Pháp luật

Thưởng nóng Ban chuyên án triệt phá tổ chức tín dụng đen

03/01/2019, 14:48
image

32 điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vừa được triệt phá thành công.

173040_Trao_thuong_1

Ban chuyên án triệt phá các tổ chức tín dụng đen được thưởng 100 triệu đồng

Theo đó, Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa, Thành ủy và UBND TP Thanh Hóa; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đã trao thưởng tổng số tiền 100 triệu đồng cho Công an TP Thanh Hóa vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh triệt xóa các ổ nhóm tội phạm cho vay "tín dụng đen" núp bóng các công ty tài chính.

Như Báo Giao thông đưa tin, lực lượng Công an TP Thanh Hóa đã đấu tranh, triệt xóa các ổ nhóm tội phạm có hành vi cho vay nặng lãi tại 5 công ty tài chính, cầm đồ có trụ sở chính đặt trên địa bàn TP Thanh Hoá gồm: Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Đại Tín, Công ty TNHH Trường Cửu, Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Thương Tín, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Quyền Quý và Công ty TNHH Nam Tiến 36. 

165257_Sequence_06.Still005

Công an đang kiểm tra công ty tài chính hoạt động cho vay theo kiểu tín dụng đen.

Qua đó, bước đầu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 đối tượng có liên quan gồm: Cao Xuân Thu, sinh năm 1991 ở phố Lê Thị Hoa, phường Lam Sơn (là Giám đốc Công ty dịch vụ tài chính Đại Tín); Đỗ Nguyễn Minh Tân, sinh năm 1991 ở phố Phan Bội Châu, phường Tân Sơn (Là kế toán Công ty dịch tài chính Đại Tín); Lê Phú Lượng, sinh năm 1994 ở phố Ái Sơn, phường Đông Hải (Là trưởng chi nhánh Công ty dịch vụ tài chính Trường Cửu, Thành phố Sầm Sơn); Đỗ Văn Thái, sinh năm 1983 ở xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (là quản lý điều hành chi nhánh công ty dịch vụ tài chính Trường Cửu ở huyện Hoằng Hóa); Trương Đình Tâm, sinh năm 1998 ở xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa (là nhân viên Công ty dịch vụ tài chính Thương Tín).

Theo kết quả điều tra ban đầu của của cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hóa, để thực hiện trót lọt các giao dịch cho vay với lãi suất cắt cổ, các đối tượng ép buộc con nợ viết giấy bán tài sản của mình, rồi sau đó lại phải thuê lại chính tài sản đó mới có thể được vay số tiền mình cần. Tất cả những văn bản này, theo quy định của luật pháp, là thỏa thuận dân sự giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, mức phí thuê tài sản mà người đi vay phải chịu là từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày, tương đương từ 109,5 đến 182,5%/1 năm. Với cách tính này, nhiều khách hàng chỉ vay 30 triệu đồng, nhưng chỉ sau 1 năm đã phải trả hơn 100 triệu đồng tiền lãi mà vẫn chưa thể trả hết số nợ.

Một hình thức cho vay cắt cổ khác là cho "vay thăm" với số tiền từ 10 triệu đồng đến 60 triệu đồng 1 bát thăm, kỳ hạn 50 ngày. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm hoạt động, tổng số lượt giao dịch của 5 công ty này lên tới con số hơn 7.000 lượt giao dịch với tổng số tiền là hơn 72 tỷ đồng, mở rộng 32 chi nhánh ở khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, với hoạt động điều tiết vốn cho vay rất bài bản.

Truyền hình giao thông:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.