Xã hội

Covid-19 ngày 27/3: 7 ca nhiễm xuất viện, dừng xe buýt, không đóng cửa chợ

27/03/2020, 18:00

Tin tức dịch Covid-19 ngày 27/3 tại Việt Nam: 7 ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM xuất viện trong 1 ngày, tạm dừng xe buýt, không đóng cửa chợ...

img
Tối 27/3 có thêm 10 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam lên 163 người

7 ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM được xuất viện trong một ngày

Lãnh đạo TP.HCM thông tin sau khi cho kết quả xét nghiệm âm tính đủ 3 lần, 7 người điều trị Covid-19 trên địa bàn được xuất viện trong sáng 30/3.

Báo cáo với Thủ tướng và Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29/3, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết 7 bệnh nhân dương tính với Covid-19 được xuất viện trong sáng mai (30/3). Những ca bệnh trên được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM).

"7 trường hợp này đã cho kết quả âm tính với Covid-19 đủ 3 lần. Trong sáng 30/3, những người này sẽ được ra viện", ông Nguyễn Thành Phong thông tin.

img
Chủ tịch UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng về tình hình chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Ảnh: TTBC TP.HCM

Trước đó, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho hay toàn bộ ca nhiễm Covid-19 đã phát hiện trên địa bàn TP.HCM có tình trạng sức khỏe ổn định. 7 ca đang điều trị Covid-19 sắp xuất viện có tình trạng sức khỏe tốt.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin thêm trong số 45 ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn, 13 ca chiếm 29% liên quan đến ổ dịch bar Buddha (quận 2, TP.HCM). Hiện, TP.HCM đã tiếp cận và xét nghiệm 198 người trong đó 154 mẫu phẩm âm tính, những trường hợp còn lại đang chờ kết quả.

Tới ngày 29/3, Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam lên 179. 4 ca trong số này liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ca còn lại tại TP.HCM được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Tổng số ca dương tính Covid-19 tại TP.HCM được xác định là 45 người. Lực lượng y tế đã thực hiện cách ly 9.260 trường hợp tại khu cách ly tập trung của TP.HCM, cơ sở của quận, huyện là 1.023 người, ngoài ra, 1.678 người đang thực hiện cách ly tại nơi cư trú.

Có thêm 21 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh

Bộ Y tế thông tin, tính đến tối 27/3, đã có thêm 21 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đủ điều kiện công bố khỏi bệnh, âm tính từ 1-4 lần.

Sau 3 ca đã khỏi bệnh, ra viện chuyển về cơ sở theo dõi sức khỏe vào sáng 27/3, tối muộn cùng ngày, Bộ Y tế cho biết, đã có 51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần. Trong số đó có 21 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 7 bệnh nhân âm tính trên 3 lần xét nghiệm gồm các BN: 45, 53, 64, 65, 66, 79, 90 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã khỏi bệnh, dự kiến ra viện ngày 29-30/3, chuyển cơ sở khác để theo dõi sức khoẻ.

Hiện 143 bệnh nhân mắc Covid-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khoẻ ổn định.

Tuy nhiên có 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (có 1 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 2 bệnh nhân còn lại thở ô xy), hiện 1 bệnh nhân đã có nhiều tiến triển, không còn phải thở máy xâm nhập.

Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.

Hà Nội không đóng cửa chợ truyền thống

Tại buổi họp BCĐ phòng chống dịch Covid-19 vào chiều nay, Phó giám đốc Sở Công Thương cho biết sẽ không đóng cửa chợ truyền thống, người dân cứ yên tâm.

Đáng chú ý, liên quan đến việc hạn chế các dịch vụ kinh doanh không cần thiết để phòng dịch, Phó giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, do cách hiểu, cách làm chưa đồng nhất, có phường đã chỉ đạo đóng cửa các đơn vị kinh doanh, phân phối hàng hóa.

img
Các hàng chợ bán rau củ quả, thực phẩm, tiện lợi, tạp hóa, trái cây, hoa quả vẫn mở cửa phục vụ nhân dân

Nhiều người dân hoang mang lo sợ hệ thống phân phối bị đóng cửa nên trong sáng 27/3, lượng người dân đi mua sắm đã tăng gấp đôi ở chợ và các hệ thống phân phối. Sở đã phải liên hệ với các quận, huyện tuyên truyền ngay để người dân không hoang mang, các hệ thống phân phối hàng hóa đều hoạt động bình thường…

Bà Lan cũng thông tin, do lo lắng bị đóng cửa, một số siêu thị điện máy đã đối phó bằng cách đưa thêm cả hàng hóa thiết yếu vào để bán, tạo ra môi trường phức tạp cho công tác phòng dịch. Sở Công Thương đã phải tiến hành kiểm tra, xử lý.

Ngoài các siêu thị chuyên biệt về hàng hóa thiết yếu, cửa hàng xăng dầu, hiệu thuốc, Sở kiến nghị TP có văn bản chỉ đạo quyết định việc các trung tâm thương mại chỉ được mở cửa siêu thị ở trong; siêu thị được mở cửa bán hàng nhưng không được tổ chức kinh doanh vui chơi giải trí; các hàng chợ bán rau củ quả, thực phẩm, tiện lợi, tạp hóa, trái cây, hoa quả, được mở cửa phục vụ nhân dân… để thống nhất cách làm, không để người dân hiểu nhầm, gây hoang mang…

Học sinh tiếp tục nghỉ học đến hết 15/4

Chủ tịch UBND TP yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, phường xã không được rời khỏi thành phố, bật điện thoại 24/24, sẵn sàng đi làm khi có yêu cầu; tất cả các trường học nghỉ học đến 15/4…

“Đề nghị nhân dân Thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch Covid -19. Mỗi người dân là một chiến sỹ. Sự ủng hộ của người dân sẽ giúp làm giảm sự lây nhiễm”, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhắc lại tình hình diễn biến dịch bệnh trên thế giới với đặc điểm vô cùng phức tạp. Cho đến giờ phút này vẫn chưa có vaccine, thuốc đặc trị cho dịch bệnh. Đã nhận dạng được virus nhưng chưa xác định được điểm kết thúc của dịch bệnh vì vậy: “Rất có khả năng Ban Chỉ đạo sẽ phải làm việc trong thời gian dài”.

