Xã hội

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia

19/07/2020, 16:28

Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng trong điều hành hoạt động phòng thủ dân sự.

img
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 1040/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Quyết định số 1041/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

Theo quyết định, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước; trực tiếp chỉ đạo ban chỉ huy phòng thủ dân sự của bộ, ngành trung ương và ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh...

Về cơ cấu, tổ chức của Ban Chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ là Trưởng ban chỉ đạo. Các Phó Trưởng ban gồm 3 người, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Hai Phó Trưởng ban còn lại là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an... Các Ủy viên Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là Bộ trưởng các Bộ; Tổng Giám đốc các đơn vị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam...

Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo; sử dụng bộ máy của Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Văn phòng này có con dấu để hoạt động.

Ban Chỉ đạo làm việc tập trung dân chủ, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên, phát huy trí tuệ tập thể, biểu quyết theo đa số.Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo di ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Quốc phòng và các nguồn kinh phí khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật hiện hành...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.