Thế giới

Thế giới năm 2017: Ông Trump ra đòn rắn, sói đơn độc gia tăng

02/01/2017, 07:54
image

Dự báo thế giới năm 2017 sẽ có rất nhiều đổi thay lớn và xuất hiện những sự kiện gây chấn động.

ảnh số 6

Theo Business Insider, Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong năm 2017 tới.

Trước những biến động khôn lường của tình hình thế giới trong năm 2016 vừa qua, Business Insider đã có bài viết với những tiên đoán về các sự kiện chấn động có thể xảy ra vào năm 2017.

Donald Trump ra đòn “rắn” với Trung Quốc?

Sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, Donald Trump đã có hành động khiến Trung Quốc “giật mình” khi bất ngờ điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Việc làm của vị tỷ phú Mỹ đã phá vỡ những quy tắc ngoại giao suốt 3 thập kỷ qua của Mỹ trong mối tương quan quan hệ Mỹ -Trung- Đài Loan.

Không dừng lại ở đó, ông Trump cũng đưa ra bình luận về chính sách “Một Trung Quốc” mà Mỹ tôn trọng lâu nay.

Vài tuần sau, Trung Quốc cũng gây phản ứng bất ngờ khi thu giữ tàu lặn không người lái của Mỹ ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Ông Trump lên tiếng chỉ trích và tuyên bố Bắc Kinh “cứ giữ lấy”.

Trung Quốc sau đó đã sớm trả tàu lặn cho Mỹ nhưng tình hình trở nên phức tạp hơn sau những sự kiện này.

Loạt ảnh vệ tinh mới nhất của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) cho thấy, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phô trương quân sự trên Biển Đông. Báo Mỹ cho rằng Trung Quốc luôn sẵn sàng đối đầu với hải quân Mỹ, nhằm làm suy yếu vị thế của Washington ở Thái Bình Dương.

Những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ trong khu vực như Singapore, Indonesia... sẽ có thể mất lòng tin nếu Washington không cứng rắn.

Đội ngũ của ông Trump đang nắm nhiều công cụ, trong nhiều lĩnh vực để đối đầu với Trung Quốc. Ông Trump từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, đe doạ chiến tranh thương mại, ngầm ủng hộ Đài Loan, hoặc tăng cường tuần tra hàng hải xung quanh các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

Theo Business, những dấu hiệu này cho thấy, chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực vào năm 2017 tới.

Xem thêm video:

Triều Tiên, bài toán khó đầu tiên của Donald Trump

Trong chính sách an ninh chiến lược của Mỹ, Triều Tiên luôn là một đối thủ được dành cho sự quan tâm vô cùng đặc biệt.

Tuy nhiên, sự bí ẩn và những hành động bất thường của Bình Nhưỡng khiến Mỹ dường như chỉ tiếp cận được những phản ứng bề nổi của quốc gia này. Điều duy nhất và rõ nhất mà các nhà lãnh đạo Mỹ biết về Triều Tiên đó chính là những hành động cứng rắn và những phát ngôn vô cùng mạnh bạo.

Từ lâu, Triều Tiên luôn phản ứng dữ dội khi Mỹ tập trận thường niên với quân đội Hàn Quốc hoặc tàu hải quân Mỹ bị phát hiện đến gần bờ biển Triều Tiên. Năm 2016, Triều Tiên khiến thế giới chấn động bởi 2 vụ thử hạt nhân liên tiếp và các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo.

ảnh số 1

Triều Tiên chắc chắn sẽ khiến ông Donald Trump phải đau đầu.

Một trong những sự cố gây căng thẳng nhất trên bán đảo Triều Tiên gần đây là việc Bình Nhưỡng nã pháo vào hòn đảo Seoul kiểm soát đã diễn ra vào năm 2010.

Trong năm 2017, liệu ông Trump sẽ áp đặt chính sách cứng rắn nhằm vào Triều Tiên, khiến căng thẳng tiếp tục gia tăng? Hoặc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể tiến gần hơn đến việc hoàn thiện vũ khí hạt nhân? Câu trả lời còn đang chờ ở phía trước.

Xem thêm video:

Nga đẩy mạnh hoạt động ở khu vực Baltic

Sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Liên bang Nga, Mỹ và phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt mạnh mẽ vào Moscow với cáo buộc Nga đã can thiệp vào tình hình miền đông Ukraine.

Căng thẳng giữa Nga với NATO cũng ngày càng lớn hơn xuất phát từ việc Nga đưa tên lửa đến gần Ba Lan, Lithuania. Đáp lại, NATO cũng đã tăng cường cường thêm quân ở Blatic.

ảnh số 2

Nga sẽ tăng cường sự hiện hơn nữa tại khu vực Baltic trong năm 2017.

Trước sự đối kháng về hoạt động quân sự giữa Nga và NATO, chắc chắn khu vực Baltic sẽ nóng hơn bao giờ hết. Và với năng lực cũng như chiến lược cứng rắn của mình, Nga sẽ đưa nhiều hơn vũ khí, nhân lực đến Baltic bất chấp NATO hay Mỹ có những chỉ trích lớn đến thế nào đi chăng nữa.