Chủ tịch UBND TP cho biết, TP đã mời các chuyên gia, mô phỏng 3 kịch bản: Không làm gì; Làm yếu ớt, làm mạnh mẽ các biện pháp ngăn nguồn lây nhiễm, không để phát tán ở nơi đông người.

Với kịch bản làm mạnh mẽ như TP hiện nay sẽ có các “đốm cháy” là ổ dịch nhỏ trên địa bàn TP như ở Bạch Mai, Trúc Bạch, Núi Trúc… Người dân chấp hành tốt, sẽ ngăn chặn được.

Hà Nội dừng toàn bộ các tuyến xe buýt đến ngày 15/4 để phòng dịch Covid-19

Chiều 27/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4; đồng thời yêu cầu xe taxi hạ kính cửa, bắt buộc lái xe và hành khách đeo khẩu trang, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0h ngày 28/3 hết ngày 15/4.

Theo đó, dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu đeo khẩu trang, thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

img
Tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt tại Hà Nội đến ngày 15/4

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên. Khi tập trung dưới 20 người phải tiến hành khử khuẩn vệ sinh y tế, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.

Đóng cửa, tạm dừng kinh doanh toàn bộ các dịch vụ kinh doanh. Khuyến khích mọi người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà.

Khi giao dịch mua bán trong các loại hình trên cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m, vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Với giao thông công cộng, tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4. Đối với các loại xe taxi và xe hợp đồng, yêu cầu: Không dùng điều hòa, hạ kính, bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe và hành khách, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách.

Các trường học, cơ sở dạy nghề tạm thời không tổ chức cho học sinh đến trường dưới mọi hình thức.

Trước đó, từ ngày 22/3, Transerco đã giảm 900 lượt xe trên 28 tuyến buýt, tương đương 21,3% số chuyến lượt. Tuy nhiên với văn bản mới nhất của Chủ tịch UBND TP, toàn bộ các tuyến xe buýt sẽ dừng hoạt động kể từ ngày mai (28/3).

Thêm 10 ca mắc mới, 6 người lây từ bar Buddha và bệnh nhân số 161 ở BV Bạch Mai

18h chiều nay 27/3, Việt Nam ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam lên 163 ca. 4 trong số 10 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 21-23/3, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 3 ca người nước ngoài đã có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 tại quán bar Buddha ở Tp Hồ Chí Minh. 3 ca còn lại có liên quan tới bệnh nhân 133 tại BV Bạch Mai (Hà Nội).

Bệnh nhân 154, nữ du học sinh, quốc tịch Việt Nam, 23 tuổi, có địa chỉ tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Ngày 22/3, bệnh nhân bay từ London (Anh) về tới Cần Thơ trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN0050, số ghế 12C - chung chuyến bay với BN145. Khi nhập cảnh, bệnh nhân khai có triệu chứng sốt, ho, khó thở, buồn nôn và được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự TP Cần Thơ. Ngày 24/3, bệnh nhân có sốt nên được chuyển tới Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ lấy mẫu xét nghiệm và điều trị cách ly.

Bệnh nhân 155, nữ du học sinh tại Anh, quốc tịch Việt Nam, 21 tuổi, có địa chỉ tại thôn Trung, thị trấn Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Bệnh nhân này chung chuyến bay với BN154. Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có dấu hiệu triệu chứng bệnh và được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu (ở thị xã Giá Rai). Tại khu cách ly bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Tại thời điểm lấy mẫu và đến nay bệnh nhân chưa có biểu hiện bệnh. Bệnh nhân và 1 người bạn chung phòng tại khu cách ly tập trung hiện đã được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cách ly, theo dõi.

Bệnh nhân 156, nam du học sinh tại Anh, quốc tịch Việt Nam, 21 tuổi, có địa chỉ tại Phường 7, TP Trà Vinh, đi cùng chuyến bay với BN 154. Tình trạng tương tự BN 155. Hiện bệnh nhân và 01 người bạn chung phòng tại khu cách ly tập trung hiện đã được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cách ly, theo dõi.

Bệnh nhân 157, nữ, quốc tịch Anh, 31 tuổi, giáo viên Eschool - Eclass, hiện trú tại đường Tôn Đản, phường 13, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiếp xúc với ca bệnh dương tính trong quán bar Buddha. Hiện bệnh nhân không có triệu chứng mắc bệnh, đang được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Bệnh nhân 158, nam, quốc tịch Brazil, 45 tuổi , nghề nghiệp – kỹ thuật viên, hiện ngụ tại đường 42, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiếp xúc với ca bệnh dương tính trong quán bar Buddha ngày 14/3. Hiện bệnh nhân không có triệu chứng mắc bệnh, đang được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân 159, nam, quốc tịch Brazil, 33 tuổi, hiện ngụ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiếp xúc ca bệnh dương tính trong quán bar Buddha ngày 14/3/2020. Hiện bệnh nhân không có triệu chứng mắc bệnh, đang được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân 160, nữ, quốc tịch Việt Nam, 30 tuổi, ngụ tại phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Từ ngày 20/3, bệnh bị đau họng, ho khan, không sốt. 1 tháng trước bệnh nhân đã ở Madrid (Tây Ban Nha), có tiếp xúc với chị gái bị Covid-19. Ngày 22/3 bay về Việt Nam theo hành trình Madrid - Moscow trên chuyến bay SU2605; Moscow - TP. Hồ Chí Minh trên chuyến bay SU292. Bệnh nhân được đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ.

