Thời xa xưa, chỉ những người giàu sang, có địa vị cao mới được thưởng thức một số loại món ăn đặc biệt. Tuy nhiên, như bản chất của lịch sử, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, và một số thực phẩm hiếm và đắt nhất hiện đã trở thành một số thứ bình thường và dễ dàng có được.
Muối
Muối có thể là một phần chính của chế độ ăn uống hiện đại, và một loại gia vị có trong hầu hết mọi dạng thực phẩm chế biến và chế biến sẵn, nhưng trong thời trung cổ, muối rất khan hiếm. Trong các bữa tiệc, muối sẽ được cất giấu trong hầm muối và được đặt ở gần cuối bàn, nơi những người có địa vị cao thường ngồi để họ có thể lấy nó một cách dễ dàng.
Kem
Kem có thể được trữ rất nhiều trong ngắn đá tủ lạnh nhà bạn, hoặc bạn có thể mua nó mọi lúc mọi nơi. Nhưng thời xa xưa, có thể thưởng thức kem là một đặc quyền rất đặc biệt. Thời kỳ này mặc dù kem chỉ hơn tuyết một chút là có hương vị nhưng chỉ những người rất giàu có mới có thể mua được nó và cũng rất khó khăn.
Ngay cả vào cuối thế kỷ 19, kem lúc này trông giống như một “viên đá kỳ lạ” được sáng tạo bởi các đầu bếp chuyên nghiệp cũng chỉ để giành riêng cho giới quý tộc thưởng thức. Phải mãi đến sau thế chiến II kem mới được phổ biến thành món tráng miệng yêu thích của hầu hết mọi người.
Gia vị
Ngày nay, không có nhà bếp hoàn chỉnh nào mà thiếu tủ đựng các loại thảo mộc và gia vị khác nhau. Tuy nhiên, trong thời trung cổ, gia vị là một thứ hiếm có chỉ dành cho giới giàu có. Hầu hết những gia vị này đến từ châu Á, có nghĩa là các thương nhân phải đi một quãng đường rất xa để mang được chúng đến những nơi cần bán. Vì vậy gia vị vô cùng đắt đỏ. Vào thế kỷ 14, hạt nhục đậu khấu có giá trị hơn vàng và ngay cả giới quý tộc cũng khó có thể mua được nhiều loại gia vị.
Những món lợi nhuận khổng lồ thông qua con đường buôn bán gia vị dẫn đến việc thiết lập các tuyến giao thương độc quyền mà ngay cả các đế chế cũng tham gia vào. Vào thời điểm này dù là cá nhân hay quốc gia nào được nắm giữ tuyến đường buôn bán gia vị họ thật sự rất giàu có và đầy quyền lực.
Trái cây
Trong suốt thời trung cổ, trái cây gần như hoàn toàn dành riêng cho những người giàu có. Ví dụ: ở La Mã, trái cây chỉ dành cho quan lại, là những người có tiền và có địa vị. Thậm chí trước đó nó là một loại thực phẩm được ưa chuộng đặc biệt của những người Ai Cập giàu sang.
Vào thời kỳ sau đó, khi trái cây phổ biến hơn trên toàn xã hội, vẫn có một vài loại quả được đánh giá cao mà chỉ những người giàu nhất mới có thể được thưởng thức. Vào thế kỷ 18, khi các tuyến thương mại toàn cầu được thiết lập, có nghĩa là trái cây dễ tiếp cận hơn, dứa vẫn được xem là một món ngon quý hiếm và một loại quả duy nhất có mức giá tương đương 8.000 USD (186 triệu VNĐ)/ trái, và chúng chỉ được trưng bày trong các bữa tiệc xa hoa của giới quý tộc.
Thịt
Trong lịch sử việc ăn thịt không phải là quá hiếm hoi. Nói chung, cả người giàu và người nghèo đều có thịt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với người Hy Lạp cổ đại, những người chủ yếu ăn thực phẩm chay. Chỉ những người giàu có mới có thể ăn thịt thường xuyên.
Người La Mã có xu hướng tiêu thụ nhiều thịt hơn người Hy Lạp, và người nghèo có xu hướng ăn giăm bông, thịt xông khói và xúc xích, mặc dù một số loại thịt, như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn chỉ được dành riêng cho những người giàu có.
Cá
Cá từng được xem là một thứ xa xỉ ở Hy Lạp cổ đại, mặc dù nơi đây thuộc vùng Địa Trung Hải. Ở Rome cũng vậy, cá tươi rất đắt đỏ vì khoảng cách của thành phố với bờ biển khá xa. Món cá muối phổ biến hơn được dành cho những người nghèo. Sau này, khi cá được phổ biến rộng rãi hơn thì vẫn có những loại cá rất đắt đỏ chỉ dành riêng cho những người giàu sang chẳng hạn như cá hồi, cá tuyết...
Bánh sandwich
Trong khi bánh sandwich ngày nay là dạng thức ăn nhanh vô cùng phổ biến. Nhưng có thời gian, một loại bánh kẹp đặc biệt chỉ giới thượng lưu mới được thưởng thức: bánh sandwich dưa chuột. Được phát minh bởi các sĩ quan quân đội Anh đóng quân ở Ấn Độ vào thế kỷ 19, chúng nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới quý tộc Anh, những người thường ăn chúng trong buổi trà chiều.
Rượu vang
Rượu vang được sáng tạo bởi Dom Perignon vào thế kỷ 17, nó đã trở thành thức uống ưa thích của chế độ quân chủ Pháp cũng như thường được phục vụ tại các lễ đăng quang và cuối cùng trở thành đồ uống quen thuộc trong giới quý tộc trên khắp châu Âu. Có thể cho rằng, toàn bộ ngành công nghiệp rượu vang được xây dựng dựa trên thị hiếu của giới quý tộc châu Âu. Tuy nhiên từ sau năm 1945, rượu vang đã trở nên rất phổ biến với mọi thành phần trong xã hội.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận