Khám phá

Thiếu nữ TP.HCM duyên dáng với áo dài

13/03/2016, 06:27

Hưởng ứng lễ hội áo dài lần 3 từ ngày 5/3 – 19/3, nhiều hoạt động hấp dẫn đã diễn ra tại TP.HCM.

_MG_9251
Hưởng ứng lễ hội áo dài lần 3, nhiều bạn trẻ thướt tha áo dài đến mua sắm tại nhà văn hóa sinh viên.

Bên cạnh đó, TP HCM cũng đã khuyến khích người dân TP mặc áo dài trong các sinh hoạt thường ngày nhằm làm nổi bật nét đẹp và giữ gìn trang phục truyền thống của Việt Nam.

Theo đó, Sở du lịch TP HCM cùng Sở văn hóa – thể thao phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có hành trình “Thành phố áo dài - Thành phố tôi yêu”. Hành trình này từ Nhà văn hóa sinh viên đến các di tích văn hóa, lịch sử dành cho sinh viên kết hợp vận động người dân TP “chung tay vì môi trường du lịch” vào các ngày chủ nhật 13/3 và 20/3.  

Lễ hội còn có chương trình triển lãm ảnh “Áo dài qua từng thời kỳ” tại Bảo tàng mỹ thuật, Bảo tàng áo dài, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đường Đồng Khởi, hưởng ứng Lễ hội áo dài tại Bảo tàng áo dài. Các hoạt động này diễn ra từ ngày 5 - 31/3.

Ngoài ra, tại Nhà văn hóa thanh niên còn diễn ra Hội chợ áo dài với các hoạt động triển lãm và trao đổi, mua bán các phụ kiện như giỏ xách, guốc, nón… Theo ghi nhận, tại đây còn có nhiều gian hàng bán áo dài và chụp ảnh miễn phí cho khách.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận được

_MG_9256
Nhiều gian hàng bán trang phục áo dài truyền thống tại nhà văn hóa thanh niên.
_MG_9260
Nhiều phụ kiện kèm áo dài cũng được bày bán tại Nhà văn hóa sinh viên.
_MG_9253
Nhiều bộ ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh gia chụp về áo dài cũng được trưng bày tại nhà văn hoa thanh niên.
_MG_9248
Nhiều bạn đến mua hoặc không mua áo dài cũng sử dụng hoa và chụp ảnh miễn phí.
_MG_9316
Tại Bảo tàng áo dài (quận 9, TP HCM) cũng trưng bày nhiều áo dài có giá trị về văn hóa.
_MG_9272
Trong ảnh là chiếc áo dài năm thân. Áo dài này ra đời khoảng năm 1884. Áo gồm hai khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước kín đáo, có một thân phụ nằm dưới về phía bên phải. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, còn thân áo thứ năm tượng trưng cho người mặc.
_MG_9282
Trong ảnh là chiếc Áo Dài Tân Thời Lemur. Chiếc áo này xuất phát từ một câu chuyện có thật. Gia đình Hương sư Nguyễn Phước Đại và bà Hồ Thị Liễm (làng Hòa Khánh, Tổng Cầu An Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là thị trận Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa tỉnh Long An) kết nghĩa thông gia với gia đình ông Cai Tổng Võ Tấn Miền và bà Nguyễn Thị Xuyến. Cô dâu là Nguyễn Thị Túc, chú rễ là Võ Tấn Canh. Trong sính lễ của nhà trai có chiếc áo dài này, được may năm 1942. Bà Túc mất năm 1951 vì bệnh, chiếc áo này được người chồng giữ gìn mười mấy năm kể cả lúc chiếc tranh lưu lạc khắp nơi. Sau đó, ông trao chiếc áo này cho người con gái lớn là bà bà Võ Thị Ngọc (SN 1942, huyện Củ Chi). Nghệ sĩ Xuân Hương đã đề nghị bà Ngọc trao tặng chiếc áo quý giá này lại cho bảo tàng Áo Dài.
_MG_9330
Để hưởng ứng lễ hội áo dài lần 3, nhiều phụ nữ cũng đã mặc áo dài kể cả trong sinh hoạt đời thường.
_MG_9350
Một thiếu nữ thướt tha với tà áo dài.
_DSC7253
Trong nhiếp ảnh, nhiều nghệ sĩ cũng đã chọn áo dài làm trang phục chính cho mẫu của mình.
_DSC7267
Áo dài tím đi kèm phụ kiện, tạo cho người phụ nữ đầy vẻ duyên dáng và thùy mị...
_MG_9355
Áo dài, nón lá luôn là trang phục truyền thống gắn với người phụ nữ Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.