Bệnh nhân 161, nữ, 88 tuổi , ngụ tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên. Từ ngày 17/3 bệnh nhân bị đau đầu, hôn mê, được đưa tới BV Phố Nối, Hưng Yên chụp CT Scan với chẩn đoán chảy máu não, não thất. Bệnh nhân được chuyển tới BV Bạch Mai nằm tại Phòng điều trị tự nguyện, Khoa Thần kinh, nằm cùng phòng với BN133 từ ngày 17-22/3/2020 . Sau 9 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện, còn yếu nửa người trái. Ngày 24/3, bệnh nhân được Bệnh viện Bạch Mai lấy mẫu làm xét nghiệm và ngày 25/3 cho kết quả dương tính với SARS-COV-2. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bệnh nhân 162, nữ, 63 tuổi, con dâu BN161, ngụ tại Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân vào chăm sóc BN161. Tình trạng sức khỏe hiện tại bình thường, không có triệu chứng. Kết quả xét nghiệm lần 1 của Bệnh viện Bạch Mai ngày 25/3: dương tính SARS-COV-2. Ngày 26/3 xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tái khẳng định kết quả này.

Bệnh nhân 163, nữ, 43 tuổi (cháu gái BN161), ngụ tại Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. Nghề nghiệp: Nhân viên cấp dưỡng tại Công ty xăng dầu khu vực 1. Bệnh nhân vào chăm sóc BN161. Tình trạng sức khỏe hiện tại bình thường, không có triệu chứng. Kết quả xét nghiệm ngày 26/3 dương tính SARS-COV-2. Hiện đang điều trị BV Đức Giang.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế, các bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị tại 20 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đến nay đã ghi nhận 48 ca có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 đến 4 lần. Ngày 27/3, ba bệnh nhân điều trị tại Đà Nẵng đã được xuất viện: Hai người Anh (BN22 và 23) tiếp tục được cách ly theo dõi sức khỏe tại Quận Sơn Trà. BN35, nữ nhân viên siêu thị Điện máy Xanh, được cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày.

Cần Thơ phát hiện ca nhiễm thứ 2 lây Covid-19 tại khu cách ly tập trung

Tối 27/3, thông tin từ Sở Y tế TP Cần Thơ, thêm một trường hợp bệnh nhân (Bệnh nhân thứ 154) dương tính với Covid-19 được phát hiện trong khu vực cách ly tập trung.

Theo đó, bệnh nhân 154 là nữ, quốc tịch Việt Nam, 23 tuổi, có địa chỉ tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng Ninh, là du học sinh tại Anh từ năm 2018.

Ngày 22/3, bệnh nhân bay từ London (Anh) về tới Cần Thơ trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN0050, số ghế 12C, cùng chuyến bay với Bệnh nhân 145. Khi nhập cảnh được chuyển tới khu cách ly tập trung.

Ngày 24/3, bệnh nhân có sốt nên được chuyển tới Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ lấy mẫu xét nghiệm và điều trị cách ly, hiện sức khỏe Bệnh nhân 154 ổn định.

Riêng tất cả trường hợp tiếp xúc gần với Bệnh nhân 154 được quản lý và cách ly theo quy định.

Đây là ca bệnh thứ 2 được phát hiện trên địa bàn TP Cần Thơ.

Bạc Liêu phát hiện 2 trường hợp về từ nước Anh dương tính với Covid-19

Viện Pasteur (TP.HCM) thông báo kết quả dương tính với Covid-19 đối với 2 trường hợp là công dân Việt Nam về từ nước Anh, cách ly ở Bạc Liêu.

Ngày 27/3, ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu xác nhận, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện 2 ca dương tính với Covid-19. Đây là 2 người trong tổng số 150 người là công dân Việt Nam trở về từ nước Anh và được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu.

img
Khu vực cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

Bệnh nhân thứ nhất là nữ (SN 1999, quê ở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) và bệnh nhân thứ hai là nam (SN 1999, quê ở TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh).

Ngày 22/3, cả hai bệnh nhân này từ nước Anh về Việt Nam trên chuyến bay số hiệu VN 0050. Bệnh nhân 1 ngồi ghế 2K, bênh nhân 2 ngồi ghế 23G. Chuyến bay đáp xuống sân bay Cần Thơ vào lúc 6h30 cùng ngày, sau đó được đi đi cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 24/3, cả hai bệnh nhân nói trên được lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 26/3, Viện Pasteur (TP.HCM) thông báo nhanh kết quả dương tính với Covid-19. Sau đó, hai bệnh nhân này được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu cách ly điều trị vào sáng 27/3.

Ngoài ra, có 15 người tiếp xúc gần với hai bệnh nhân này và được chuyển đến khu riêng ở Trung tâm Y tế TX Giá Rai lấy mẫu xét nghiệm lần 2. Đồng thời, tiếp tục theo dõi giám sát 133 người còn lại và nhân viên y tế tiếp xúc nói trên.

