Quân sự

Tàu chiến Australia chạm mặt tàu Trung Quốc gần Quần đảo Trường Sa

23/07/2020, 16:58

Các tàu của Hải quân Hoàng gia Australia đã có một số cuộc chạm trán với quân đội Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây.

img
Các tàu của Hải quân Australia tham gia một cuộc tập trận với Hải quân Nhật Bản ở Biển Philippines.

Trang www.news.com.au của Australia đưa tin cho biết, các tàu chiến của Hải quân Australia khi đang cơ động gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) ở Biển Đông đã đối mặt với các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Theo đài ABC, nhóm đặc nhiệm chung của Lực lượng Quốc phòng Australia gồm năm tàu chiến ​​đã đi qua khu vực này Quần đảo Trường Sa vào tuần trước khi trên đường tới Hawaii để tham gia các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ và Nhật Bản ở vùng Biển Philippines.

Đài truyền hình ABC đã không thông tin chi tiết về cuộc đối đầu nói trên và họ cũng lưu ý rằng ABC không rõ chính xác địa điểm cụ thể nơi diễn ra cuộc "chạm mặt" của các chiến hạm.

Đài ABC nói rằng các tàu HMAS Canberra, HMAS Hobart, HMAS Stuart, HMAS Arunta và HMAS Sirius của Hải quân Australia khi gặp phải các tàu chiến của Trung Quốc đều cơ động ở ngoài khu vực 12 hải lý tính từ các hòn đảo đang tranh chấp ở khu vực Quần đảo Trường Sa.

img
Tàu chiến của Australia, Mỹ và Nhật Bản.

ABC khẳng định rằng cuộc chạm mặt này không giống như các cuộc tập trận đảm bảo tự do ở Biển Đông gần đây do hải quân Hoa Kỳ thực hiện để thách thức các yêu sách lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh.

Bộ Quốc phòng Australia trong một thông báo cũng nói rằng tất cả các lần chạm mặt không được lên kế hoạch với các tàu chiến nước ngoài trong suốt quá trình triển khai đều được các tàu thuyền của họ "tiến hành một cách an toàn và chuyên nghiệp".

Các tàu của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) đã có một số cuộc chạm trán với quân đội Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây.

ABC lưu ý rằng tàu thuyền của RAN đã bị quân đội Trung Quốc theo sát trong quá trình cơ động tương tự ở Biển Đông vào năm ngoái.

Cụ thể, năm 2018, các tàu chiến của Australia trên đường đến thăm Việt Nam.

Năm 2019, các phi công trực thăng của hải quân Australia đã bị tia laser của Trung Quốc tấn công trong khi tiến hành các cuộc tập trận, điều này buộc họ phải hạ cánh để đề phòng.

Australia bác bỏ hết mọi yêu sách của Trung Quốc

Australia vừa chính thức bác bỏ hết mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Dù không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Australia có lợi ích đan xen quan trọng về kinh tế, chính trị và chiến lược tại vùng biển quan trọng này.

Khoảng 60% hàng hóa xuất khẩu của Úc được vận chuyển qua khu vực Biển Đông.

Chính phủ Australia đã có những động thái thể hiện mức độ can dự mạnh hơn tại khu vực Biển Đông trong một vài tháng qua nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Đây là tín hiệu đáng lưu ý trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động gây bất ổn và lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để củng cố yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.