Thế giới

Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận tấn công bằng khí gas ở Afrin, Syria

18/02/2018, 11:22

Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ việc sử dụng khí gas ở Afrin, miền Bắc Syria và coi đây là truyền thông bẩn.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch "Nhành Olive" tấn công người Kurd ở biên giới Syria

Reuters dẫn nguồn tin từ cơ quan ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, nước này chưa bao giờ sử dụng vũ khí hóa học trong các hoạt động ở Syria và quan tâm đến dân thường.

Thông tin này được đưa ra sau khi lực lượng người Kurd ở Syria và Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cáo buộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một vụ tấn công bằng khí gas vào ngày 16/2 tại khu vực Afrin, khiến ít nhất 6 người bị thương.

“Đây là những cáo buộc vô căn cứ. Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ sử dụng vũ khí hoá học. Chúng tôi quan tâm đến dân thường trong khi thực hiện chiến dịch “Nhành Olive” tại Syria, nguồn tin cho biết.

Nguồn tin cũng cho rằng những cáo buộc về một cuộc tấn công bằng khí gas có thể là “truyền thông bẩn”.

Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công cả trên không và trên mặt đất ở khu vực Afrin, mở ra một mặt trận mới trên cuộc chiến trên lãnh thổ Syria, nhằm vào các chiến binh người Kurd ở miền Bắc Syria.

Birusk Hasaka, phát ngôn viên của quân đội người Kurd ở Afrin, nói với Reuters rằng vụ đánh bom của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào một ngôi làng ở phía Tây Bắc của khu vực Afrin, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên nói rằng vụ tấn công khiến 6 người gặp phải các vấn đề về hô hấp và các triệu chứng khác cho thấy đây là một cuộc tấn công bằng khí ga chứa độc tố

Nhóm giám sát chiến tranh có trụ sở tại Anh cũng cho hay, nguồn tin từ các nguồn y tế tại Afrin cũng thấy các thông tin trùng khớp với thông tin từ YPG.

Hãng thông tấn quốc gia SAN của Syria cũng trích lời một bác sĩ tại một bệnh viện ở Afrin cho biết, việc đánh bom của Thổ Nhĩ Kỳ vào Afrin ngày 16/2 khiến 6 người bị khó thở.

Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2011, YPG và các đồng minh của họ đã thành lập ba tiểu bang tự trị ở phía Bắc Syria, trong đó có Afrin. Phạm vi ảnh hưởng của các lực lượng này mở rộng khi chúng chiếm lãnh thổ từ Nhà nước Hồi giáo (IS) với sự giúp đỡ của Mỹ.

Sự ủng hộ của Mỹ đối với các lực lượng do người Kurd lãnh đạo ở Syria đã làm Ankara lo lắng vì Thổ Nhĩ Kỳ coi các lực lượng này là mối đe dọa về an ninh dọc biên giới.

Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là kẻ khủng bố và mở rộng của đảng Lao động Kurdistan bất hợp pháp (PKK) - thành phần đã tiến hành cuộc nổi dậy kéo dài ba thập niên trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.