Giám sát chặt chẽ các trường hợp còn lại ở Trung tâm cách ly, hướng dẫn họ tự vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc người xung quanh. Khi có biểu hiện sốt, ho phải báo cán bộ y tế khám và điều trị; sẵn sàng tiếp nhận cách ly y tế hay lấy mẫu khu những người tiếp xúc có biểu hiện sốt, ho,...

Bác thông tin đến 31/3 Việt Nam có 1.000 ca mắc Covid-19

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về tình hình xuất nhập cảnh; việc quản lý các khu cách ly; kiểm soát các ổ dịch; phương pháp, cách thức điều trị cho các bệnh nhân…

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Có một số ý kiến dự báo đến ngày 31-3, Việt Nam sẽ có 1.000 người dương tính với SARS-CoV-2. Đây là cách tính theo mức độ lây lan trên thế giới. Theo thống kê, thời gian trung bình để số ca nhiễm Covid-19 từ 100 lên 1.000 trên thế giới là 9 ngày (riêng Nhật Bản là 28 ngày).

Có thể khẳng định, bằng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả, đến nay, Việt Nam đã có sự kiểm soát dịch, bệnh tốt. Việt Nam sẽ không có 1.000 ca nhiễm vào ngày 31/3.

img
Riêng chuyến bay VN0054 vào Việt Nam từ ngày 2/3 đã có 20 ca nhiễm

Tính từ ngày 7/3, khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm số 17, không tính 16 ca nhiễm trong giai đoạn 1, hiện có 137 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, 86 ca đã cách ly ngay từ khi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, còn 51 ca đã vào đến cộng đồng.

Riêng chuyến bay VN0054 vào Việt Nam từ ngày 2/3 đã có 20 ca nhiễm; bệnh nhân 34 tại Bình Thuận đã lây cho 11 người (gồm 8 ca tiếp xúc gần với bệnh nhân; 3 ca tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần với bệnh nhân) nhưng đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp nào lây nhiễm, còn lại 19 ca nhiễm được phát hiện trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng khẳng định: Việt Nam đã, đang kiểm soát tốt các điểm được tạm gọi là ổ dịch, thậm chí tiếp cận những điểm bị coi là ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay. Nếu mỗi người thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và khuyến cáo của cơ quan y tế (hạn chế tiếp xúc, tập trung đông người; đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ; khai báo y tế, giữ liên hệ với các cơ quan y tế) thì chắc chắn Việt Nam sẽ thành công như giai đoạn 1 và phải quyết tâm không để có đến 1.000 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam.

Các ổ dịch đang được kiểm soát

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (ổ dịch xâm nhập từ bên ngoài), hiện có 3 đơn vị (Viện Tim mạch, Khoa thần kinh, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới) được cách ly toàn diện. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại khoa và trong khu vực cách ly trong bệnh viện.

Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại khoa (riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)… Đồng thời, Bộ Y tế đã tổ chức cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện các cơ quan đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả nhân viên Bệnh viện Bạch Mai (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang được điều trị tại đây.

TP HCM đã thực hiện cách ly tập trung đối với 153 người có tiếp xúc trực tiếp với các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch là quán bar Buddha (Quận 1).

Đây được nhận định là ổ dịch có thể có nhiều nguồn lây, khá phức tạp. Các ổ dịch lây nhiễm từ bệnh nhân số 100 (tại Quận 8, TP HCM) và bệnh nhân 34 (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đang được các lực lượng khoanh vùng với việc cách ly và kiểm tra y tế đối với hàng trăm hộ dân...

Thủ tướng chỉ thị dừng kinh doanh hàng quán, tụ tập đông người đến hết 15/4

Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ, tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ từ 28/3 đến hết 15/4.

* Có thể xử lý hình sự trường hợp không chấp hành biện pháp cách ly

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Công an, Y tế, Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế; găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Y tế tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch; tập trung thông tin về việc không tập trung đông người, khuyến khích và hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện, phát hiện sớm và thông báo cho chính quyền về các trường hợp nghi mắc bệnh.

Các cấp, các ngành tích cực đổi mới, cải tiến cách làm việc nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, làm việc, học tập, thực hiện thủ tục hành chính; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

* Tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4.

Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc.

Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Thủ tướng Chính phủ, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm, kỷ luật nghiêm đối với người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tụ tập đông người.

* Tiếp tục kiểm soát chặt mọi trường hợp nhập cảnh

Thủ tướng giao các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, yêu cầu thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, sàng lọc đối với các trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3 không thuộc diện cách ly tập trung để áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát phù hợp.

Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, cảnh sát khu vực, công an xã, thanh niên xung kích trên địa bàn, tổ dân phố, thôn bản… tăng cường việc giám sát các trường hợp cách ly tại gia đình, hạn chế tối đa việc giao tiếp của các đối tượng bị đề nghị cách ly y tế; thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chống đối cách ly theo quy định.

Tiếp tục kiểm soát chặt mọi trường hợp nhập cảnh trên các tuyến biên giới trên bộ (nhất là biên giới với Lào, Campuchia), đường thủy, đường biển, các cảng hàng không.

Tăng cường năng lực cả về nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh; chú trọng việc bảo đảm an toàn cho các lực lượng quản lý nhập cảnh, làm việc tại các cửa khẩu, các khu cách ly tập trung và các cơ sở cách ly dân sự khác.

