Thế giới

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Đức chống lưng cho âm mưu đảo chính

20/03/2017, 05:52
image

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Đức “chống lưng” cho hệ thống tổ chức của giáo sĩ Hồi giáo đang sống lưu vong tại Mỹ.

download

Giáo sĩ Fehullah Gullen, người bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ là chủ mưu vụ đảo chính tại Ankara hồi tháng 7 năm ngoái - Ảnh: Reuters.

Hôm qua (19/3), Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Đức “chống lưng” cho hệ thống tổ chức của giáo sĩ Hồi giáo đang sống lưu vong tại Mỹ - người bị nghi là chủ mưu vụ đảo chính, theo Reuters.

Những bình luận này khả năng tiếp tục gây căng thẳng thêm bất đồng ngoại giao giữa hai nước. Quan hệ ngoại giao giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ vốn bế tắc sâu sắc sau khi Berlin cấm nhiều Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu, kêu gọi người Thổ ở nước ngoài tham gia cuộc trưng cầu dân ý vào tháng tới vì lo ngại an ninh.

Sự việc lên cao trào khi ngày 18/3, tạp chí Đức Der Spiegel đăng tải bài phỏng vấn với ông Bruno Kahl, người đức đầu cơ quan tình báo nước ngoài BND của Đức trong đó cho rằng, Ankara không thể thuyết phục Đức về cáo buộc Giáo sĩ Fethullah Gulen đứng sau âm mưu đảo chính. “Thổ Nhĩ Kỳ cố thuyết phục chúng tôi bằng mọi cách nhưng thất bại” - ông Bruno Kahl nói.

Ngày 19/3, phản ứng trước bình luận này, người phát ngôn của Tổng thống Tayyip Erdogan, ông Ibrahim Kalin cho rằng: Bình luận của ông Kahl là “bằng chứng cho thấy Đức ủng hộ tổ chức của Giáo sĩ Gulen mà phía Ankara gọi là “Tổ chức Khủng bố Gulenist” hay “FETO”.

“Đây là nỗ lực nhằm vô hiệu hoá mọi thông tin mà chúng tôi đã cung cấp cho họ về FETO. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy họ ủng hộ FETO” – CNN dẫn lời ông Ibrahim Kalin cho biết.

“Tại sao họ lại bảo vệ FETO? Vì đó là những công cụ hữu hiệu mà Đức muốn sử dụng để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ” – ông nhận định. Phía Đức chưa phản ứng về các bình luận trên.

Chính quyền Tổng thống Erdogan chỉ trích tổ chức của những người trung thành với Giáo sĩ Gulen trong quân đội đã đứng sau âm mưu đảo chính thất bại hồi tháng 7 vừa qua tại thủ đô Ankara. Trong đó, một nhóm binh lính chiếm xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu để tấn công quốc hội, hòng lật đổ chính quyền nhưng không thành. Kết qủa, hơn 240 người đã bị bắt trong binh biến này.

Về Giáo sĩ Gulen, ông này hiện đang sinh sống lưu vong tại trung Mỹ từ năm 1999. Ông luôn bác bỏ mọi cáo buộc chủ mưu và lên án binh biến này.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.