Thế giới

Tiết lộ tin tình báo cho Nga, ông Trump có phạm tội?

17/05/2017, 07:44

Hành động của ông Trump (nếu có) có phạm pháp và liệu báo chí Mỹ có quá khắt khe với ông?

30

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Nhà Trắng

Vài ngày gần đây, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin Tổng thống Donald Trump tiết lộ thông tin mật cho giới chức Nga trong cuộc họp tại Nhà Trắng vào tuần trước, khiến dư luận Mỹ "dậy sóng". Song, thực sự hành động chia sẻ thông tin của ông Trump (nếu có) có phạm pháp và liệu báo chí Mỹ có quá khắt khe với ông Trump?

Ông Trump có phạm tội không?

Thông tin ông Trump tiết lộ thông tin tình báo mật ở mức độ cao cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak trong một cuộc hội đàm tại Nhà Trắng tuần qua được tờ Washington Post đăng tải đầu tiên. Sau đó, New York Times cũng đưa tin xác nhận. Hai tờ báo lớn này cho biết, thông tin tình báo mà ông Trump chia sẻ với Nga là do một nước đối tác với Mỹ trong hoạt động chống khủng bố chia sẻ.

Vì tính chất nhạy cảm, nguồn tin này hạn chế Mỹ không được chia sẻ thông tin với các nước đồng minh và cấm tiết lộ cho Moscow. Do đó, báo chí Mỹ dẫn nhận định từ nhiều chính trị gia Mỹ cho rằng, hành động của tổng thống có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của nguồn tin và mối quan hệ của Mỹ với đồng minh.

Về phía Nhà Trắng, Cố vấn an ninh quốc gia H.R. Mc Master nhận định: “Thông tin vừa được báo chí đưa ra là không đúng”. Theo ông, “Tổng thống và các quan chức Nga không hề bàn luận các thông tin tình báo hay bất cứ phương pháp thu thập thông tin tình báo nào. Tôi là người có mặt trong phòng và không có chuyện đó diễn ra”. Ngoại trưởng Rex Tillerson và Phó cố vấn của ông Mc Master - Dina Powell cũng bác bỏ thông tin.

Theo luật pháp Mỹ, Tổng thống Trump có quyền “tùy ý” tiết lộ bất kỳ thông tin nào ông muốn và là người duy nhất trong Chính phủ có quyền đó. Tổng thống Mỹ có thể quyết định giải mật thông tin sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và hội ý với các luật sư nhằm đảm bảo thông tin được giải mật phục vụ lợi ích người dân. 

Báo chí Mỹ quá khắt khe với Trump?

Sự việc này tiếp nối hàng loạt sự cố của Tổng thống Donald Trump liên quan tới Nga kể từ khi ông nhậm chức ngày 20/1 vừa qua. Phần lớn những sự cố này đều do báo chí Mỹ dẫn các nguồn tin giấu tên từ bên trong tiết lộ và suy đoán, còn phía Nhà Trắng luôn cực lực bác bỏ.

Xét trên một khía cạnh khác, nhiều nhà quan sát như ông Newt Gingrich, cựu Thượng nghị sĩ Hạ viện Mỹ giai đoạn 1995 - 1999, hiện là cộng tác viên của Fox News cho rằng, một bộ phận báo chí Mỹ đang quá khắt khe với ông Donald Trump.

Ông Newt Gingrich cho rằng, sau bốn tháng quan sát cách báo chí đưa tin về chính quyền Tổng thống Trump, ông nhận thấy, có hơi hướng đưa tin không trung thực, đối địch, khinh miệt của một bộ phận báo chí Mỹ và ông nghĩ đây là lúc cần lên tiếng.

170111113259-03-trump-0111-super-169

 

Gingrich chỉ trích, vài tờ báo Mỹ đang bị phe đối lập chi phối, có cái nhìn khắt khe và chỉ tập trung đánh mạnh vào điểm yếu của ông Donald Trump, bỏ qua những mặt tích cực mà ông chủ Nhà Trắng đã làm được.

Theo ông, Tổng thống Donald Trump làm được rất nhiều việc trong gần bốn tháng nhậm chức, nhưng phần lớn đều bị truyền thông lờ đi. Chẳng hạn, mối quan hệ mới giữa ông chủ Nhà Trắng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có kết quả trực tiếp đó là tạo bước ngoặt trong thương mại như: Xuất khẩu thịt bò Mỹ, khí đốt, một số dịch vụ tài chính, chấm dứt 13 năm Trung Quốc từ chối mua thịt bò Mỹ, mang về hàng tỉ USD cho Hoa Kỳ.

Nhưng, phần lớn truyền thông Mỹ chỉ lướt qua những thông tin này. Hay, những con số về tăng trưởng việc làm khá ấn tượng, cụ thể trong ngành sản xuất, song hầu hết đều không được báo chí Mỹ coi trọng. Vị Nghị sĩ Newt Gingrich nhận định: “Ông Trump không nợ truyền thông Mỹ... Ông làm việc cho dân chứ không phải cho một bộ phận truyền thông”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.