Xã hội

Thực hư châu chấu bay rợp đồng tại Sơn La

04/10/2016, 17:38
image

Dân mạng đang xôn xao thông tin dịch châu chấu hoành hành, ảnh hưởng tới nông nghiệp của người dân ở Sơn La.

chau-chau

Dịch châu chấu xuất hiện từ năm 2015 và hoành hành chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 7 khiến người dân lo lắng

Nhiều ngày nay, trên mạng xã hội xôn xao thông tin tại tỉnh Sơn La đang xuất hiện dịch châu chấu hoành hành ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La xác nhận đúng là có hiện tượng trên xảy ra trên địa bàn, tuy nhiên thời điểm châu chấu xuất hiện nhiều nhất vào tháng 3 đến tháng 7. Hiện nay, đàn châu chấu đã di chuyển về phía địa bàn huyện Sốp Cộp (giáp tỉnh Điện Biên và giáp biên giới Việt – Lào) để chuẩn bị cho quá trình sinh sản.

Được biết, dịch châu chấu xuất hiện từ năm 2015, là loại châu chấu tre (có nơi còn gọi là châu chấu voi, mỗi con to bằng ngón tay cái hoặc chỉ nhỏ hơn chút, có đặc điểm khác với châu chấu lúa và không thể ăn được do bộ giáp cứng, mùi hôi), đẻ trứng ở trong đất từ tháng 11, tháng 12 đến tháng 1,2 xuất hiện và bắt đầu hoành hành từ tháng 3 khi đã trưởng thành.

>>>Xem thêm video Nước lũ chảy cuồn cuộn đục ngàu tại Sơn La:

Cũng theo ông Nghị, ngay khi xuất hiện dịch châu chấu, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Sơn La họp bàn kế hoạch tiêu diệt đàn châu chấu này và mời các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT lên nghiên cứu, tư vấn giải pháp. Trong trường hợp, lượng châu chấu xuất hiện ít, vừa phải sẽ tiến hành phun thuốc diệt, còn nếu xuất hiện diện rộng thì cách hợp lý nhất là khoanh vùng, huy động bà con bắt và diệt thủ công.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.