70 năm truyền thống ngành GTVT

Thời Pháp thuộc, giao thông đường thủy phát triển thế nào?

17/12/2014, 18:25

Ngay sau những đợt tấn công quân sự đầu tiên xâm lược nước ta, năm 1860, thực dân Pháp tuyên bố mở cửa biển cho tàu buôn Pháp tự do vào Sài Gòn, đồng thời cũng mở cửa đường thủy ven biển...

img

Theo đó, năm 1862, Pháp bắt đầu mở cửa biển Đà Nẵng, Cam Ranh, sau đó là Hải Phòng. Cảng Sài Gòn cũng được xây dựng vào năm 1884. Tiếp theo là các cảng Bến Thủy, Quy Nhơn, Hòn Gai, Cẩm Phả… Trong những năm đầu đã có tàu buôn của các nước Anh, Trung Quốc, Hà Lan đến buôn bán trao đổi hàng hóa và cạnh tranh với người Pháp. 

Mạng lưới vận tải đường sông của vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các sông lớn miền Trung cũng được khai thác triệt để. Tại các cảng sông số lượng tàu thuyền tăng đáng kể, năm 1939 cảng Hà Nội có 5.886 tàu thuyền, Quảng Yên có 5.108 tàu thuyền, cảng Mỹ Tho có 171 tàu thuyền, cảng Nam Định có 1.402 tàu thuyền. Riêng tại Nam bộ, người Pháp đã sử dụng các sông: Mỹ Tho, Vàm Cỏ, Rạch Cát, Măng Thít, Rạch Giá… để chở lúa gạo.

Lực lượng tàu vận tải đường sông tiêu biểu thời đó có các hãng Sô Va (Pháp), Bạch Thái Bưởi, Vĩnh Long (Việt Nam). Đến đầu thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động vận tải đường thủy, nhất là vận tải biển được phát triển.

Chu Đức Soàn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.