Quản lý

Taxi Đà Nẵng: Chỉ sợ Grab cạnh tranh lách luật, "làm giá"

23/02/2017, 21:32
image

Taxi truyền thống Đà Nẵng ủng hộ chủ trương ứng dụng công nghệ nhưng cạnh tranh phải đúng luật, công bằng.

ong-nguyen-vinh-quang-taxi-Da-nang

Ông Lê Vinh Quang (Ảnh Hoàng Vy/DNSG). Tiên Sa là một trong 2 đơn vị taxi truyền thống có số đầu xe lớn nhất trên địa bàn Đà Nẵng.

Taxi truyền thống đang đứng trước sự cạnh tranh không nhỏ của các mô hình, công nghệ mới, cụ thể như Grab và Uber, là người trong cuộc, ông đánh giá gì về xu thế này?

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, những đòi hỏi thực tế việc nghiên cứu, ứng dụng các mô hình, công nghệ cao vào các hoạt động quản lý, kinh doanh vận tải là điều tất yếu. Bản thân Tiên Sa và các hãng taxi truyền thống thời gian qua luôn nỗ lực đổi mới, thay đổi cách thức vận hành theo hướng tiện ích, thân thiện và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, lệ phí… Chúng tôi ủng hộ việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào ngành kinh doanh taxi nhưng vấn đề phải công bằng và đúng luật.

Đà Nẵng vừa từ chối thí điểm GrabCar, liệu có phải nhằm bảo hộ taxi truyền thống như dư luận đặt ra?

Chiều 23/2, trao đổi với Báo Giao thông, ông Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hiệp hội taxi Đà Nẵng cho hay: Từ trước năm 2005 Đà Nẵng có đã có quy hoạch vận tải taxi và sửa đổi mới nhất từ năm 2012. Trong đó đến năm 2017 Đà Nẵng sẽ có 1.700 đầu xe taxi của các đơn vị kinh doanh. Tất cả các hãng taxi truyền thống trên địa bàn muốn tăng trưởng, phát triển đầu xe theo theo đúng quy hoạch này. Nên với việc xuất hiện một loại hình Garb dưới danh nghĩa thí điểm “ứng dụng kết nối vận chuyển hành khách theo hợp đồng”, nhưng thực chất là “đánh tráo khái niệm”, lách luật và vận chuyển hành khách bằng taxi sẽ dễ dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch, cạnh tranh không công bằng.

Trong khi các taxi truyền thống có thể truy tận gốc doanh thu và nộp thuế cho nhà nước. Thì với phần mềm ứng dụng và hợp đồng điện tử, nhà nước khó có cơ sở để quản lý được doanh thu. Cùng với đó kéo theo nhiều hệ lụy: tính báo mật, an ninh cho khách hàng, thông tin, lộ trình không thể kiểm soát, bất lợi trong công tác điều tra, phá án của cơ quan chức năng, ANTT…

.

Theo tôi, đây là công tác quản lý, quy hoạch nhà nước của Đà Nẵng. Có thông tin cho rằng taxi truyền thống của chúng tôi đang được thành phố bảo hộ với chủ trương này. Tuy nhiên thực tế, chính taxi truyền thống như Tiên Sa nhiều năm qua cũng phải tuân theo sự quy hoạch phương tiện taxi. Việc tăng giảm đầu phương tiện theo sự quản lý, điều tiết của cơ quan chức năng, chứ không phải do nhu cầu nội tại của doanh nghiệp taxi. Xét trên tổng thể đây là một trong các giải pháp để phòng tránh nguy cơ tăng nóng phương tiện, đặc biệt ô tô trên địa bàn Đà Nẵng nhằm ngăn ngừa tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông giờ cao điểm. 

Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang đối mặt với thực trạng tăng nóng xe taxi, và sự lách luật của Uber, GrabCar kéo theo nhiều hệ lụy về quản lý, vấn nạn kẹt xe. Theo tôi Đà Nẵng đang nhận thấy xu thế này nên dừng chủ trương thí điểm GrabCar. Thực tế ở các nước tiên tiến như Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hàn Quốc.... đã cấm các mô hình này hoạt động.

Grab đang cạnh tranh mạnh về “cước phí”, phải chăng đây là áp lực lớn lên các hãng taxi truyền thống, thưa ông?

Để 1 taxi truyền thống đi vào hoạt động ngoài chấp thuận cơ quan chức năng, chúng tôi chịu ràng buộc bởi rất nhiều chế tài, nhất là giá cước phải đăng ký với Sở Tài chính và được sở Tài Chính, Sở GTVT cũng như UBND địa phương đồng ý.

Mức tính giá cước này phải gánh chịu nhiều loại thuế cao như: thuế giá trị gia tăng 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Trong khi đó, theo công văn hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Uber và Grab đang được hưởng mức thuế doanh thu chỉ 3% trên 80% doanh thu. Do vậy, thực chất Uber và Grab đang được hưởng ưu đãi với mức thuế 2,4% trên doanh thu và 1,6% thuế thu nhập. 

grabcar

Xe GrabCar chạy chui ở Đà Nẵng khi bị dừng chủ trương thí điểm. Ảnh Tấn Việt

Nếu không gồng gánh các khoản thuế phí kia, taxi truyền thống hoàn toàn có thể giảm giá, cước phí và đương nhiên thiệt hại nhà nước phải gánh chịu nếu không thể kiểm soát thuế, doanh thu.

Theo ông, thuế đang là "lỗ hổng" với loại hình Grab, Uber này?

Như Hiệp hội Vận tải ô tô VN từng đánh giá: mặc dù xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014, nhưng đến năm 2016 cơ quan chức năng mới bắt đầu thu được thuế của Uber. Đáng nói, thông tin theo báo cáo thực tế của TP HCM cũng cho thấy, năm 2016 chỉ tính riêng hai hãng taxi Mai Linh và Vinasun đã đóng gần 500 tỷ tiền thuế. Trong khi GrabCar chỉ đóng vỏn vẹn chưa đến 20 tỷ đồng… Chỉ tính riêng taxi Tiên Sa mỗi tháng đóng thuế cho Đà Nẵng hơn 2 tỷ đồng, cùng hàng loạt chi phí về BHYT, BHXH cho người lao động. Trong khi đó, mô hình Gab, Uber quản lý chưa chặt chẽ, có lỗ hổng trong kiểm soát, truy thu thuế. Rõ ràng những con số này đang nói lên bản chất vấn đề của mô hình này.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm Video Xe tự lái của Uber thản nhiên vượt đèn đỏ

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.