Vận tải

Thứ tự ưu tiên các loại tàu như thế nào trong biểu đồ chạy tàu đường sắt?

10/10/2019, 17:54

Bộ GTVT vừa ban hành thông tư về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành GTVT đường sắt, trong đó có quy định thứ tự ưu tiên của từng loại tàu...

img
Thông tư quy định về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành GTVT đường sắt yêu cầu phải đảm bảo an toàn trong tổ chức chạy tàu, điều hành tập trung, thống nhất

Bộ GTVT vừa ban hành thông tư quy định về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành GTVT đường sắt. Đây là văn bản hợp nhất các văn bản pháp luật liên quan và tính hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.

Trước đó, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 24/2018 quy định về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành GTVT đường sắt; tiếp theo là Thông tư số 1/2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 24/2018.

Theo thông tư này, thứ tự ưu tiên của các loại tàu trong xây dưng biểu đồ chạy tàu cụ thể như sau: Nhóm số 1: Tàu cứu viện; Nhóm số 2: Tàu đặc biệt; Nhóm số 3 gồm tàu khách liên vận quốc tế, tàu khách nhanh chạy suốt, tàu khách nhanh chạy trong khu đoạn, tàu hàng nhanh chạy suốt; Nhóm sổ 4 gồm tàu khách thường, tàu quân dụng, tàu hỗn hợp, tàu chở công nhân, tàu hàng trong khu đoạn, tàu hàng đường ngắn, thoi, tàu chuyên dùng.

"Đối với điều hành GTVT đường sắt, nguyên tắc là phải tập trung, thống nhất, tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố bao gồm: Tàu chạy trên kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó chịu trách nhiệm chỉ huy, điều hành tàu chạy; Điều hành GTVT đường sắt phải tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố, không tự ý điều hành GTVT đường sắt không đúng với biểu đồ chạy tàu đã công bố khi chưa được Thủ trưởng doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đồng ý", nội dung thông tư nêu.

Cũng theo thông tư, khi xây dựng, biểu đồ chạy tàu, phải đạt được các yêu cầu sau: Bảo đảm an toàn trong tổ chức chạy tàu; Đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa; Mật độ chạy tàu, tốc độ chạy tàu tương ứng với năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt; Sử dụng có hiệu quả phương tiện giao thông đường sắt; Dành được khoảng trống thời gian không chạy tàu trên một số khu gian, khu đoạn để phục vụ thi công, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt. Bên cạnh đó, phải bảo đảm thứ tự ưu tiên các nhóm tàu; Chỉ huy điều hành dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo tỷ lệ tàu đi đến đúng giờ; Bảo đảm thời gian và hành trình hợp lý trên các khu gian; Có đủ thời gian dừng, đỗ tàu để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật hành khách, hàng hóa theo quy định tại các ga dừng, đỗ tàu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.