Thời sự Quốc tế

Thế giới sẽ sớm khan hiếm tài nguyên quan trọng thứ hai sau nước?

06/03/2021, 11:26

Theo các nhà khoa học, đây có thể là thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.

img

Việc khai thác cát không kiểm soát lại đang giết chết các dòng sông.

Trang Sputnik dẫn nhận định của các nhà khoa học cho hay, trong tương lai gần, sự “thèm ăn” toàn cầu đối với một trong những nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới khó có thể giảm xuống, tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ trên Trái đất đã ghi nhận sự thiếu hụt loại nguyên liệu đó.

Trước đó, kênh truyền hình CNBC dẫn nguồn từ thuyết trình của các nhà khí hậu học trong hội thảo trên website do tổ chức tư vấn Chatham House tổ chức.

Theo các nhà khoa học, đây có thể là thách thức lớn nhất của thế kỷ 21. Nhà khí hậu học Pascal Peduzzi từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc giải thích rằng không cần phải hoảng sợ, nhưng nhận thức về cát cần phải được thay đổi.

"Chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng cát sẽ cạn kiệt, nhưng ở đâu đó quá trình này đã bắt đầu" - CNBC trích lời nhà khí hậu học Pascal Peduzzi.

Ông Pascal Peduzzi nhấn mạnh rằng mọi người tưởng cát ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ chúng ta cần chú ý đến những gì có thể xảy ra trong những thập kỷ tới, nếu không việc cung cấp nguồn tài nguyên này sẽ gián đoạn.

Nhà khí hậu học giải thích rằng không thể theo dõi chính xác việc sử dụng cát trên toàn cầu, chỉ có thể gián tiếp, bằng cách đánh giá mối tương quan giữa việc sử dụng cát và xi măng.

Do hậu quả quá trình đô thị hóa nhanh chóng, tỷ lệ sử dụng tài nguyên cát trên toàn cầu trong hai thập kỷ qua đã tăng gấp ba lần.

Tuy nhiên, mặc dù cát có vẻ tồn tại ở khắp mọi nơi, nhưng không phải loại cát nào cũng thích hợp để xây dựng. Chẳng hạn, hạt cát ở sa mạc quá mịn và tròn không phù hợp để sử dụng để làm vật liệu xây dựng kiên cố.

Trong khi đó, cát từ đáy biển, bờ biển hoặc từ mỏ đá và dưới sông có nhiều góc cạnh hơn, cho phép chúng kết dính tốt với nhau.

Người đứng đầu Sáng kiến ​​quan sát môi trường toàn cầu Louise Gallagher nói rằng các vấn đề liên quan đến cát cần phải được giải quyết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.