Showbiz

Thực hư BH Media đánh bản quyền Quốc ca trận Việt Nam - Lào

07/12/2021, 09:40

Rất nhiều video trận đấu của các đội tuyển quốc tế cũng bị tắt tiếng để tránh bị đánh bản quyền trên kênh YouTube, không chỉ có "Tiến quân ca".

Tối 6/12, Đội tuyển Việt Nam ra quân tại bảng B AFF Suzuki Cup 2020 gặp đội tuyển Lào. Tuy nhiên, trước trận đấu, ở phần cử hành Quốc ca của hai đội tuyển, trên kênh YouTube phát sóng trận đấu là Next Sports, người hâm mộ không thể nghe tiếng Quốc ca của hai nước.

Trong khi đó, ở phần trực tiếp trên sóng VTV, phần Quốc ca của hai nước vẫn nghe được bình thường.

img

Phần Quốc ca của đội tuyển Việt Nam bị tắt tiếng vì bản quyền khiến nhiều người cho rằng liên quan tới BH Media

Trên kênh YouTube phát sóng trận đấu, màn hình hiện dòng chữ “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”.

Lúc này, trên mạng xã hội, nhiều người réo tên BH Media. Bởi vừa qua, đơn vị này vừa vướng ồn ào về việc đánh bản quyền Quốc ca trên YouTube. Về sự việc này, BH Media đã khẳng định, mình không nắm bản quyền Quốc ca mà chỉ được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản ghi Tiến quân ca trên YouTube.

img

BH Media phủ nhận không liên quan. Trên thực tế, cả Quốc ca của Lào cũng bị tắt tiếng

Về việc phần Quốc ca bị tắt tiếng trên kênh YouTube của Next Sports, BH Media cũng đã nhanh chóng phủ nhận mình không liên quan. Theo đơn vị này, chính đơn vị tiếp sóng đã tự tắt tiếng Quốc ca để phòng xa, tránh bị mất doanh thu.

Phía BH Media cũng cho rằng "video các trận đấu của các quốc gia khác trên kênh YouTube của Next Media cũng bị họ tắt tiếng để không bị xác nhận bản quyền âm nhạc".

Trên thực tế, trận đấu giữa Timor Leste và Thái Lan tại bảng A AFF Suzuki Cup 2020 vào chiều 5/12, phần Quốc ca của hai đội tuyển này cũng bị tắt tiếng trên kênh YouTube của Next Sports. Hay trận giữa Campuchia và Malaysia tại bảng B AFF Suzuki Cup 2020 cũng tương tự.

img

img

Trận đấu giữa nhiều đội tuyển, phần hát Quốc ca đều có tình huống tương tự trên kênh YouTube của Next Sports, chứ không riêng "Tiến quân ca"

Đây được coi là cách khôn khoan của chủ sở hữu kênh tiếp sóng để tránh bị đánh bản quyền trên YouTube.

Về bản quyền Quốc ca “Tiến quân ca” mà BH Media từng tuyên bố sở hữu bản ghi, trước đó, luật sư Phạm Duy Khương - Giám đốc Công ty luật ASL đã cho biết, “Tiến quân ca” sau khi được hiến tặng là tài sản thuộc về toàn dân, không ai nắm quyền sở hữu và ai cũng có quyền sử dụng. Tuy nhiên, bài hát được hiến tặng thuộc dạng “chết” chứ không phải bản ghi cụ thể nào.

Do đó, ai sử dụng bài hát để sản xuất sản phẩm ghi âm, ghi hình, người đó có quyền với bản ghi âm đó chứ không phải bản quyền tác giả.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, bất kì ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kĩ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kì ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất.

Một bằng chứng thấy rõ là trên YouTube, vẫn có rất nhiều MV, bài hát "Tiến quân ca" không bị đánh bản quyền, do đó là bản ghi các đơn vị tự sản xuất.

img

img

Không phải bản "Tiến quân ca" nào cũng bị đánh bản quyền trên YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.