Hồ sơ tài liệu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản

28/05/2016, 20:14

Nhân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe.

Hai Thủ tướng duyệt đội danh dự

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt đội danh dự

Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo chứng kiến các Bộ ngành và cơ quan hai nước trao đổi 5 văn kiện ký kết, trong đó có 4 văn kiện về vốn vay ODA với tổng số tiền là 166 tỷ yên (1,5 tỷ usd) gồm: Công hàm trao đổi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số I TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên;

3 Hiệp định vay cho 3 dự án: Xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải (54,982 tỷ Yên, tương đương 500 triệu USD); Cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2 (khoản vay lần 3) (20,967 tỷ Yên, tương đương 191 triệu USD);

Tuyến đường sắt đô thị số I TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (khoản vay lần 3, trị giá 90,175 tỷ Yên, tương đương 820 triệu USD); và Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Tập đoàn Hàng không ANA Holdings Inc.

Hai Thủ tướng tại cuộc hội đàm

Hai Thủ tướng bắt tay trước khi bắt đầu cuộc hội đàm

Tại cuộc họp báo chung thông báo kết quả hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng những kết quả đạt được tại các Hội nghị G7 có ý nghĩa thiết thực đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những sáng kiến của Ngài Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 về ổn định tình hình Trung Đông, cải thiện điều kiện y tế và nâng cao vai trò của phụ nữ.

Về phần mình, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết cuộc hội đàm diễn ra rất thành công, hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Hai bên nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao. Hai bên cũng đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế và nhất trí một số nội dung hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không.

Trao đổ văn kiện Hợp đồng mua bán cổ p

Hai thủ tướng chứng kiến trao đổ văn kiện Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Tập đoàn Hàng không ANA, Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á và triển khai Sáng kiến kết nối Mekong- Nhật Bản. 

Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trong các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) và có lộ trình phù hợp sau năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam trị giá 300 triệu yen (2,5 triệu USD) để ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra trầm trọng tại Việt Nam, cũng như cam kết về việc Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp lâu dài và hỗ trợ ODA cho Việt Nam để ứng phó với tình trạng này.

Công hàm trao đổi Dự án tuyến đường sa

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Công hàm trao đổi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên

Thủ tướng cũng cho biết, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới. 

Hai bên cùng chia sẻ quan ngại của ASEAN và cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hoạt động tôn tạo, xây đảo quy mô lớn, nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông; các bên liên quan không có những hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông; thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ỏ Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.