Có phương án điều tiết hợp lý việc tiếp nhận, phân loại sàng lọc người nhập cảnh bảo đảm không quá tải các cơ sở cách ly tập trung trên tuyến biên giới đường bộ.

TP Hồ Chí Minh: Hỗ trợ người nước ngoài xuất cảnh khi âm tính với virus SARS-CoV-2

Ngày 27/3, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh có công văn khẩn gửi đến Sở Ngoại vụ, UBND quận/huyện, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố, Trung tâm y tế quận/huyện về việc xuất cảnh của công dân nước ngoài đang cách ly y tế.

Theo đó, Sở Y tế giao cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND các quận/huyện và các cơ quan liên quan, tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc tổ chức cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, phòng, chống COVID- 19.

Đối với các trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19, thực hiện cách ly và điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus SARS- CoV-2; đồng thời xác định các trường hợp có tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính với COVID-19, các trường hợp có tiếp xúc với người tiếp xúc gần để thực hiện cách ly theo y tế, theo dõi sức khỏe.

img
Công dân nước ngoài đang cách ly y tế có nguyện vọng trở về nước, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cơ sở cách ly tập trung chuẩn bị phương tiện vận chuyển, vật tư để đưa đến điểm xuất cảnh theo quy định.

Trong trường hợp công dân nước ngoài đang cách ly y tế có nguyện vọng trở về nước, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cơ sở cách ly tập trung chuẩn bị phương tiện vận chuyển, vật tư (khẩu trang, dung dịch khử khuẩn) để đưa đến điểm xuất cảnh theo quy định.

Quá trình này cần hạn chế tiếp xúc, thực hiện các biện pháp kiểm dịch y tế để xuất cảnh theo đúng quy định, giám sát việc thực hiện xuất cảnh cho công dân nước ngoài an toàn, thuận lợi. Đồng thời, hướng dẫn cho các công dân nước ngoài trong trường hợp xuất cảnh trở về nước bằng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam phải thông báo trước cho các hãng để có sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.

Công văn trên cũng đề nghị Sở Ngoại vụ thông báo cho các cơ quan ngoại giao trên địa bàn thành phố để phối hợp thực hiện. Cụ thể, khi có công dân nước ngoài đang cách ly y tế, đã có kết quả xét nghiệm âm tính và nguyện vọng trở về nước, các cơ quan ngoại giao liên hệ trực tiếp các đơn vị quản lý các cơ sở cách ly tập trung là Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, Trung tâm y tế quận huyện để được hướng dẫn thủ tục thực hiện và hỗ trợ vận chuyển người đang cách ly đến điểm xuất cảnh.

3 bệnh nhân vừa điều trị khỏi bệnh tại Đà Nẵng đã xuất viện sáng nay (27/3)

Sáng 27/3, Bệnh viện Đà Nẵng đã cho xuất viện 2 bệnh nhân quốc tịch Anh và 1 bệnh nhân người Việt Nam nhiễm Covid-19 xuất viện sau 3 tuần điều trị. Hiện sức khỏe các bệnh nhân ổn định, đã có 3 - 4 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Các bệnh nhân này gồm du khách quốc tịch Anh (60 tuổi, bệnh nhân số 22) được xác định nhiễm Covid-19 ngày 8/3 vừa qua. Sau một thời gian điều trị, mẫu xét nghiệm các ngày 19, 23 và 25/3 của bệnh nhân này đã cho kết quả âm tính SARS-CoV-2. Bệnh nhân thứ 23 (66 tuổi, quốc tịch Anh) cùng vào viện ngày 8/3, xét nghiệm các ngày 19, 23, 25 và 26/3 đã cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân thứ 35 (28 tuổi, trú TP Đà Nẵng) là nhân viên Siêu thị Điện máy Xanh trên đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu), vào viện ngày 10/3. Kết quả xét nghiệm các ngày 10, 23 và 25/3 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân tiếp xúc với 2 bệnh nhân người Anh nêu trên.

img
Khác với bệnh nhân số 35, 2 bệnh nhân người Anh dùng giấy che mặt, vội vã rời khỏi bệnh viện

Bác sĩ Phạm Ngọc Hàm - Trưởng khoa Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, quá trình điều trị cho các bệnh nhân này, các bác sĩ luôn bám sát phác đồ điều trị của Bộ Y tế đưa ra, các bệnh nhân này không có bệnh nền nên việc điều trị cho các bệnh nhân diễn ra hết sức thuận lợi.

“Các bác sĩ luôn quyết tâm điều trị cho các bệnh nhân khỏi bệnh. Chúng tôi có mặt ở bệnh viện lúc 10 giờ đêm ngày 7/3 cho đến nay. Các bác sĩ động viên nhau về tinh thần, coi đây là một mặt trận chiến đấu, và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Bác sĩ Hàm nói và chia sẻ thêm, hôm nay là một ngày rất vui đối với toàn bộ các y bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng sau gần 3 tuần điểu trị cho các bệnh nhân đầu tiên của TP Đà Nẵng nhiễm Covid-19.

Được biết, sau khi xuất viện, 2 bệnh nhân người Anh tiếp tục được cách ly theo dõi 14 ngày tại một khách sạn tại quận Sơn Trà; bệnh nhân số 35 tiếp tục được cách ly và theo dõi 14 ngày tại nhà.

Đến thời điểm này, trên địa bàn Đà Nẵng ghi nhận 6 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có 3 ca vừa xuất viện nêu trên. Các trường hợp còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Cả nước có 153 ca bệnh, 3 ca diễn tiến nặng

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện có 37 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính lần với COVID-19, trong đó 27 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1; 02 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 04 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3; đặc biệt có 04 bệnh nhân đã âm tính 4 lần là bệnh nhân 29, 45, 53 và 66.

