang bùng phát và gia tăng một cách đáng sợ. Đầu gấu, đại ca ở các trường học đang là nỗi đe dọa của các em học sinh, khiến các em không còn yên tâm vào việc học tập và cắp sách tới trường. Bạo lực học đường gia tăng vô tình làm lộ ra những lỗ hổng trong tư duy, tính cách của giới trẻ.

Bạo lực học đường tràn lan mạng xã hội

Không khó khăn gì để bắt gặp những clip học sinh đánh nhau trên mạng. Chỉ cần thao tác đơn giản, Google search đã cho ra 534.000 clip chỉ trong 0,48s. Điều đặc biệt trong những clip đăng tải, không ai đứng ra can ngăn hành vi bạo lực đấy của những đàn anh đàn chị thích thể hiện. Thái độ bàng quang, thờ ơ của những người đứng xem mà phần đông là các bạn trẻ chính là điều đáng lo ngại nhất.

Vụ hỗn chiến trong lớp học của nữ sinh xảy ra tại THCS huyện Cẩm Mỹ , Đồng Nai vào 21/4/2014. Cảnh đánh nhau diễn ra trong tiếng cổ vũ hò reo, vỗ tay lẫn chửi thề. Một số bạn khuyến khích xé áo nạn nhân. Nhưng xung quanh vẫn không có lấy một ai can thiệp.

Hay clip nữ sinh Thái Bình dùng ghế “phang” liên tiếp vào mặt bạn khiến cộng đồng phẫn nộ, choáng váng bởi sự bạo lực của các em này và sự thờ ở vô cảm của những bạn xung quanh. Đặc biệt, gần đây nhất, clip quay cảnh nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng 10/3/2015 khiến nhiều người bị sốc. Một nữ sinh liên tiếp bị nhóm bạn đánh tới tấp, cầm ghế nhựa đập vào đầu. Cuối clip có thêm hình ảnh một nam sinh cầm một chồng ghế nhựa cao ném tiếp vào người nạn nhân. Sự việc gây phẫn nộ hơn khi xung quanh chỉ có tiếng la hét, cổ vũ.

2
                                           Những bình luận trên mạng xã hội

 Sự thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm đến kinh ngạc của giới trẻ với bạn bè có phải là hồi chuông cần cảnh tỉnh cho nhà Giáo dục không? Thay vì các bạn học sinh phải báo với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để ngăn chặn các bạn “anh chị” ăn hiếp nhữn bạn khác, thì một số trong đó lựa chọn im lặng đứng xem, một số hò reo phấn khích, có người lại quay clip tung lên mạng chơi….

Chính những hành động vô tình mà cố ý đó càng tạo nên sự phấn khích cho các “anh chị” tiếp tục bắt nạt những bạn yếu hơn trong lớp. “Nói ra em lại bị đánh, bị ghét thêm, mà cũng chưa chắc có thể giúp được bạn, nên chúng em im lặng”, Hữu Quang học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM thật thà chia sẻ. Còn em Thu Hằng lớp 7/2 Trường chuyên Lê Quý Đôn,TP.HCM cũng tâm sự: “Chuyện đánh nhau trong trường học của em là chuyện cơm bữa, báo thầy mấy các bạn biết được lại đánh em”.

Chuyên gia tâm lý lên tiếng

Trao đổi với Bà Lê Minh Nga - GĐ Trung tâm tư vấn tâm lý  Giáo dục Tình yêu - Hôn nhân-Gia đình thì được biết, thời gian gần đây Trung tâm nhận được rất nhiều cuộc gọi đến tư vấn. Hầu hết tư vấn vấn đề giáo dục con cái.

Theo bà, cha mẹ lo làm kinh tế, ngày càng lơi lỏng quan tâm đến con cái là lý do chính. Kết hợp việc giáo dục trong nhà trường chỉ tập trung dạy cho các em kiến thức chứ không hề quan tâm đến việc tâm sinh lý của các em. Trong khi ấy, giới trẻ rất dễ bị kích động do hàng ngày tiếp xúc với nhiều phim hành động bạo lực, chơi game online, video clip nhan nhản trên mạng.

Tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn đã đăng những dòng status lên tiếng xót xa trước clip nữ sinh lớp 7/5 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) bị đánh hội đồng gây xôn xao dư luận vừa qua. 

Có nhiều người hỏi rằng: “Tại sao có đoạn clip đó? Tại sao học sinh lại đưa clip đó lên mạng mà không báo thầy cô?” Trong khi ấy, khi gia đình đến trường hỏi, thì còn được nhà trường cho “thưởng thức” đoạn clip đó nữa vậy là nhà trường đã biết mà không đá động gì đến hay sao!.

Hầu hết những đoạn video đó, là do học sinh quay lại, rồi đăng Facebook, Zalo nhưng lại không hề báo với nhà trường. Phải chăng các em sợ, hay đơn giản đó là một thói quen ăn sâu trong cách suy nghĩ rồi. Thói quen thờ ơ trước bạo lực học đường. Mặc dù vậy chính các em mới là người lựa chọn điều gì làm là đúng đắn. Học tập, giáo dục có tốt đến mấy nhưng không chịu tiếp thu cũng sẽ về số không. Giới trẻ mới là người lựa chọn sẽ tiếp tục bao che, thờ ơ với mọi việc, hay dũng cảm bài trừ cái xấu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.