Thời sự Quốc tế

Thế giới cần “tỉnh ngộ” để bảo tồn động vật hoang dã trước khi quá muộn

30/07/2019, 09:47

Thế giới cần “tỉnh ngộ” để bảo tồn hươu cao cổ, voi, tê giác, sư tử, bò sát, ếch, cá mập trước khi quá muộn.

img
Voi rừng châu Phi là một trong những loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (ảnh CBC).

Lãnh đạo cấp cao các nước thành viên công ước CITES kêu gọi chung tay hành động trước khủng hoảng tuyệt chủng các loài hoang dã trước thềm hội nghị CITES lần thứ 18.

Thế giới cần “tỉnh ngộ” để bảo tồn hươu cao cổ, voi, tê giác, sư tử, bò sát, ếch, cá mập trước khi quá muộn.

Luân đôn (29 tháng 7 năm 2019) —Tổ chức quốc tế đối xử nhân đạo với động vật (HSI) và Tổ chức đối xử nhân đạo Mỹ (HSUS) nằm trong số những tổ chức bảo vệ các loài động vật lớn trên thế giới, kêu gọi lãnh đạo cấp cao các nước cùng hành động trước cuộc khủng khoảng tuyệt chủng loài ngay trước thềm hội nghị các nước thành viên của công ước Liên hợp quốc về buôn bán quốc thế các loài động vật, thực vật nguy cấp lần thứ 18 (CITES CoP18).

Cuộc khủng hoảng này được đề cập trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN report) công bố vào tháng 5. Báo cáo này chỉ ra rằng các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị suy giảm với một tốc độ chóng mặt chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người.

Việc khai thác trực tiếp động vật hoang dã đã được xác định là mối đe dọa hàng đầu và báo cáo này kêu gọi các nhà hoạch định chính sách xem xét lợi ích chung mang tính toàn cầu của chính sách hạn chế khai thác, thay vì chịu áp lực bởi những nhóm lợi ích trong khai thác/buôn bán động vật hoang dã cho mục đích thương mại.

img
Tê giác.

Công ước CITES lần thứ 18 sẽ chứng kiến đại diện của 183 quốc gia thành viên tập trung tại Genève, Thụy Sĩ từ ngày 17 - 28 tháng 8 để thống nhất điều chỉnh qui định buôn bán quốc tế hàng chục ngàn loài hoang dã.

HSI có một nhóm các chuyên gia thuộc chương trình bảo tồn động vật hoang dã sẽ tham gia hội nghị các nước thành viên công ước CITES. Các chuyên gia sẽ đóng vai trò quan sát, bình luận/chia sẻ góc nhìn chuyên gia trong suốt quá trình hội nghị. Họ cũng đang kêu gọi các quốc gia thành viên tham dự hội nghị CITES sắp tới cùng hành động nhằm ngăn chặn khủng hoảng tuyệt chủng các loài hoang dã.

Ông Jeffrey Flocken, Chủ tịch của HSI cho biết: Cảnh báo của các chuyên gia Liên Hợp Quốc (UN) cho rằng 1 triệu trong số khoảng 8 triệu loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, chúng ta không còn thời gian để đưa ra những chính sách rụt rè.

Chúng ta cần hành động từ cộng đồng của các quốc gia trước khi quá muộn. Không ai cần đồ trang sức bằng ngà voi, súp vi cá mập, các chiến lợi phẩm săn bắn từ (đầu) sư tử Nam Phi, hay các loại gối bong làm từ da hươu cao cổ.

Điều tất cả chúng ta cần là sự sống còn của những loài này nhằm gìn giữ một hành tinh xanh bền vững. Thông qua các hiệp ước đa phương như CITES, hệ thống pháp luật và các chính sách thực thi cấp quốc gia, chúng ta phải hợp tác tích cực hơn để ngăn chặn sự khai thác tàn nhẫn không ngừng nghỉ đang đẩy các loài động vật quý hiếm đến bờ vực tuyệt chủng trên toàn thế giới”.

img
Hươu cao cổ.

Báo cáo mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc tại diễn đàn Chính sách -Khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái đánh giá những thay đổi trong năm thập kỷ qua. Báo cáo kết luận rằng hơn 40% các loài lưỡng cư, và hơn 1/3 của tất cả các động vật biển đang bị đe dọa. Ít nhất 680 loài động vật có xương sống đã bị tuyệt chủng kể từ thế kỷ 16.

Trong hội nghị lần này, có tới 251 loài động vật sẽ được cân nhắc để tăng cường hoặc nới lỏng việc bảo vệ các loài hoang dã bị ảnh hưởng nặng nề từ vấn nạn buôn bán thương mại quốc tế, bao gồm hươu cao cổ, voi châu phi, tê giác trắng phương nam, cá mập mako, cá đuối, rùa sao Ấn Độ và ếch thuỷ tinh.

CITES đưa ra các mức độ bảo vệ khác nhau cho các loài bị ảnh hưởng bởi việc buôn bán quốc tế. Phụ lục I dành cho các loài bị đe doạ tuyệt chủng do hoặc có thể do buôn bán; việc buôn bán vì mục đích thương mại đối với những mẫu vật thuộc phụ lục này bị cấm và đối với những trường hợp ngoại lệ thì chịu sự kiểm soát cực kỳ khắt khe.

Phụ lục II dành cho những loài dù không bị đe doạ tuyệt chủng tại thời điểm hiện tại, nhưng có thể bị đe doạ thì việc buôn bán vì mục đích thương mại vẫn được phép tiến hành nhưng chịu sự giám sát nghiêm ngặt.

Danh sách các loài được đề xuất bảo vệ và các đề xuất vẫn đang được thảo luận bao gồm:

Hươu cao cổ lần đầu được bảo vệ (đề xuất đưa loài vào danh sách được bảo vệ): Cộng hòa Trung Phi, Chad, Kenya, Mali, Nigeria và Senegal, được 32 thành viên của Liên minh voi châu Phi ủng hộ, đang kiến nghị đưa hươu cao cổ vào danh sách phụ lục II.

Hươu cao cổ hiện không được liệt kê trong các phụ lục của CITES mặc dù quần thể loài này đang bị giảm từ 36 đến 40% trong 30 năm vừa qua. Các mối đe doạ chính của loài này gồm mất môi trường sống, săn trộm, và đặc biệt là việc buôn bán quốc tế.

Chỉ tính riêng con số nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ năm 2006-2015 thì có tới 40.000 sản phẩm và bộ phận có nguồn gốc từ hươu cao cổ được nhập trong đó 21.402 đồ trạm khắc từ xương, 3.744 chiến lợi phẩm đầu hươu cao cổ, 3.008 miếng da và 825 miếng trang sức. Các bộ phận có nguồn gốc từ hươu cao cổ cũng bị buôn bán tại các nước thành viên liên minh châu Âu như vương quốc Anh và Đức.

img
Cá mập Marko.

Bảo vệ voi châu Phi trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng (đề xuất thắt chặt mức độ bảo vệ): Mười quốc gia châu Phi bao gồm Burkina Faso, Bờ biển ngà, Gabon và Kenya muốn “khôi phục" việc bảo vệ các quần thể voi châu Phi bằng cách đề xuất đưa những quần thể voi châu Phi ở Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe trở về phụ lục I; các quần thể voi châu Phi khác đã nằm trong phụ lục I.

Trong một đề xuất riêng biệt, Israel muốn đưa các mẫu vật có nguồn gốc từ voi ma mút đã tuyệt chủng từ lâu vào phụ lục II nhằm chống lại việc buôn bán ngà voi ma mút đang gia tăng, để tránh việc tráo đổi ngà voi bất hợp pháp.

Ngược lại, Botswana, Namibia và Zimbabwe đã đề xuất cho phép buôn bán quốc tế số lượng ngà voi Châu Phi đã được đăng ký trong các kho lưu giữ quốc gia của các nước này. Trong khi đó, Zambia tìm cách nới lỏng việc bảo vệ các quần thể voi của họ bằng cách đề xuất đưa chúng từ phụ lục I xuống phụ lục II và cho phép buôn bán quốc tế ngà voi thô cho mục đích thương mại.

