Quân sự

Tại sao Mỹ lo lắng Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự ở nước ngoài?

17/05/2021, 18:46

Trung Quốc đang tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự trên toàn thế giới với việc triển khai xây dựng các căn cứ quân sự ở nhiều nơi.

img

Hình ảnh vệ tinh căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài đã trở thành một điểm nhức nhối đối với các nhà chiến lược và phân tích của Lầu Năm Góc. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, Trung Quốc tuy là quốc gia có ảnh hưởng kinh tế và chính trị rộng lớn, nhưng thực tế có rất ít căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Quân đội Trung Quốc duy trì sự hiện diện quân sự ở một số khu vực trên thế giới, nhưng lực lượng này có số lượng cực kỳ khiêm tốn. Ví dụ, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc ở châu Phi, hầu hết chỉ là một số chuyên gia vận hành UAV, huấn luyện viên quân sự và lực lượng hoạt động đặc biệt.

Sau đó, Trung Quốc khởi động sáng kiến ​​Cơ sở hạ tầng toàn cầu Vành đai và Con đường. Dự án tầm cỡ này đã được phản ánh qua cách hùng biện trong các cuộc thảo luận của giới chính trị Trung Quốc.

Kể từ năm 2019, trong các tài liệu và tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, quân đội nước này bắt đầu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó công khai tuyên bố rằng PLA sẽ xây dựng "các cơ sở hậu cần ở nước ngoài. "

Tháng 8 năm 2017, Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự chính thức ở nước ngoài đầu tiên trên lãnh thổ Djibouti. Chỉ trong giai đoạn xây dựng ban đầu, Bắc Kinh đã chi xấp xỉ 590 triệu USD.

Cơ sở này thuộc quyền quản lý của Hải quân PLA, có nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng Trung Quốc ở Vịnh Aden và Biển Đỏ; thứ hai, hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình, nhân đạo và cứu hộ ở châu Phi.

Căn cứ có khoảng 2.000 binh sĩ thường trú, bao gồm 800 trăm lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho căn cứ. Được biết, các phương tiện bọc thép hỗ trợ hỏa lực hạng nhẹ đã được bố trí tại đó và dự kiến trực thăng chiến đấu và máy bay không người lái cũng ​​sẽ sớm xuất hiện tại căn cứ này.

Và kể từ khi Trung Quốc thành lập căn cứ hải quân đầu tiên ở Đông Phi, các nhà phân tích, các chiến lược gia và các nhà nghiên cứu đang rất tò mò để cố gắng dự đoán chính xác nơi mà Trung Quốc sẽ được xây dựng cơ sở hậu cần ở nước ngoài tiếp theo.

Một bản báo cáo đặc biệt năm 2020 của các nhà phân tích quân sự Mỹ, đã liệt kê một danh sách dài các quốc gia có thể trở thành ứng cử viên tiềm năng cho sự hiện diện mở rộng quân sự của Trung Quốc.

Nghiên cứu cho biết Trung Quốc có thể coi các quốc gia như Myanmar, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola, và thậm chí cả Tajikistan là những địa điểm đóng quân chiến lược trọng điểm của PLA.

Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Châu Phi (AFRICOM) của Mỹ Stephen Townsend cho biết thêm, Bắc Kinh đã cố gắng tạo ra các cơ sở quân sự ở Namibia, Vanuatu và quần đảo Solomon, đồng thời cũng đang hoạt động ở Campuchia.

Theo vị tướng Mỹ, Trung Quốc đang tìm kiếm một nơi có thể bổ sung nguồn cung cấp và sửa chữa các tàu chiến của mình. Điều này sẽ trở thành một lợi thế quân sự quan trọng trong trường hợp có thể xảy ra xung đột.

Tuy nhiên, danh sách chưa dừng lại ở đó, vào năm 2021 các cuộc tiếp xúc ngoại giao của giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc với các nước như Angola và Nam Phi đã được ghi lại.

Giới quân sự cao nhất của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu đóng vai trò là thành viên của khối chống Trung Quốc, tin rằng sự lớn mạnh và bành trướng của Trung Quốc đang diễn ra không chỉ ở châu Á và Thái Bình Dương.

Đổi lại, một loạt các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang tích cực thúc đẩy ảnh hưởng kinh tế ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông, tích cực tìm kiếm các địa điểm ở đó để triển khai các cơ sở quân sự.

Trung Quốc đã đánh bại Mỹ trong việc tranh giành ảnh hưởng ở một số quốc gia châu Phi. Xây dựng cảng, tác động kinh tế, các dự án cơ sở hạ tầng, nhiều thỏa thuận và hợp đồng mở rộng tầm ảnh hưởng của họ, ông Stephen Townsend cho biết.

Đặc biệt là các chiến lược gia phương Tây lo ngại việc xây dựng các cơ sở quân sự của Trung Quốc không chỉ ở bờ biển phía đông của châu Phi mà cả ở phía tây. Điều này sẽ khiến Mỹ phải đối mặt với viễn cảnh đối đầu lực lượng Hải quân Trung Quốc không chỉ ở Thái Bình Dương, mà còn cả ở Đại Tây Dương.

Trung Quốc có nhiều lợi ích kinh tế ở bờ biển phía tây của châu Phi, đặc biệt là đánh bắt cá và sản xuất dầu. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đã đầu tư và tham gia vào việc xây dựng một cảng thương mại lớn ở Cameroon, cơ sở hạ tầng của khu vực này có thể đóng vai trò như một bệ phóng cho một căn cứ hải quân hoặc trung tâm hậu cần.

Rõ ràng là sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh sẽ ngày càng gia tăng. Các biện pháp như vậy sẽ không chỉ cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, mà còn cho phép Bắc Kinh tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.