Trong số các bệnh nhân này có 03 trường hợp bình phục, dự kiến trong hôm nay 27/3 sẽ được chuyển cơ sở y tế khác để theo dõi sức khoẻ là các bệnh nhân 45, 53 và 66.

37 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần

Về sức khoẻ của 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, có 1 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 02 bệnh nhân còn lại thở ô xy. Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.

Sáng 26/3, từ Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành đã tiếp tục hội chẩn trực tuyến điều trị cho các ca bệnh nặng này.

Sinh viên Đại học Y Dược Thái Bình có kết quả âm tính với virus SARS- CoV-2

Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình khẳng định sinh viên L.T.M. người về từ Bệnh viện Bạch Mai thăm bác, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Hai ngày qua dư luận tỉnh Thái Bình xôn xao về trường hợp của sinh viên Đại học Y Dược Thái Bình L.T.M thăm bác tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội mắc COVID - 19.

Tuy nhiên, qua điều tra xác minh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình và Trường Đại học Y Dược Thái Bình sinh viên M. không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19 số 133. Để phòng ngừa trường hợp xấu nhất, sinh viên M. được cho lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, theo dõi tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Hiện tại sức khỏe của M. ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.

Phạt 12,5 triệu đồng nam thanh niên phát tán thông tin sai về Covid-19

Do tài khoản Facebook sử dụng lâu ngày nhưng ít người tương tác, nam thanh niên đăng tải thông tin thất thiệt về Covid-19 để "câu like".

Ngày 27/3, thông tin từ Công an huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, nơi đây vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nguyễn Q.S (SN 2001, ngụ thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn) số tiền 12,5 triệu đồng do có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội về dịch Covid-19.

img
Nguyễn Q.S bị mời lên cơ quan công an làm việc

Theo nội dung vụ việc, khoảng 19h ngày 24/3, công an phát hiện một tài khoản Facebook đăng thông tin: “Chợ Tri Tôn mk (mình) có ng (người) nhiễm virus Corona đó mọi người” nên đã vào cuộc xác minh.

Kết quả xác định, S. là người đã đăng tải thông tin nói trên nên mời về làm việc.

Tại cơ quan công an, S. thừa nhận hành vi của mình. Nam thanh niên cho biết, mục đích của việc đăng tải thông tin là để "câu like" vì tham gia sử dụng mạng xã hội lâu ngày nhưng lại ít người tương tác, chia sẻ.

Công an huyện Tri Tôn đã buộc S. gỡ bỏ nội dung trên khỏi trang Facebook cá nhân và làm cam kết không tái phạm.

Hà Nội phạt nặng người không thực hiện hoặc trốn cách ly Covid-19

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên họp thứ 25 Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố ngày 25/3.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, trong 2 tuần tới sẽ là giai đoạn cao điểm, cần phải tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống Covid-19.

Vì thế, UBND các quận, huyện, thị xã cần nhận định rõ các nguồn lây để có công tác tuyên truyền và phòng ngừa hiệu quả.

Cụ thể, các nguồn lây được xác định thứ nhất là các công dân trong quá trình di chuyển, tiếp xúc người bệnh nhưng không có dấu hiệu, biểu hiện của bệnh.

Nguồn lây thứ hai là số công dân nước ngoài và công dân Việt Nam đi lại từ các nước vùng dịch về Việt Nam trước thời gian 0h ngày 14/3 đối với Châu Âu, trước 0h ngày 18/3 đối với châu Á và trước 0h ngày 21/3 từ các nước trên thế giới.

Thứ ba là lây nhiễm chéo từ các cơ sở cách ly tập trung, cách ly F1 và khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Thứ tư là số công dân đi từ châu Âu, Đông Nam Á, đặc biệt là các nước sát Việt Nam đã có dịch bênh.

Thành phố khuyến cáo người thân, người nhà của người đang thực hiện cách ly tập trung không gửi quà tại các cơ sở cách ly tập trung của thành phố, trường hợp không tuân thủ yêu cầu lực lượng chức năng sẽ xử lý theo quy định.

"Đối với các trường hợp không thực hiện hoặc trốn cách ly phải xử phạt ở mức cao nhất theo quy định", văn bản nêu.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế đảm bảo các trường hợp cách ly tập trung hoặc tại nhà đều phải được thông báo đến cơ sở y tế để được xét nghiệm, có biện pháp áp dụng triệt để.

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố khẩn trương đẩy nhanh công tác lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo đạt 2000 – 2500 mẫu/ngày.

Thành phố yêu cầu tất cả các cửa hàng dịch vụ, quán bar, nhà hàng, cơ sở tập gym, thể dục thể thao, thể hình… trên địa bàn, trừ các cơ sở cung cấp các mặt hàng thiết yếu, đều phải đóng cửa, trước mắt đến 5/4/2020.

Chỉ lưu thông 20% xe buýt, phục vụ giao thông công cộng, khuyến cáo người dân không nên sử dụng tại thời điểm hiện nay.

Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế bệnh viện. Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để những người bệnh, người nhà bệnh nhân đã khám, điều trị tại các khoa: tim mạch, thần kinh, trung tâm nhiệt đới từ ngày 12/3 đến nay đến các cơ sở y tế gần nhất để khai báo sức khỏe y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phải được lấy mẫu xét nghiệm ngay để sàng lọc, cách ly.

