Xã hội

Tin mới nhất, hay nhất trên Báo Giao thông ngày 23/9/2020

23/09/2020, 07:38

Nhà thầu yếu không có “cửa” vào cao tốc Bắc-Nam; Thách thức tái cơ cấu vận tải, cách nào tháo gỡ?... là những tin mới nhất trên Báo Giao thông.

img
Trang nhất Báo Giao thông số 115 ra ngày 23/9/2020

Nhà thầu yếu không có “cửa” vào cao tốc Bắc - Nam

Hơn 100 nhà thầu nằm trong các liên danh và đứng độc lập đang được các tổ chuyên gia đấu thầu của hai Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDA7 đánh giá dựa trên các tiêu chí trong hồ sơ mời thầu và quy định của pháp luật đấu thầu, nhằm lựa chọn ra những nhà thầu tốt nhất thi công 13 gói thầu xây lắp của 3 dự án đầu tư công cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. Xem chi tiết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
Càng cam go, thử thách càng cần đoàn kết, hợp tác

Ngày 21/9, trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 đã diễn ra “Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc” với sự tham dự của 137 Lãnh đạo cấp cao và 33 Bộ trưởng các nước thành viên Liên hợp quốc. Do tác động của đại dịch Covid-19, Phiên họp được tổ chức theo hình thức Lãnh đạo các nước ghi hình phát biểu trước để phát trực tiếp tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp quan trọng gửi tới Phiên họp.

Trẻ mang điện thoại vào lớp, có gì mà ngại?

Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành, trong đó quy định nhiều cấp học cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên, vừa mới ra đời đã vướng phải luồng tranh luận. Xem chi tiết

Thách thức tái cơ cấu vận tải, cách nào tháo gỡ?

Tái cơ cấu vận tải giúp nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia và cải thiện môi trường giao thông an toàn hơn.
Báo Giao thông trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia về nội dung này.

Làm 2 tuyến Metro trăm nghìn tỷ trong 5 năm: Hà Nội có vội được không?

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất đầu tư nối dài tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và tuyến mới dài 38,4km Văn Cao - Hòa Lạc với tổng mức đầu tư hơn 100 nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong khoảng 5 năm. Việc này có khả thi, nhất là khi các tuyến đường sắt đô thị trước đó đều kéo dài, có khi đến cả chục năm vẫn chưa khai thác được?

Du lịch cầu hàng không có khả thi?

Với đề xuất nghiên cứu thành lập du lịch cầu hàng không an toàn, từ một điểm đến một điểm, khách chỉ vào các khu du lịch, hạn chế tiếp xúc, không phải cách ly. Đề xuất này có khả thi trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp?

Sửa chữa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất có kịp bay Tết?

Đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được chủ đầu tư, nhà thầu rốt ráo thi công, linh hoạt giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác trước Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Vụ “Kỳ lạ không có bản cung vẫn nhận án tù”: Hủy án sơ thẩm, điều tra lại

Liên quan đến phiên tòa vắng mặt cả bị cáo, bị hại lẫn người làm chứng ở Hưng Yên nhưng tòa vẫn tuyên án, TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại. Xem chi tiết

Khi sức mạnh của đội bóng nằm ở “đôi cánh”

Trong bóng đá hiện đại, vai trò của các hậu vệ cánh ngày một trở nên quan trọng. Bằng chứng là những đội bóng lớn đều phải sở hữu ít nhất hai cầu thủ chơi biên hiệu quả nếu muốn tranh chấp danh hiệu. Xem chi tiết

Hậu trường đặc biệt phim về nàng Kiều thời hiện đại

Dù là tác phẩm phóng tác từ “Truyện Kiều”, nhưng bộ phim điện ảnh “Kiều @” được kỳ vọng sẽ là góc nhìn mới mẻ về nỗi đau của người phụ nữ và con người nói chung.

Trung Quốc tăng kết nối đường sắt với Đông Nam Á để làm gì?

Chỉ trong 5 năm, tổng giá trị đầu tư vào kết nối đường sắt từ Trung Quốc tới các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tăng gấp đôi với hàng chục dự án “khủng”, thể hiện rõ tham vọng của Bắc Kinh trên con đường mở rộng tầm ảnh hưởng với khu vực mới nổi của châu Á. Xem chi tiết

Nhật tăng gấp đôi mức hỗ trợ để ngăn tình trạng sợ kết hôn

600.000 yên (tương đương hơn 133 triệu VNĐ) là con số trợ cấp tài chính mức cao nhất cho 1 cặp đôi mới kết hôn, chuẩn bị được Chính phủ Nhật Bản áp dụng vào tháng 4 năm sau, nhằm chấm dứt tình trạng “ế trở thành xu thế” tới mức đáng báo động tại nước này. Xem chi tiết

Và nhiều thông tin hấp dẫn khác trên Báo Giao thông số ra hôm nay, mời độc giả đón đọc!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.