Tăng cường kiểm tra, kết hợp tuyên truyền
Trao đổi với Báo Giao thông, Ông Trần Văn Minh, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV mới đây nêu bật kết quả này trong báo cáo gửi Cục Đường thủy nội địa VN cho biết: Trong năm 2024, không có sự cố hay tai nạn nào xảy ra tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
được kết quả này, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường kiểm tra, kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn đường thủy.
Cụ thể, tăng cường công tác kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm khi phát hiện, lập biên bản vi phạm theo quy định. Năm 2024, trên địa bàn cảng vụ quản lý đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 232 vụ.
Cảng vụ đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các đại diện cảng vụ trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung: Tăng cường kiểm tra về các điều kiện đối với thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa, tàu biển.
Cùng đó phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch kiểm tra liên ngành của các Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm và Cục Đường thủy nội địa. Từ đó mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của ngành và các lĩnh vực có liên quan.
Ở khu vực phía Bắc, ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I cho biết, đơn vị đang quản lý 16 tuyến luồng quốc gia với chiều dài 365,8km thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố Hải Phòng, một phần của tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Tổng số cảng, bến được công bố trong phạm vi quản lý là 55 cảng, 90 bến; cùng đó là các tuyến luồng được giao quản lý công tác bảo trì.
Với địa bàn quản lý rộng, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền ATGT đường thủy. Các đại diện trực thuộc đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình làm việc, phân công cán bộ cảng vụ viên phụ trách, đảm nhận vai trò chủ trì, hướng dẫn trực tiếp các quy định của pháp luật tại các buổi làm việc với chủ cảng, bến, phương tiện, người điều khiển bằng nhiều hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu. Qua đó tác động không nhỏ đến nhận thức, hiểu biết về pháp luật giao thông của các đối tượng tham gia giao thông đường thủy.
Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các quy định về kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại cảng, bến thủy nội địa; hướng dẫn các phương tiện thủy hoàn thiện các thủ tục về đăng ký, đăng kiểm; hướng dẫn chủ cảng, bến thực hiện các quy định về công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ môi trường; công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; công tác ứng phó sự cố tràn dầu; Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa…
Công tác tuyên truyền còn hướng tới đảm bảo an toàn, bình yên sông nước với người dân sinh sống dọc các tuyến. Điển hình, năm 2024 đã thực hiện tuyên truyền về ATGT đường thủy nội địa, hướng dẫn chống đuối nước và phát áo phao tại trường THCS Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên) và tại xã Toàn Thắng (huyệnTiên Lãng, TP Hải Phòng), mỗi địa điểm phát 50 áo phao.
Nhiều biện pháp đồng bộ
Đại diện Cục Đường thuỷ nội địa VN cho hay: Ngay từ đầu năm đã ban hành Kế hoạch Năm ATGT 2024 với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn" và triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Cụ thể, Cục đã rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách, đề án về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa. Ban hành các kế hoạch đảm bảo ATGT và nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương để bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trong các dịp lễ, tết, đặc biệt là mùa lễ hội xuân, tập trung vào những vị trí nguy hiểm trên các tuyến đường thủy nội địa.
Tổ chức 4 đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch tuyên truyền phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực đường thủy nội địa tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm 2024, Cục đã phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm VN thành lập đoàn liên ngành kiểm tra, đôn đốc công tác phối hợp liên ngành bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa tại địa bàn TP Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình.
Đặc biệt, tăng cường phối hợp với cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương, đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa tới mọi thành phần, chú trọng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT cho đồng bào dân tộc, vùng lòng hồ, vùng sâu, vùng xa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận