Cụ thể, các thiết bị OTMİ được đặt tại các điểm khác nhau của mạng lưới đường sắt dựa trên công suất, mật độ tuyến đường, tải trọng tàu vận hành trên tuyến, áp dụng trên toàn bộ các tuyến vận tải quốc gia và địa phương.
OTMI có khả năng thu thập thông tin tình trạng bảo trì phương tiện đường sắt tự động ngay cả khi tàu hỏa đang chạy.
Dữ liệu thu thập được phân tích bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các thuật toán, kỹ thuật xử lý ảnh thông minh, từ đó phát hiện tất cả vấn đề bảo dưỡng phương tiện như vết nứt, hao mòn, lỗi phanh hoặc nhiệt độ bất thường trên bánh tàu hỏa...
Dữ liệu sẽ được gửi về trung tâm giám sát tại thủ đô Ankara để ban hành chỉ đạo bảo dưỡng, sửa chữa đối với phương tiện trước khi xảy ra thiệt hại lớn hơn.
Tạp chí Railway cho biết lợi ích của OTMI không chỉ dừng lại ở việc phát hiện lỗi kỹ thuật. Đây còn nằm trong chiến lược tăng cường quy trình kiểm tra tàu hỏa, cải thiện hiệu suất đường sắt của Thổ Nhĩ Kỳ. Trọng tâm của kế hoạch là bảo trì dự đoán, giúp giảm các sự cố sửa chữa khẩn cấp, kéo dài tuổi thọ của các thành phần quan trọng như phanh và cần tiếp điện.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Cơ sở hạ tầng Abdulkadir Uraloğlu, hệ thống OTMİ, được phát triển bằng nguồn lực trong nước, có khả năng tự động hóa công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa ở mức độ tiên tiến hơn so với các công nghệ hiện tại của nước này.
"OTMİ là một trong những dự án quan trọng nhất nhằm số hóa hệ thống đường sắt, cho phép vận chuyển hành khách và hàng hóa an toàn, nhanh chóng và hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Uraloğlu nói thêm, công nghệ mới sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài trong bảo trì và sửa chữa mạng lưới đường sắt, giảm chi phí vận hành, thiết lập tiêu chuẩn mới trong việc cải thiện an toàn đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận