Khám phá

Tháp dung nham đỏ rực như mặt trời mọc giữa biển khơi

05/04/2018, 15:53

Tháp dung nham này là kết quả từ vụ phun trào kéo dài suốt 5 năm, từ tháng 5/1969 đến tháng 7/1974.

VNE-Blob-5757-1522897905

USGS cho biết tháp dung nham hình tròn rất hiếm gặp. Ảnh: Twitter.

Theo tờ Fox news, Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đăng bức ảnh chụp tháp dung nham hình tròn cao 65 feet (tương đương gần 20 mét) ở vùng biển Hawaii trên mạng xã hội Twitter nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Tháp dung nham nổi lên giữa biển tạo thành hình tròn hoàn hảo. 

Tháp dung nham nóng đỏ này là khoảnh khắc đáng nhớ đối với USGS. Đó là kết quả từ vụ phun trào kéo dài suốt 5 năm, từ tháng 5/1969 đến tháng 7/1974, của lỗ thông Mauna Ulu, theo USGS. Mauna Ulu là lỗ thông ở khu vực rạn nứt phía đông của núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn, Hawaii.

Đó là vụ phun trào lâu nhất, lớn nhất ở sườn phía đông núi lửa Kilauea trong ít nhất 2.200 năm. Vụ phun trào kéo dài 1.774 ngày tạo ra khoảng 350 triệu m3 dung nham đủ để lấp đầy 140.000 bể bơi Olympic.

Tháp dung nham được chụp ở giai đoạn đầu của vụ phun trào ở Mauna Ulu. Góc chụp khiến người xem có cảm giác dung nham phun từ mặt nước nhưng thực chất nó nằm trên đất liền và "sóng biển" là những gợn dung nham mấp mô.

Tháp dung nham thường xuất hiện khi bọt khí hình thành nhanh và mở rộng trong lớp đá nóng chảy, thúc đẩy dòng dung nham phun ra ngoài. Thông thường, tháp dung nham có chiều cao từ 10 - 100 mét, thậm chí có một số trường hợp cao tới 500 mét.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.