Quân sự

Sỹ quan Trung Quốc tiết lộ vụ PLA bắn tên lửa Đông Phong vào Biển Đông

19/11/2020, 09:50

Một cựu sĩ quan cấp cao của quân đội TQ, tiết lộ vụ bắn tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26B (IRBM) và tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D ở Biển Đông.

img
Quân đội Trung Quốc bắn tên lửa Đông Phong từ Tây và Đông Bắc vào các mục tiêu ở phía bắc Quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền của Việt Nam, hiện do PLA chiếm đóng trái phép) vào cuối tháng 8/2020.

Trang The Drive của Mỹ ngày 16/11 đưa tin, ít nhất đã có một số tên lửa đạn đạo mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bắn vào khu vực phía bắc Quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) trên Biển Đông trong cuộc tập trận diễn ra vào tháng 8 vừa qua.

Theo những gì The Drive thu thập được, các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được cho là đã bắn trúng một tàu mục tiêu đang di chuyển ở phía bắc Quần đảo Hoàng Sa. Nếu thông tin về việc bắn trúng mục tiêu di động là đúng, đây sẽ là màn trình diễn đầu tiên được biết đến của PLA về khả năng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa thực tế, có thể thay đổi đáng kể tính toán hoạt động của bất kỳ đối thủ tiềm năng nào, bao gồm cả Hoa Kỳ, trong khu vực biển đang tồn tranh chấp và những nơi khác trong Thái Bình Dương.

Tờ South China Morning Post cách đây một tuần dẫn lời Wang Xiangsui, một sĩ quan quân đội PLA đã nghỉ hưu, nói rằng một tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26B (IRBM) và một tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D (MRBM) đã tấn công tàu mục tiêu khi nó đang đi gần quần đảo Hoàng Sa trong cuộc tập trận hồi cuối tháng 8.

Wang Xiangsui từng được mô tả là "có mối quan hệ tốt" với giới chức lãnh đạo cấp cao của PLA và cũng là người được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những đồng tác giả của cuốn sách “Chiến tranh không hạn chế” xuất bản vào năm 1999, đề cập đến nhiều phương tiện phi đối xứng khác nhau để làm suy yếu và đánh bại các quốc gia vượt trội về công nghệ so với Trung Quốc.

“Chiến tranh không hạn chế” đã trở thành một văn bản có ảnh hưởng lớn, và khái niệm chung, trong giới an ninh quốc gia của Trung Quốc.

img
Trung Quốc từng bắn tên lửa đạn đạo Đông Phong vào các mục tiêu giả định mô phỏng tàu sân bay ở sa mạc Gobi vào năm 2019.

"Chúng tôi đã phóng tên lửa DF-21 và DF-26, và tên lửa đã bắn trúng một tàu mục tiêu đang cơ động từ phía bắc về phía nam quần đảo Hoàng Sa", tác giả của “Chiến tranh không hạn chế” - ông Wang Xiangsui nói trong một cuộc họp kín ở tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc vào tháng 10, theo South China Morning Post.

“Ngay sau đó, một tùy viên quân sự Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ đã phàn nàn và nói rằng hành động của PLA sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nếu tên lửa bắn trúng một tàu sân bay Mỹ. Họ (Hoa Kỳ) sẽ xem đây là sự phô trương lực lượng. Nhưng chúng tôi đang làm điều này vì sự khiêu khích của người Mỹ"- ông Wang Xiangsui nói thêm.

Cựu sỹ quan PLA Wang Xiangsui dường như không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào về con tàu mục tiêu, cấu tạo, tốc độ di chuyển của nó hay cách PLA có thể xác định được mục tiêu của tên lửa.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác PLA đã bắn bao nhiêu tên lửa trong cuộc tập trận vào ngày 26 tháng 8. Trước đó, hồi đầu tháng 6/2020, các báo cáo ban đầu của South China Morning Post chỉ ra rằng hai loại vũ khí đã được phóng đi, một là tên lửa DF-26B (Đông Phong-26B) và một DF-21D (Đông Phong 21D), từ các địa điểm ở tỉnh Thanh Hải và Chiết Giang.

Một báo cáo sau đó từ Reuters cho biết chính phủ Mỹ đã đánh giá rằng Trung Quốc đã bắn tổng cộng 4 tên lửa đạn đạo.

"Bộ Quốc phòng lo ngại về quyết định gần đây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi tiến hành các cuộc tập trận quân sự, bao gồm cả việc bắn tên lửa đạn đạo, xung quanh quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) ở Biển Đông vào ngày 23/29 tháng 8. Các hành động của CHND Trung Hoa, bao gồm cả các vụ thử tên lửa, tiếp tục gây bất ổn tình hình ở Biển Đông” - Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố vào ngày 27 tháng 8.

Tuyên bố của quân đội Mỹ khi đó cũng không nói gì về việc Trung Quốc đã bắn tổng cộng bao nhiêu tên lửa hay những loại họ đã sử dụng trong cuộc tập trận.

img
Một hạm đội tấn công do tàu sân bay dẫn đầu của Hải quân Mỹ - ảnh tư liệu.

DF-26B và DF-21D đều được hiểu là có các phương tiện cơ động có khả năng tấn công các tàu lớn, chẳng hạn như tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn. DF-21D có tầm bắn tối đa vượt quá 932 dặm (1.500 km), theo Lầu Năm Góc, trong khi tên lửa DF-26-series báo cáo có thể tấn công các mục tiêu ra đến 2.500 dặm.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, bao gồm cả tờ South China Morning Post có trụ sở tại Hồng Kông, đặc biệt gọi DF-21D là "sát thủ diệt tàu sân bay". DF-26 tầm xa hơn được đặt biệt danh là "Sát thủ diệt Guam", ám chỉ vùng lãnh thổ đảo chiến lược của Mỹ ở tây Thái Bình Dương, nơi có các căn cứ không quân và hải quân lớn, nhưng mẫu B với đầu đạn cơ động của nó cũng có thể mang theo, thường được gọi là tên lửa “Sát thủ tàu sân bay”. Guam sẽ là mục tiêu quan trọng của quân Trung Quốc trong bất kỳ cuộc xung đột quy mô lớn nào.

Cần lưu ý rằng PLA đã từng phóng tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu cố định có kích thước và hình dạng nói chung ở sa mạc Gobi ít nhất là từ năm 2013. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phản ánh khả năng tấn công các mục tiêu di động trên biển.

Trên thực tế, một số mục tiêu giả định mà PLA đã bố trí là một phần của nhóm mục tiêu lớn hơn được bố trí rõ ràng để phản chiếu, mô phỏng các tàu đang cập cảng tại các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản hoặc các cơ sở hải quân của Đài Loan. Trung Quốc cũng đã từng bắn DF-26 từ miền tây của đất nước vào Biển Đông trong một cuộc tập trận tương tự vào tháng 1 năm 2019.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.