Thế giới

Thành phố thông minh, cơ hội song hành thách thức giao thông

02/10/2016, 14:25
image

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhiều nước trên thế giới đang hướng đến xây dựng mô hình “thành phố thông minh”.

tp thong minh
Nhiều nước trên thế giới đang hướng đến xây dựng mô hình thành phố thông minh trong đó hệ thống giao thông thông minh là nòng cốt

Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhiều nước trên thế giới đang hướng đến xây dựng mô hình “thành phố thông minh”, trong đó hệ thống giao thông thông minh là nòng cốt.

Ưu tiên công nghệ giao thông

Ý tưởng về “thành phố thông minh” bắt đầu từ những năm 1997 khi GS. Michael Batty, một học giả, nhà hoạch định đô thị tại London, Anh công bố tầm nhìn về thế giới con người sống trong tương lai. Theo ông, tới năm 2025, con người sẽ sống trong thế giới kết hợp sâu rộng giữa hệ thống máy tính, công nghệ truyền thông cùng hạ tầng đường cao tốc, các tòa nhà thông minh... “Thế giới đó sẽ được hình thành dựa trên nền tảng máy tính”, ông Michael Batty dự đoán.

Song, sai lầm duy nhất của GS. Michael Batty là đánh giá quá thấp thời gian ý tưởng này trở thành hiện thực. Theo báo cáo về Triển vọng đô thị thế giới của Liên hợp quốc, đến năm 2050 sẽ có 6,3 tỉ người (chiếm 75% dân số) sống tại các thành phố; tạo áp lực khổng lồ lên hệ thống giao thông, dịch vụ dân sinh, dịch vụ khẩn cấp...

Tại Nauy, hơn 40.000 điểm đỗ xe buýt của công ty giao thông địa phương Kolumbus tự động thông báo lịch trình xe qua Twitter. Hành khách có thể quét mã vạch hay được gọi là Mã phản ứng nhanh (Quick Response - QR) cố định cho từng điểm dừng và để lại tin nhắn về trải nghiệm của họ tại mỗi điểm dừng.

Để giải quyết thách thức này, chưa đợi đến năm 2025, hơn 2.500 thành phố đã và đang tiến hành các dự án “thông minh”, tạo cơ sở dữ liệu khổng lồ cho các chức năng của đô thị như giao thông, sức khỏe, an toàn cộng đồng... Việc số hóa các thông tin này sẽ giúp xây dựng thành phố theo cách chúng có thể tự tổ chức, tương tác với mọi hoạt động từ rò rỉ đường ống nước đến tắc đường và có thể kết hợp tự động với các nguồn thông tin khác.

Các dự án thành phố thông minh trên thế giới vô cùng đa dạng; song, phần lớn đều chú trọng xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Giới chuyên gia nhận định, giao thông đô thị là trụ cột quan trọng nhất quyết định chất lượng sống của người dân.

>>> Xem thêm video hay đo độ khủng siêu tăng tàng hình PL-01 của Ba Lan:

Lấy thành phố cảng lâu đời của Tây Ban Nha - Santander làm ví dụ. Sau khi được Liên minh châu Âu hỗ trợ tài chính 11 triệu euro (tương đương 275 tỉ đồng) để hiện đại hóa thành phố vào năm 2011, Santander lắp đặt hơn 12.000 máy cảm biến, ghi lại mọi vấn đề từ mức độ nhiễm tới tình hình các điểm đỗ xe. Toàn bộ dữ liệu từ máy cảm biến được đồng bộ vào hạ tầng thông tin khổng lồ - hệ thống khổng lồ các máy chủ dự trữ dữ liệu mà TP Santander gọi là “trung tâm điều hành và kiểm soát”. Qua đó, đèn đường tự động hạ sáng khi không có người trên đường, thùng rác tự động báo tới nhân viên vệ sinh khi đầy. Qua điện thoại thông minh, người dân có thể tiếp cận thông tin tới từng phút về mọi thứ từ đoạn đường nào giao thông tắc nghẽn cho đến bãi đỗ xe nào còn chỗ trống...

Mới đây, tại Singapore, Cơ quan GTVT và Đất đai Singapore (LTA) bắt đầu phát triển hệ thống thu phí đường bộ điện tử (Electronic Road Pricing - ERP) thế hệ mới dựa trên công nghệ định vị vệ tinh (GNSS), dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2020. Công nghệ này giúp kiểm soát tắc nghẽn, tạo điều kiện cho người sử dụng xe, kiểm soát phí sử dụng đường bộ. Với hệ thống mới này, mỗi xe sẽ tự động trở thành một bộ cảm biến, giúp LTA có cái nhìn tổng thể, chính xác về tình hình giao thông và can thiệp nếu cần thiết. Thậm chí, LTA sau đó có thể truyền ngược trở lại các dữ liệu này cho lái xe, giúp họ lập kế hoạch cho cuộc hành trình, tránh các con đường tắc nghẽn.

Phòng ngừa tin tặc tấn công

Song song với xây dựng đô thị giao thông thông minh thì quản lý cũng là “con dao hai lưỡi”. Đã có rất nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại khả năng xảy ra tấn công mạng, trong thời gian gần nhất vào cuối năm 2016. Một cuộc tấn công như vậy có thể làm tê liệt mạng lưới thông minh của thành phố, hệ thống đèn báo hiệu giao thông, các camera giám sát có thể bị vô hiệu gây ra hỗn loạn.

“Mặc dù thành phố thông minh mang đến nhiều lợi ích to lớn cho người dân nhưng đồng thời, việc kết nối tất cả các kênh thông tin và lĩnh vực đời sống với nhau trên hệ thống mạng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị đánh sập toàn bộ, gây thiệt mạng, tổn hại tới cơ sở hạ tầng nếu hệ thống bị xâm nhập và nhiễm độc”, ông Rekha Shenoy, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc AN ninh mạng đến từ Công ty Belden, công ty mẹ của Tripwire nhận định.

Con số đáng kể 88% người được hỏi trong cuộc khảo sát cho biết, một khi bị tấn công, mức độ tổn hại tới hệ thống hạ tầng thành phố sẽ vô cùng nghiêm trọng. “Trong công cuộc cách mạng thành phố thông minh, giới chức phải cân nhắc kỹ càng nhất vấn đề - Làm thế nào để bảo vệ hạ tầng công cộng khỏi các vụ tấn công bằng bạo lực và tấn công mạng. Chúng ta cần phải đặt vấn đề an ninh mạng song song với quá trình xây dựng thành phố thông minh, chứ không phải đợi mất bò mới lo làm chuồng”, ông Tim Erlin, Giám đốc Chiến lược rủi ro và an ninh IT của Tripwire.

Thực tế, nhiều chuyên gia an ninh mạng lo ngại: Công nghệ thành phố thông minh được đưa vào áp dụng vào quá nhanh trong khi chưa kịp phát triển công nghệ bảo vệ.

>>> Xem thêm video hay gần 400 du khách mất tích vì núi lửa phun trào ở Indonesia:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.