Cuối cùng, sau khi phân tích tất cả, trang Business Insider có đặt ra câu hỏi liệu rằng trong năm 2017 Chiến tranh Lạnh có trở lại? Liệu Nga sẽ phải lùi bước hay ông Trump sẽ đề xuất chính sách hoà giải mới? Tình hình trở nên khó dự đoán hơn vì Tổng thống Mỹ đắc cử từng nhiều lần bày tỏ lời khen ngợi ông Putin.

Một cuộc tấn công quy mô lớn vào thành trì cuối cùng của IS

Kể từ năm 2014, tầm ảnh hưởng và khu vực kiểm soát của nhóm khủng bố IS đang có dấu hiệu thu hẹp. Theo các nhà phân tích, tình trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong năm tới.

Mỹ và Iraq đã có những sự hợp tác rất kỹ lưỡng nhằm đẩy lùi IS trên toàn lãnh thổ Iraq. Dù chiến dịch giải phóng Mosul diễn ra khá chậm, thành phố này có thể sẽ hoàn toàn trở về dưới sự kiểm soát của chính quyền Iraq đầu năm 2017.

ảnh số 3

Thành trì cuối cùng của IS ở Raqqa sẽ hứng chịu đòn tấn công mạnh mẽ.

Sau Mosul, liên quân chống IS sẽ từng bước đẩy lùi phiến quân trở về thành trì cuối cùng ở Syria. Một cuộc tấn công tổng lực nhằm vào Raqqa là điều hoàn toàn có thể xảy ra, trong bối cảnh quân đội Syria đang giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường.

Tuy nhiên, liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu sẽ hợp tác như thế nào với quân đội Syria, Nga và Iran vẫn là câu hỏi lớn.

Khủng bố kiểu “sói đơn độc” gia tăng 

Trong bối cảnh IS đang bị dồn vào thế phải cố thủ, nhóm khủng bố này sẽ càng tăng cường mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền, kích động những đối tượng cực đoan ở phương Tây.

Chúng sẽ khuyến khích các tín đồ bị mua chuộc tổ chức các vụ tấn công theo kiểu “sói đơn độc” như các vụ tấn công bằng xe tải.

ảnh số 4

Những vụ tấn công kiểu "sói đơn độc" sẽ ngày càng gia tăng.

Một nghiên cứu của Trung tâm Chống khủng bố ở Học viện Quân sự West Point (Mỹ) cảnh báo: “Khi IS đang mất dần lãnh thổ, cộng đồng quốc tế phải nâng cao cảnh giác chuẩn bị đối mặt với làn sóng khủng bố gia tăng”.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn tại vị

Với thắng lợi ở Aleppo, ông Assad và các đồng minh như Nga và Iran đã củng cố vị thế và nắm quyền kiểm soát ở phần lớn miền đông Syria.

Tổng thống đắc cử Trump từng nhiều lần đặt câu hỏi về chính sách của Mỹ về Syria. Sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump đã để lộ những dấu hiệu cho thấy ông này khả năng cao sẽ ủng hộ việc ông Assad tiếp tục nắm quyền. Đây cũng có thể là cách để Mỹ xích lại gần Nga hơn giống như mong muốn của ông Trump từ khi còn tranh cử.

ảnh số 5

Ông Assad sẽ vẫn tại vị?

Trong khi đó, phe đối lập Syria sẽ buộc phải rút lui do Mỹ và đồng minh phương Tây có thể từ bỏ việc hỗ trợ cho các nhóm này.

Mỹ không đảo ngược chính sách với Iran và Cuba 

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump phản đối thoả thuận Iran nhưng tỷ phú Mỹ sẽ không hủy bỏ thoả thuận ngay lập tức. Về cơ bản, đây là thoả thuận đa phương. Nếu Mỹ rút lui thì các nước khác vẫn có thể giao thương với Iran.

Thay vào đó, ông Trump có thể tạo nhiều khó khăn cho việc đầu tư vào Iran hoặc ngăn những nước đồng minh muốn rót vốn vào quốc gia Hồi giáo.

Xem thêm video:

Đối với Cuba, ông Donald Trump cũng phản đối các nội dung trong chính sách cởi mở quan hệ với Havana của Tổng thống Obama.

christopher-woodys-predictions-trump-will-halt-oba

Mỹ sẽ không đảo ngược chính sách với Cuba.

Tỷ phú Mỹ đe doạ sẽ bãi bỏ toàn bộ nếu Havana không chịu chấp thuận “thoả thuận mới tốt hơn”.

Theo Business Insider, nếu ông Donald Trump kiên quyết áp đặt một số chính sách trừng phạt, tỷ phú Mỹ có thể nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghị sĩ đảng Cộng hoà.

Tuy nhiên, một số nghị sĩ khác vì muốn duy trì lợi ích, chắc chắn sách ủng hộ chính sách Nhà Trắng hướng về Havana và tiếp tục làm mềm dịu hơn mối quan hệ Mỹ-Cuba.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.