Tư vấn

Tìm hiểu máy bay huấn luyện L-39 vừa gặp nạn tại Phú Yên

26/08/2016, 14:55
image

Ngoài vai trò chính là máy bay huấn luyện, khi cần thiết L-39 còn có thể làm nhiệm vụ của một phi cơ...

1.1

L-39 là máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực đa tính năng do công ty Aero Vodochody (Tiệp Khắc, nay thuộc Cộng hòa Czech) sản xuất từ cuối những năm 1960 để thay thế chiếc L-29 Delfin.

Máy bay L-39 vừa gặp nạn tại Phú Yên chuyên dùng cho huấn luyện chiến đấu phản lực đa tính năng do công ty Aero Vodochody (Tiệp Khắc, nay thuộc Cộng hòa Czech) sản xuất từ cuối những năm 1960 để thay thế chiếc L-29 Delfin. L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan).

Trong Không quân Việt Nam, L-39 đóng vai trò máy bay huấn luyện cấp cao (sau quá trình huấn luyện trên máy bay cánh quạt) và được sử dụng để đào tạo phi công chuẩn bị cho chuyển loại lên các loại máy bay chiến đấu cao cấp nhất như Su-27, Su-30.

1.10

L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau. Đây là loại máy bay 2 ghế ngồi, dành cho học viên và người hướng dẫn.

1.5

Trong Không quân Việt Nam, L-39 đóng vai trò máy bay huấn luyện cấp cao (sau quá trình huấn luyện trên máy bay cánh quạt) và được sử dụng để đào tạo phi công chuẩn bị cho chuyển loại lên các loại máy bay chiến đấu cao cấp nhất như Su-27, Su-30.

1.2

Trung đoàn 910 - Trường Sĩ quan Không quân đang vận hành khai thác một phi đội L-39 đông đảo, trong đó có 24 chiếc L-39C cùng 10 chiếc L-39Z mới hơn. Loại phản lực cơ này được đánh giá hết sức tin cậy, vận hành hoàn hảo, dễ bảo trì bảo dưỡng, chi phí trên mỗi giờ bay thấp, cực kỳ phù hợp cho nhiệm vụ đào tạo phi công quân sự.

1.6

Sau khi học viên phi công Việt Nam hoàn thành các bài bay đơn trên Yak-52 thì họ sẽ chuyển qua học lái L-39 trước khi được phân công về các đơn vị chiến đấu để điều khiển những chiếc tiêm kích thực thụ.

1.3
Máy bay huấn luyện L-39 có dài 12,2 m; sải cánh 9,54 m, chiều cao 4,77 m; trọng lượng cất cánh tối đa 5,7 tấn. Máy bay được trang bị một động cơ turbofan ZMBD Progress DV-2 cho tốc độ tối đa 876km/h, trần bay 11.000 m, tầm hoạt động 1.000 km
1.8

Bên cạnh là một máy bay huấn luyện thì L-39 còn có khả năng chiến đấu với trang bị vũ khí lên tới 1.290 kg (2.840 lb) trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm: Tên lửa không đối không (K-13), Súng máy 7,62 mm, Bom rơi tự do và bom bầy, Rocket, Thùng dầu phụ.

1.7
Cho đến nay, L-39 vẫn là một trong những dòng máy bay huấn luyện phản lực phổ biến nhất Thế giới với tổng cộng khoảng 2.800 chiếc được bán ra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.