• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Thái Nguyên: Dân tự lập rào chắn, lấp đường vì nhà thầu “quên” ATGT

15/04/2022, 10:40
image

Thi công rãnh thoát nước trong dự án vốn vay ODA nhưng nhà thầu thi công “quên” biện pháp bảo đảm ATGT, người dân phải tự san lấp, lập rào chắn.

Phản ánh với PV Báo Giao thông, nhiều người dân tổ 7, phường Trung Thành, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cho biết, thời gian gần đây, Công ty TNHH Hoàng Mấm triển khai thi công rãnh thoát nước đường Cách mạng tháng 8 (QL 37), đoạn qua địa bàn.

Tuy nhiên, nhà thầu đã bốc xếp vật liệu, để đất thải ngổn ngang trên lòng đường mà không có biện pháp bảo đảm ATGT.

Người dân tổ 7, phường Trung Thành, TP Thái Nguyên phải tự san lấp, lấy đường vào nhà.

Bên cạnh đó, nhiều vị trí hố ga, rãnh thoát nước chưa thi công xong nhưng không được rào chắn, cảnh giới trên đường.

“Để có đường vào nhà, hạn chế việc xảy ra các vụ TNGT đáng tiếc, chúng tôi đã phải tự dùng cuốc, xẻng san lấp, lập rào chắn cảnh giới cho người dân và phương tiện.

Hố sâu được nhà thầu đào ngay trước cửa nhà tôi, tối đến là họ rút đi nhưng không hề có biện pháp cảnh giới nào. Tôi đã phải tự đóng cọc, căng dây để cảnh giới cho người dân đi lại”, bà N.T.D., một người dân địa phương nói.

Đất thải, vật liệu ngổn ngang trên đường gây cản trở, mất ATGT.

Trước phản ánh trên, khoảng 18h, ngày 13/4, PV Báo Giao thông đã có dịp “mục sở thị” dự án trên cho thấy công nhân đã thu dọn dụng cụ ra về.

Hiện trường để lại trên tuyến đường dài vài km nằm giữa tuyến phố trục chính, đông đúc tại cửa ngõ dẫn vào trung tâm TP Thái Nguyên là những bãi tập kết vật liệu, đất thải nằm ngổn ngang trên đường.

Nhiều hố sâu trên đường không được rào chắn, cảnh giới.

Một số vị trí còn xuất hiện các hố ga đang thi công dở dang được để lại nhưng không có biển báo hay biện pháp rào chắn, bảo đảm ATGT.

Trước thắc mắc của PV, các nhân viên đang vội vã thu dọn dụng cụ ra về khẳng định: Những đất đá, vật liệu tập kết trên đường là để chắn và cảnh báo cho hố ga và rãnh sâu. Đây chính là biện pháp bảo đảm ATGT tại công trình này.

Dự án này nằm ngay vị trí cửa ngõ TP Thái Nguyên, nơi có đông phương tiện lưu thông, dễ xảy ra TNGT đáng tiếc.

Được biết, dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu trung tâm phía Nam TP Thái Nguyên có tổng vốn đầu tư 438 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA gồm các hạng mục: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng; hệ thống cống thu gom nước thải; trạm bơm chuyển cấp và giếng tách nước thải; xây dựng mới trạm xử lý nước thải.

Dự án được giao cho Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên làm đại diện chủ đầu tư; Công ty TNHH Hoàng Mấm thi công. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành trong 5 năm (2019-2023).

Clip cận cảnh dự án "quên" ATGT tại TP Thái Nguyên.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Gia Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Mấm cho biết: “Mấy hôm nay tôi đi công tác xa nên không biết những việc xảy ra tại công trình này. Tôi sẽ cho kiểm tra, xử lý ngay để bảo đảm ATGT”.

Lãnh đạo Đội tuần tra, kiểm soát giao thông, Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên khẳng định sẽ cử tổ công tác kiểm tra, xử lý nghiêm nếu nhà thầu vi phạm các biện pháp bảo đảm ATGT trong xây dựng công trình.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.