Còn 80 người tham dự tiệc ở bar Buddha chưa lấy mẫu xét nghiệm

Sáng 27/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết việc đã xác minh được 160 người có tham dự buổi tiệc Patrick day tại Buddha bar ngày 14/3.

Tuy nhiên, còn 80 người trong số này chưa được lấy mẫu, số người đã được lấy mẫu xét nghiệm có 9 trường hợp dương tính, 2 trường hợp có nguy cơ cao, 44 người âm tính còn lại đang đợi kết quả xét nghiệm.

Tổng cộng 10 trường hợp nhiễm Covid-19 liên quan đến bar Buddha (bệnh nhân số 152 không tham dự tiệc tại Buddha nhưng là chị gái sống cùng nhà với nam phục vụ tại quán bar này).

Hiện, lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xác minh các trường hợp đã đến Buhdha bar từ ngày 13-17/3 và các trường hợp tiếp xúc liên quan các trường hợp xác định nhiễm Covid-19.

Trước đó, chiều 26/3, HCDC đã ra thông báo khẩn cho biết hiện còn nhiều người đã từng đến quán bar Budha trong thời gian trên vẫn chưa đến cơ quan y tế để được kiểm tra sức khỏe.

Đà Nẵng: Nhà thờ công giáo dừng thánh lễ tập trung, làm lễ trực tuyến

Chiều 26/3, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã có thông báo đến các nhà thờ thuộc Giáo phận Đà Nẵng thực hiện tạm dừng tất cả các nghi thức phụng vụ, cũng như cử hành thánh lễ có tập trung giáo dân từ 0h thứ bảy ngày 28/3 cho đến khi có thông báo mới.

img
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân (người cầm cây trượng chủ chăn) cùng các linh mục đồng tế đeo khẩu trang trọng thánh lễ ngày 19/3. Ảnh Viết Trung

Trong thời gian dừng cử hành các thánh lễ tập trung, các giáo xứ và giáo họ biệt lập, các linh mục vẫn dâng lễ riêng nhưng không có giáo dân tham dự (nếu cần, chỉ tập trung một vài người để trợ giúp và đáp lễ); khuyến khích làm lễ trực tuyến để giáo dân theo dõi tại nhà.

Các nhà thờ vẫn mở cửa để giáo dân đến viếng và cầu nguyện riêng. Với các thánh lễ an táng, các linh mục chỉ dâng thánh lễ tại nhà thờ của giáo xứ, giáo họ với sự tham dự của một số ít thân nhân, họ hàng gần để tránh tập trung đông người.

Được biết, thời gian qua, Toà Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã yêu cầu khi đến thăm dự thánh lễ, xưng tội, giáo dân sát khuẩn tay và đeo khẩu trang, trong nhà thờ nên ngồi cách xa nhau; rước lễ (bánh thánh) bằng tay thay vì miệng như trước đây; dừng tất cả các lớp giáo lý và các sinh hoạt hội đoàn đông người, các cuộc hành hương, lễ hội, liên hoan;...

Hiện nay, Giáo phận Đà Nẵng bao gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, hiện có hơn 72.000 giáo dân ở 51 giáo xứ và 7 giáo họ biệt lập có linh mục coi sóc.

Nghệ An đóng cửa quán karaoke, khu giải trí chống Covid 19

Sáng 27/3, ông Bùi Đình Long, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản gửi các sở, ngành, các huyện, thành, thị về việc tạm dừng các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh doanh dịch vụ văn hóa để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị tạm dừng tất cả các hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Bao gồm: biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hoạt động thể dục thể thao tập trung đông người, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, xông hơi, massage, các điểm cung cấp trò chơi điện tử, truy cập internet công cộng. Thời gian thực hiện từ ngày 27/3/2020 cho đến khi có thông báo được hoạt động trở lại.

Ngoài ra, thời gian này Nghệ An cũng tạm dừng các hoạt động đón tiếp khách tham quan du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng... trên địa bàn tỉnh.

TP.HCM thêm 3 ca, có chị gái nhân viên quán Bar Buddha

Hai trong số 5 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 21/3 tới 23/3, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Ba người còn lại lây từ các bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với SARS-COV-2.

Bệnh nhân 149 là nam, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân là lao động tự do tại Bang Hessen - CHLB Đức.

Ngày 23/3, bệnh nhân đến Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN36 của Vietnam Airlines, số ghế 55C (cùng với mẹ, 68 tuổi, ngồi ghế 55A). Lúc nhập cảnh, bệnh nhân không có biểu hiện sốt, không ho, không viêm phổi.

Tại khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân ở cùng phòng với 2 người khác cũng đi trên chuyến bay này. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh ngày 25/3 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-COV-2, 207 hành khách còn lại âm tính.

Bệnh nhân cùng mẹ và 2 người ở cùng phòng đã được chuyển đến Bệnh viện số 2 TP Hạ Long để điều trị và theo dõi sức khỏe.

Bệnh nhân 150 là nam, quốc tịch Việt Nam, 55 tuổi, trú tại phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM. Ngày 13/3, bệnh nhân cùng vợ từ Hoa Kỳ về Việt Nam, có quá cảnh tại Đài Loan - Trung Quốc trên chuyến bay của hãng hàng không EVA Air, số hiệu BR395, số ghế 2D, 2K và nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Sau nhập cảnh, bệnh nhân về nhà và từ ngày 14-18/3, có đi tới nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người: Ngày 14/3 tiệc tại nhà (4 người dự), ngày 15/3 quán bún Gánh (đường Hàn Thuyên), ngày 16/3 họp công ty Transimex (24 người) và dự tiệc ở Hoa viên Tri kỷ cùng ngày, ngày 18/3 gặp bạn bè tại huyện Nhà Bè và đi khám tại Family Medical (số 34, Lê Duẩn) được tư vấn khám Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, được chuyển cách ly tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.

