Thanh minh là một trong 24 khí tiết trong một năm theo lịch của các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam). Thanh Minh là khí tiết thứ 5. Tiết Thanh minh thường rơi vào khoảng thời gian tháng 3 âm lịch, được tính là sau Lập Xuân 45 ngày, hoặc sau Đông Chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết khí là Tết Thanh Minh.
Tết Thanh Minh năm 2019 sẽ rơi vào ngày hôm nay (Thứ 6), ngày mùng 5/4 Dương lịch tức là ngày 1/3 âm lịch.
Giờ Hoàng Đạo trong ngày này là: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h),Tuất (19h-21h)
Giờ Hắc Đạo: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h), Hợi (21h-23h)
Tiết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Trong ngày này, những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, dùng xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, nhổ hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ. Khi tảo mộ, cần kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không, nếu có cần giải quyết ngay vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch.
Tiết Thanh Minh là ngày lễ mang tính nhân văn, nhân đạo và chủ yếu mang tính chất tưởng niệm. Vì vậy, không nhất thiết chú trọng tới mâm cao cỗ đầy, càng không nên cúng nhiều vàng mã. Chỉ cần, người tảo mộ thắp vài nén hương hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.
Theo tục lệ, người đi tảo mộ sắm lễ vật khác so với các lần tảo mộ khác đó là: Các gia đình chuẩn bị một bộ tam sinh (gồm 1 miếng thịt lợn, 3 - 5 con tôm, hoặc cua, trứng vịt 1 - 3 - 5 quả). Bộ tam sinh là 3 loài vật đại diện cho Thổ - Thủy - Thiên có nghĩa sống trên cạn, dưới nước, trên trời. Bộ tam sinh còn có nghĩa là đức. Dâng ngoài mộ cùng với các vật phẩm nhang, đèn, giấy ngũ sắc, quần áo giấy, vàng mã, hoa quả tươi.
Ngày nay, nhiều nhà đã giản lược sắm sanh lễ vật, thường người ta chủ yếu mua hoa, tiền vàng, trái cây thắp hương ngoài mộ.
Đây là lễ vật kêu khấn Thổ địa, Thần tài cai quản phần mộ chân linh gia tiên của mình yên nghỉ chứ không phải dâng cúng gia tiên. Đây là vị thần mà dân gian ta thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia chủ.
Sau buổi đi tảo mộ, con cháu trong nhà tổ chức dâng lễ mặn, nấu chè, bày biện hoa quả… dâng cúng gia tiên thể hiện lòng biết ơn, đức phận làm con cháu đáp nghĩa đối với đấng sinh thành.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận