Thời sự Quốc tế

Thành tựu nổi bật của ông Giang Trạch Dân trong thập kỷ lãnh đạo Trung Quốc

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã từ trần vào ngày 30/11 tại Thượng Hải hưởng thọ 96 tuổi.

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã từ trần vào ngày 30/11 tại Thượng Hải hưởng thọ 96 tuổi. Ông Giang Trạch Dân bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, dù ông đã được tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.
Trong thông cáo về sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Tân Hoa Xã ca ngợi ông Giang Trạch Dân là "lãnh đạo nổi bật của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc", "sự ra đi của đồng chí Giang Trạch Dân là tổn thất lớn với đảng, quân đội và nhân dân". Tên tuổi của ông Giang đã gắn liền với sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, thuyết “Ba đại diện” và quản lý quan hệ với Mỹ…

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã từ trần vào ngày 30/11 tại Thượng Hải hưởng thọ 96 tuổi. Ông Giang Trạch Dân bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, dù ông đã được tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi. Trong thông cáo về sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Tân Hoa Xã ca ngợi ông Giang Trạch Dân là "lãnh đạo nổi bật của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc", "sự ra đi của đồng chí Giang Trạch Dân là tổn thất lớn với đảng, quân đội và nhân dân". Tên tuổi của ông Giang đã gắn liền với sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, thuyết “Ba đại diện” và quản lý quan hệ với Mỹ…

Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17/8/1926 tại Dương Châu, phía Đông tỉnh Giang Tô. Thông tin về gia đình ông Giang rất ít. Năm 1946, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, một năm sau ông tốt nghiệp khoa kỹ thuật điện của một trong những trường đại học hàng đầu của đất nước - Đại học Giao thông (Thượng Hải). Đầu những năm 80, ông giữ các chức vụ cao cấp trong Ủy ban Nhà nước về Kiểm soát Xuất nhập khẩu và Đầu tư nước ngoài. Năm 1985, ông trở thành Thị trưởng Thượng Hải. Năm 1987, ông trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải của ĐCS Trung Quốc. Năm 1992, ông Giang Trạch Dân đã trở thành Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi nước này vừa trải qua biến động lớn là sự kiện biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.

Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17/8/1926 tại Dương Châu, phía Đông tỉnh Giang Tô. Thông tin về gia đình ông Giang rất ít. Năm 1946, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, một năm sau ông tốt nghiệp khoa kỹ thuật điện của một trong những trường đại học hàng đầu của đất nước - Đại học Giao thông (Thượng Hải). Đầu những năm 80, ông giữ các chức vụ cao cấp trong Ủy ban Nhà nước về Kiểm soát Xuất nhập khẩu và Đầu tư nước ngoài. Năm 1985, ông trở thành Thị trưởng Thượng Hải. Năm 1987, ông trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải của ĐCS Trung Quốc. Năm 1992, ông Giang Trạch Dân đã trở thành Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi nước này vừa trải qua biến động lớn là sự kiện biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.

Ông Giang Trạch Dân được đánh giá là lãnh đạo nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1992 đến 2003. 
Dưới thời ông Giang, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 và giành được quyền tổ chức Thế Vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh.

Ông Giang Trạch Dân được đánh giá là lãnh đạo nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1992 đến 2003. Dưới thời ông Giang, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 và giành được quyền tổ chức Thế Vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh.

Một trong những thành tựu mà ông Giang tự hào nhất đó chính là việc đưa Hong Kong trở lại Trung Quốc vào năm 1997 sau 150 năm là thuộc địa của Anh. Trong ảnh, ông Giang Trạch Dân bắt tay với Thái tử Charles trong buổi lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.

Một trong những thành tựu mà ông Giang tự hào nhất đó chính là việc đưa Hong Kong trở lại Trung Quốc vào năm 1997 sau 150 năm là thuộc địa của Anh. Trong ảnh, ông Giang Trạch Dân bắt tay với Thái tử Charles trong buổi lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.

Một điểm nhấn khác là học thuyết “Ba Đại diện” giúp định hình Trung Quốc hiện đại. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung: Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Ông Giang Trạch Dân khi đó là Tổng Bí thư Trung Quốc, đã lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 2/2000 trong chuyến công tác tới tỉnh Quảng Đông. Sau đó, vào tháng 7/2001, ông Giang Trạch Dân đã giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của Đảng. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002.
Thuyết Ba Đại diện đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong vai trò truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà trước đây thường được miêu tả là đội quân tiên phong của giai cấp lao động (chủ yếu là công nhân và nông dân) sang một vai trò mới. Với Thuyết Ba Đại diện, Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho tất cả các nhóm xã hội, bao gồm doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp, người mà theo hệ tư tưởng chính thống trước đây bị coi là kẻ bóc lột và kẻ thù của Đảng.

Một điểm nhấn khác là học thuyết “Ba Đại diện” giúp định hình Trung Quốc hiện đại. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung: Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Ông Giang Trạch Dân khi đó là Tổng Bí thư Trung Quốc, đã lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 2/2000 trong chuyến công tác tới tỉnh Quảng Đông. Sau đó, vào tháng 7/2001, ông Giang Trạch Dân đã giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của Đảng. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002. Thuyết Ba Đại diện đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong vai trò truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà trước đây thường được miêu tả là đội quân tiên phong của giai cấp lao động (chủ yếu là công nhân và nông dân) sang một vai trò mới. Với Thuyết Ba Đại diện, Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho tất cả các nhóm xã hội, bao gồm doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp, người mà theo hệ tư tưởng chính thống trước đây bị coi là kẻ bóc lột và kẻ thù của Đảng.

Năm 1997, ông Giang đã có chuyến thăm tới Mỹ mang tính bước ngoặt được đánh giá là “phá băng”. Tại đây, khi gặp Tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông đã nói bằng tiếng Anh rằng: “Nhà thơ người Mỹ Longfellow từng viết – “Sao cho mỗi ngày mai chúng ta thấy mình ở xa hơn ngày hôm nay... Hãy hành động, hành động trong hiện tại đang sống"...

Năm 1997, ông Giang đã có chuyến thăm tới Mỹ mang tính bước ngoặt được đánh giá là “phá băng”. Tại đây, khi gặp Tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông đã nói bằng tiếng Anh rằng: “Nhà thơ người Mỹ Longfellow từng viết – “Sao cho mỗi ngày mai chúng ta thấy mình ở xa hơn ngày hôm nay... Hãy hành động, hành động trong hiện tại đang sống"...

Với lời dẫn từ thơ, ông Giang nói tiếp: “Chúng ta nên đi theo xu thế của thời đại, đáp ứng nguyện vọng của người dân, và tiếp tục tiến tới thiết lập và phát triển quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng”.

Với lời dẫn từ thơ, ông Giang nói tiếp: “Chúng ta nên đi theo xu thế của thời đại, đáp ứng nguyện vọng của người dân, và tiếp tục tiến tới thiết lập và phát triển quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng”.

Năm 2002, ông Giang cũng là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới gặp Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại trang trại của ông ở Crawford, Texas.

Năm 2002, ông Giang cũng là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới gặp Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại trang trại của ông ở Crawford, Texas.

Ông Giang cũng là người đã quản lý thành công cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Trung sau khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đánh bom trúng vào Đại sứ quán Bắc Kinh tại Belgrade vào năm 1999 và cuộc đụng độ giữa chiến cơ Trung Quốc và máy bay do thám Mỹ trên không phận Trung Quốc năm 2001 vốn đã đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất kể từ khi tái thiết lập liên lạc ngoại giao vào năm 1971.

Ông Giang cũng là người đã quản lý thành công cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Trung sau khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đánh bom trúng vào Đại sứ quán Bắc Kinh tại Belgrade vào năm 1999 và cuộc đụng độ giữa chiến cơ Trung Quốc và máy bay do thám Mỹ trên không phận Trung Quốc năm 2001 vốn đã đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất kể từ khi tái thiết lập liên lạc ngoại giao vào năm 1971.

Ông Giang đã nghỉ hưu vào năm 2002, người kế nhiệm ông ở vị trí Tổng Bí thư là ông Hồ Cẩm Đào. 
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, phong cách của ông Giang thường sẽ khiến các vị khách ngạc nhiên bởi ông có phong cách quảng giao, đôi khi xuất khẩu thành thơ, thích ca hát thậm chí tham gia hát ngẫu hứng với các nhà lãnh đạo nước ngoài và sẵn sàng thể hiện cả tài năng chơi nhiều loại nhạc cụ. 
Trong ảnh, ông Giang Trạch Dân song ca cùng Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos năm 1996.

Ông Giang đã nghỉ hưu vào năm 2002, người kế nhiệm ông ở vị trí Tổng Bí thư là ông Hồ Cẩm Đào. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, phong cách của ông Giang thường sẽ khiến các vị khách ngạc nhiên bởi ông có phong cách quảng giao, đôi khi xuất khẩu thành thơ, thích ca hát thậm chí tham gia hát ngẫu hứng với các nhà lãnh đạo nước ngoài và sẵn sàng thể hiện cả tài năng chơi nhiều loại nhạc cụ. Trong ảnh, ông Giang Trạch Dân song ca cùng Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos năm 1996.

Dưới thời ông Giang Trạch Dân, quan hệ Trung Quốc và đảo Đài Loan rất gay gắt. Bắc Kinh dưới thời ông Giang đã thực hiện rất nhiều cuộc tập trận, phóng tên lửa trong thời gian Đài Loan bầu lãnh đạo đầu tiên vào năm 1996 khiến quan hệ hai bên đi xuống mức tồi tệ trong hơn 1 thập kỷ.

Dưới thời ông Giang Trạch Dân, quan hệ Trung Quốc và đảo Đài Loan rất gay gắt. Bắc Kinh dưới thời ông Giang đã thực hiện rất nhiều cuộc tập trận, phóng tên lửa trong thời gian Đài Loan bầu lãnh đạo đầu tiên vào năm 1996 khiến quan hệ hai bên đi xuống mức tồi tệ trong hơn 1 thập kỷ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.