Thời sự

Thực dân Pháp mở đường thuộc địa như thế nào?

30/12/2014, 07:41

Đầu thế kỷ XX, hệ thống đường bộ nước ta vốn được đắp đất, rất nhỏ bé. Chính vì thế, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành tăng cường hệ thống GTVT để phục vụ cho việc vận hành bộ máy hành chính...

Vào thời đó, ở nước ta chưa có trục đường lớn nối với các nước Lào và Campuchia, nên đến năm 1912 người Pháp mới tiến hành xây dựng hệ thống đường bộ cho ba nước Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam.

Từ đó, Việt Nam hình thành các loại đường bộ gồm: Đường thuộc địa - tuyến đường quan trọng của quốc gia và xuyên Đông Dương.Đường Xứ - đường trong phạm vi ba xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) và đường nối ba xứ. Ngoài ra, còn có đường thâm nhập, là các trục đường giàu tài nguyên như rừng, khoáng sản, đường nối và các đồn điền… 

Đường thiên lý Bắc Nam được xây dựng dưới triều Nguyễn được người Pháp nâng cấp, mở rộng, gọi là đường thuộc địa số 1. Đến năm 1913 trục đường này mới chỉ có từng đoạn xe kéo và xe ô tô đi được.

Cho đến năm 1943 vẫn còn có đoạn chưa hoàn thiện. Cùng với xây dựng đường số 1 dài khoảng 2 nghìn km, các trục đường thuộc địa khác cũng được xây dựng như: đường số 2, 3, 4, 5, 6... ở miền Bắc; 7, 8, 9, 11, 12 (cũ), 14…ở miền Trung và các trục 13, 15, 16, 51, 20, 21 (cũ), 22, Sài Gòn - Cà Mau (đường số 1 kéo dài) ở miền Nam… Tổng chiều dài các đường thuộc địa khác ngoài đường số 1 vào khoảng trên 6.600 km được rải đá.

Cùng với việc xây dựng các trục đường xuyên Đông Dương, các trục đường bộ được mở đến các đồn điền. Pháp cũng gấp rút xây dựng các trục đường tỉnh và vươn tới nhưng vùng xa xôi hẻo lánh, có các mỏ quặng, than đá và vùng biên giới. Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp đã làm được khoảng 20 nghìn km đường bộ. Điển hình là các trục đường: Hà Nội - Cao Bằng, Việt Trì - Tuyên Quang, Vinh - Sầm Nưa...  

Chu Đức Soàn  

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.