Công nghệ mới

Thanh Hóa: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính

31/10/2020, 11:38

Việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC ở Thanh Hóa đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

img
Ông Đỗ Hữu Quyết - Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa đọc đề dẫn tại Hội nghị Tham vấn Định hướng và giải pháp xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa diễn ra hồi tháng 5/2019

Những năm gần đây, ở Thanh Hóa, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Xác định cải cách hành chính (CCHC) làm nhiệm vụ then chốt trong thời đại 4.0, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT)Thanh Hóa đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý quan trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT - xây dựng thành công Chính quyền điện tử, góp phần đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, công khai, minh bạch. Áp dụng CNTT sẽ rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Theo đánh giá của Sở TT&TT Thanh Hóa, 100% các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã điều hành, xử lý công việc trên Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, chuyển từ hình thức làm việc giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử trong cơ quan nhà nước.

Khi áp dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, chi phí ước tính tiết kiệm cho việc phát hành văn bản giấy của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã là trên 30 tỷ đồng/năm. Thời gian gửi, nhận văn bản từ tỉnh đến xã chỉ còn tính bằng giây. Tỷ lệ gửi, nhận văn bản điện tử có ký sốcủa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đến nay đạt 93.37%.

img
Công dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa

Qua thống kê cho thấy, hiện nay, Thanh Hóa có 01 Cổng thông tin điện tử của tỉnh, 48 trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện (đạt tỷ lệ 100%) và 635 trang thông tin điện tử cấp xã (đạt tỷ lệ 100%).

Cổng TTĐT của tỉnh và các Trang TTĐT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã cơ bản kịp thời cập nhật số liệu, thông tin và công khai các thông tin về lịch công tác của lãnh đạo đơn vị, hoạt động của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khi cần đến liên hệ công tác có thể tìm hiểu và nắm bắt được đầy đủ thông tin.

Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã cung cấp 479 DVC mức độ 3, mức độ 4 (cụ thể là: 283 DVC mức độ 3 và 196 DVC mức độ 4) tạo điều kiện thuận lợi, cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện giải quyết các TTHC; Đã tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia281 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 (xếp thứ 2 toàn quốc).

Cổng dịch vụ công tỉnh và Hệ thống Một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã phát huy hiệu quả;Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3 đạt 49.7%, mức độ 4 đạt 53.53% (số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến tăng gấp 27,5 lần so với cùng kỳ năm trước), góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

img
Trung tâm điều hành thành phố Sầm Sơn là kết quả trong việc thực hiện Đề án: “Chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh trên địa bàn tỉnhThanh Hóa”

Việc triển khai thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 ngày càng được mở rộng. Năm 2014, mới chỉ có 71 cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước sử dụng, đến nay, toàn tỉnh có 203 cơ quan, đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và đang thực hiện chuyển đổi sang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO TCVN 9001:2015, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, bảo đảm nhanh gọn, công khai, minh bạch, phục vụ tốt các tổ chức và công dân.

Ông Đỗ Hữu Quyết - Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa cho biết, để thực hiện Đề án Chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh trên địa bàn tỉnhThanh Hóa” một cách hiệu quả, thiết thực thì thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong xây dựng Chính quyền điện tử.

Để thực hiện tốt định hướng trên, trước hết cần phải hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các nền tảng dùng chung, cơ sở dữ liệu của các ngành cũng như triển khai việc chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Việc xây dựng Chính quyền điện tử phải bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; các thông tin cá nhân phải được bảo vệ, phải tạo niềm tin cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ công do chính quyền cung cấp.

Phát triển Khu CNTT tập trung 7.35 ha tại Trung tâm TP Thanh Hóa, trước mắt hoàn thiện các phân khu chức năng trong Khu CNTT tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp CNTT…khi đưa vào hoạt động”, Ông Đỗ Hữu Quyết đưa ra một số giải pháp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.