Ngăn chặn sự suy giảm của cá mập Mako, cá đuối khổng lồ (thuộc họ Rhinobatidae)và cá đuối (thuộc họ Rhinidae) (đề xuất đưa loài vào danh sách được bảo vệ):56 quốc gia cùng với liên minh châu Âu đề xuất rằng cá mập Mako vây dài và vây ngắn có nguy cơ tuyệt chủng cần được đưa vào phụ lục II công ước CITES.

Chỉ tính trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018, có tới 1.500tấncá mập này đã bị bắt ở Bắc Đại Tây Dương. Rất nhiều quốc gia đã đề xuất rằng sáu loài cá đuối khổng lồ (thuộc họ Rhinobatidae) và 10 loài cá đuối (thuộc họ Rhinidae) cần được liệt kê trong phụ lục II.

Tất cả các loài cá này đang bị suy giảm trong tự nhiên, chủ yếu là do nạn đánh bắt quá mức, đặc biệt nhằm đáp ứng cho thị trường vây cá mập châu Á. Các quần thể cá đuối khôngt lồ (thuộc họ Rhinobatidae)đã giảm 80% trong ba thế hệ gần đây. Tất cả các loài trong họ trong hai Rhinobatidae và Rhinidaegần đây đã được xếp hạng ở mức Cực kỳ Nguy cấp trong danh lục đỏ của IUCN.

Bảo vệ tê giác trắng phương Nam chống lại các đề xuất ủng hộ việc khai thác (đề xuất nới lỏng việc bảo vệ): Namibia, nơi mà nhiều vụ săn trộm không được xử lý, kiến nghị hội nghị CITES nới lỏng việc bảo vệ đối với quần thể tê giác trắng phương Nam của nước họ. Eswatini (trước đây là Swaziland) cũng đang tìm kiếm một điều khoản bổ sung cho phép họ buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại sừng của 66 cá thể tê giác trắng phương Nam.

HSI phản đối cả hai đề xuất nêu trên. Tê giác trắng phương Nam ở mức Gần bị đe dọa (IUCN) với khoảng 20.000 cá thể ở châu Phi, trong đó chỉ có 1.037 cá thể phân bố ở Namibia và 66 cá thể ở Eswatini. Chúng bị đe dọa do việc săn trộm để lấy sừng vì có giá trị ở châu Á (như Trung Quốc và Việt Nam); 7.900 cá thể tê giác đã bị săn trộm từ năm 2008.

Việc săn trộm ở Nam Phi, nơi sinh sống của khoảng 90% tê giác trắng phương nam, đã leo thang rất nhiều trong những năm gần đây. Eswatini tìm kiếm cách sửa đổi danh sách của mình, trên thực tế, “mở cửa” thương mại quốc tế để buôn bán sừng của 66 con tê giác trắng phương Nam, sẽ dẫn đến nguy cơ khuyến khích tiêu thụ sừng nói chung.

Tăng cường bảo vệ động vật lưỡng cư và bò sát (các đề xuất tăng mức độ bảo vệ: kỳ nhông, rắn, rùa, ếch và cá cóc sần): Sri Lanka muốn bảo vệ 10 loài kỳ nhông đặc hữu bằng cách đề xuất đưa chúng vào phụ lục I. Kỳ nhông như kỳ nhông má đen, bị bắt trái phép từ tự nhiên và được xuất khẩu làm thú cưng, với tỷ lệ tử vong cao trong quá trình vận chuyển. Chúng thường được bán ở châu Âu và Mỹ, bị rao bán lên tới giá 1.000 USD mỗi cặp.

Ngoài ra còn có các đề xuất kiến nghị tương tự nhằm bảo vệ 22 loài tắc kè và 18 loài cự đà bao gồm cự đà gai từ Mexico và Trung Mỹ.

Iran đang tìm kiếm sự ủng hộ của các nước thành viên cho đề xuất đưa loài rắn đuôi nhện vào phụ lục II. Loài này có cấu trúc đuôi độc đáo trông giống như một con nhện mà nó sử dụng để thu hút những kẻ săn mồi đến chết, để làm thức ăn.

Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự bảo vệ tốt hơn cho rùa, như rùa hộp trán vàng (hoặc là rùa hộp bua rê), bị truy lùng để làm thức ăn cho người và đáp ứng nhu cầu buôn bán thú cưng. Bangladesh, Ấn Độ, Sénégal và Sri Lanka đề xuất thắt chặt tăng cường bảo vệ cho rùa sao Ấn Độ và rùa pancake thông qua việc đệ trình đề xuất chuyển chúng từ phụ lục II sang phụ lục I. Rùa sao bị bắt trái phép nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thú cưng.

img
Ếch Thủy Tinh.

Costa Rica, El Salvador, Honduras và Peru đề xuất CITES bảo vệ 104 loài ếch thủy tinh hiện bị đe doạ do nạn khai thác cho việc buôn bán thú cưng. Ếch thủy tinh thường được quảng cáo để bán trên mạng internet, chỉ tính giai đoạn từ 2004-2016, Mỹ đã nhập 2.138 cá thể. Ở châu Âu, họ bán với giá €175-900 mỗi cá thể.

Trung Quốc, Việt Nam và Liên minh châu Âu tìm cách bảo vệ 40 loài thằn lằn chi Gnoiuroseurus, cá cóc chi Paramesotriton và cá cóc sần giống Tylototriton như thằn lằn cá sấu, cá cóc sần trung hoahiện chưa được liệt kê vào danh sách nào và bị đe dọa do việc khai thác để làm thức ăn hoặc đáp ứng cho thị trường buôn bán thú cưng, được đề nghị đưa vào phụ lục II.

Phản đối việc nuôi sinh sản cho mục đích thương mại sư tử châu Phi (tài liệu hội nghị): Ước tính có khoảng 12.000 con sư tử bị nuôi nhốt tại 300 “trang trại” ở Nam Phi, nơi mà chúng được nuôi sinh sản để cung cấp cho việc buôn bán các chiến lợi phẩm săn bắn và xương cũng như cung cấp làm thú nuôi nhốt và các địa điểm du lịch có sư tử. HSI ủng hộ các nỗ lực của CITES để hạn chế việc nuôi sinh sản sư tử, chỉ đáp ứng việc nuôi nhốt nhằm mục đích bảo tồn loài và hạn chế việc sử dụng xương sư tử (và hổ và báo) trong y học cổ truyền hoặc chế tác các sản phẩm.

Thách thức việc bán thịt cá voi Sei (tài liệu hội nghị): Mặc dù cá voi Sei được liệt kê trong phụ lục I nhưng trong vòng 16 năm qua, Nhật Bản đã giết hơn 1.500 con và bán thịt tại thị trường nội địa, điều này vi phạm công ước CITES.

Theo quyết định của Ủy ban Thường vụ CITES rằng Nhật Bản đã không tuân thủ Công ước CITES vì sử dụng thịt cá voi Sei chủ yếu cho mục đích thương mại, HSI muốn Nhật Bản tuân thủ cam kết của mình bao gồm thực hiện một chiến lược tiêu huỷ toàn bộ tất cả thịt cá voi Sei có nguồn gốc bất hợp pháp hiện đang được lưu trữ tại kho quốc gia, thay vì cho phép Nhật Bản bán nó.

img
Báo đốm.

Buôn lậu báo đốm: “Giải quyết” nhu cầu mới nổi tiêu thụ các bộ phận báo đốm (tài liệu hội nghị): Costa Rica, Mexico và Peru muốn Ban thư ký CITES tiến hành một nghiên cứu về buôn bán bất hợp pháp báo đốm (được liệt kê trong Phụ lục I của CITES) và thu thập các các tài liệu để chứng minh thực trạng.

Có bằng chứng về sự gia tăng đáng báo động của nạn săn trộm báo đốm ở Mỹ Latinh để cung cấp cho thị trường châu Á các bộ phận như bàn tay/chân, răng và xương. Hiện tại bằng chứng của buôn bán bất hợp pháp phần lớn là giai thoại, do đó, các kết quả một nghiên cứu đáng tin cậy có thể được sử dụng nhằm tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, thực thi pháp luật và giáo dục để ngăn chặn bất kỳ xu hướng phát triển nào trong vấn nạn săn trộm và buôn lậu báo đốm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.