Thị trường

Thời Covid-19, chuyển phát nhanh "chạy" theo thương mại điện tử

17/05/2022, 16:30

"Doanh nghiệp thích nghi nhanh thì mới có thể sống sót và phát triển tốt, còn không sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và có thể biến mất".

Đây là lời khẳng định của ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng giám đốc AccessTrade về phát triển doanh nghiệp chuyển phát nhanh trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử (TMĐT), tại tọa đàm trực tuyến mang tên "Chỉ dẫn đỏ", với chủ đề "Sáng tạo trong chuyển phát và lợi ích cho khách hàng".

Theo ông Hưng, nhìn tổng thể, sự đổi mới sáng tạo từ các bên liên quan, tiêu biểu như đơn vị chuyển phát nhanh sẽ mang đến tác động tích cực cho toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm cả nhà đầu tư, người bán, người mua…

Thực tế, doanh thu lĩnh vực bưu chính Quý I/2022 đạt hơn 9,900 tỷ đồng, tăng 2% so với với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, thị trường TMĐT trong năm qua cũng đang tăng tốc, với tỷ lệ tăng trưởng dao động trong khoảng 16-17%, chiếm gần 6% tổng mức tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

img

Thời gian giao hàng, cách thức đóng gói,...là các yếu tố tiên quyết trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ các thương hiệu chuyển phát nhanh đối với người dùng

Chất lượng TMĐT cũng được nâng cao nhờ công nghệ hiện đại. Trong đó, thời gian giao hàng, cách thức đóng gói, cũng như tình trạng nguyên vẹn của kiện hàng là các yếu tố tiên quyết trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ các thương hiệu chuyển phát nhanh đối với người dùng.

Song hành cùng sự thay đổi tích cực này, nhiều mô hình kinh doanh phát triển đi kèm đã được thúc đẩy nhằm mang tới lợi ích cộng hưởng cho toàn bộ hệ sinh thái. Điển hình, mô hình nhượng quyền thương hiệu từ J&T Express đã giúp các nhà đầu tư giảm chi phí, rút ngắn quá trình tự xây dựng, vận hành một bưu cục mới từ A-Z. Giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn khởi nghiệp, đồng thời việc xây dựng lộ trình mở bưu cục mới cũng sẽ được J&T Express hỗ trợ 24/7.

Chưa kể, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường TMĐT đã kéo theo nhiều nhu cầu “ngách” ra đời.

Ví dụ như hỗ trợ bà con nông dân tìm đầu ra cho nguồn hàng nông sản và bán hàng trực tuyến, cung cấp thêm một kênh mua thực phẩm tươi sống đảm bảo chất lượng trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp cho người tiêu dùng…

Hay với dịch vụ chuyển phát quốc tế J&T International, nhân viên sẽ đến lấy hàng tại nhà, khách hàng có thể theo dõi trực tiếp tiến độ đơn hàng qua ứng dụng công nghệ,… Nhờ đó, chủ doanh nghiệp hay người bán hàng trực tuyến có thể mở rộng tệp khách hàng quốc tế cũng như tiếp cận nguồn hàng phong phú từ khắp nơi trên thế giới.

Mặt khác, ngành chuyển phát nhanh Việt Nam còn mở rộng cơ hội hợp tác, liên kết với các phần mềm quản lý bán hàng, nền tảng công nghệ thứ 3, giúp tối đa hóa lợi ích cho người dùng dịch vụ.

Nổi bật trên thị trường có thể kể đến màn hợp tác giữa J&T Express với Phần mềm Quản lý bán hàng UPOS, Sapo, nền tảng công nghệ Haravan, công cụ hỗ trợ quản lý đa kênh Pancake hay phần mềm cung cấp giải pháp bán hàng KiotViet…

Thông qua những cú “bắt tay” này, khách hàng của J&T Express sẽ được tiếp cận thêm một phần mềm hỗ trợ hiệu quả.

img

Đại diện các công ty chuyển phát nhanh tham gia tọa đàm

Đại diện cho J&T Express, ông Phan Bình, Giám đốc thương hiệu cho hay: “Dịch Covid-19 trong năm 2020 và 2021 đã phần nào đẩy nhanh tốc độ đổi mới của J&T Express và các công ty chuyển phát nhanh trong ngành. Nếu nhìn một cách tích cực, Covid-19 là yếu tố thôi thúc doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, cũng là cơ hội để mọi người có thể trải nghiệm dịch vụ của J&T Express.

Năm 2022, chúng tôi sẽ có những định hướng mang tính chiến lược hơn, làm sao để không chỉ người mua có lợi, mà người bán cũng cảm thấy có trách nhiệm xây dựng và củng cố uy tín. Như vậy, khách hàng mới cảm thấy vui hơn khi nhận sản phẩm và mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.