Ngày 23/3, bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và lấy mẫu xét nghiệm. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID Cần Giờ.

Bệnh nhân 151 là nữ, quốc tịch Brazil, 45 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM. Bệnh nhân làm việc tại công ty TNHH giày Gia Định, có 2 chi nhánh ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai và phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM. Bệnh nhân là đồng nghiệp, tiếp xúc gần với BN124.

Hàng ngày bệnh nhân đi làm cùng với BN124 trên ôtô (có lái xe riêng), chung lịch trình tới 2 chi nhánh công ty và mua cà phê tại quán Starbucks (quận 2).

Ngoài ra, bệnh nhân đi tới một số nơi: quán ăn (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) ngày 13/3, siêu thị An Phú ngày 16/3, nhà máy Huệ Phong (quận Gò Vấp, TP.HCM) ngày 19/3.

Ngày 23/3, bệnh nhân được xác định là người tiếp xúc gần BN124 và được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Khu C - Trường thiếu sinh quân, huyện Củ Chi. Đây cũng là nơi người lái xe đang được cách ly.

Bệnh nhân 152 là nữ, quốc tịch Việt Nam, 27 tuổi, trú tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM. Bệnh nhân là chị gái sống cùng nhà với BN127 (nam nhân viên quán Bar Buddha). Bệnh nhân làm việc tại công ty Formica - tầng 3, tòa nhà 414 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.

Hàng ngày, bệnh nhân đi làm giờ hành chính và từ ngày 10-14/3 bệnh nhân có tiếp xúc gần với 4 đồng nghiệp, ngày 19/3 tiếp xúc với một đối tác tại công ty.

Từ ngày 15-18/3, bệnh nhân có đi một số nơi và tiếp xúc một số người: ngày 15/3 đến nhà cha mẹ tại quận Tân Bình, ngày 17/3 ăn trưa cùng 2 bạn tại nhà hàng chay Sen (quận 1), ngày 18/3 tiếp xúc gần với một người giao hàng. Ngày 20/3, khi biết tin quán Bar Buddha - nơi em trai làm việc có ca bệnh COVID-19, bệnh nhân nghỉ làm, tự cách ly tại nhà và được Trạm Y tế phường tiếp cận, theo dõi.

Ngày 23/3, bệnh nhân được lấy mẫu, chuyển cách ly tập trung tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ. Công ty nơi bệnh nhân làm việc tạm ngưng hoạt động.

Bệnh nhân 153 nữ, quốc tịch Việt Nam, 60 tuổi, trú tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Tiền sử chưa ghi nhận bệnh lý. Bệnh nhân sang Australia thăm người thân và trở về Việt Nam ngày 21/3/2020 trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN772, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ở chung phòng với ca số 143 và 02 người khác. Ngày 23/3 sau khi xác định ca số 143 mắc bệnh COVID-19, bệnh nhân và 02 người bạn chung phòng được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cách ly, theo dõi

Hà Nội, TP.HCM tạm dừng hoạt động phố sách, đường sách

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, hai đường sách lớn nhất cả nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa phát đi thông báo tạm dừng đón khách. Hiện cũng chưa xác định thời gian mở lại vì còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh Covid-19.

Đại diện Ban điều hành Phố sách Hà Nội (Phố 19/12, quận Hoàn Kiếm) vừa cho biết, không gian văn hóa đọc này tại Thủ đô sẽ tạm thời đóng cửa hết tháng 3/2020 để ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Ban điều hành Phố sách Hà Nội vẫn tổ chức quản lý, vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên tại đây để bảo đảm an toàn và chất lượng khi Phố sách mở cửa đón độc giả trở lại.

Tương tự, thực hiện chỉ đạo của Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, Ban giám đốc Đường sách TP.HCM vừa thông báo tạm dừng các hoạt động đang diễn ra tại Đường sách Nguyễn Văn Bình. Theo đó, đường sách đã tạm dừng mọi hoạt động bao gồm việc mua bán sách ở các gian hàng, quán ăn, cà phê, cửa hàng bán vật dụng lưu niệm... Ban giám đốc đã cho ngăn 2 đầu đường, đặt biển báo không tiếp khách.

Thủ tướng: Tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người

Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng nay, 26/3, Thủ tướng nhìn nhận việc lây nhiễm Covid-19 đang gia tăng, xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, có trường hợp nhiễm tại cộng đồng nhưng chưa được phát hiện.

"Cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp cần tăng tốc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch", Thủ tướng nói nhấn mạnh tinh thần: Phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu tối thượng hiện nay.

Thủ tướng dẫn lại một ý kiến khuyến nghị nên xem tình hình dịch của Mỹ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là đầu tháng 3, cả Việt Nam và Mỹ có 100 trường hợp bị nhiễm nhưng sau 3 tuần, Mỹ có tới 55.000 người bị nhiễm (cụ thể, 11/3 có 994 người, 18/3 có 6.411 người và ngày hôm qua là 54.808 tại 50 bang) và tuyên bố tình trạng thảm họa, đóng cửa bang California (ngày 22/3) khi đã quá muộn, đáng nhẽ nên đóng cửa vào 12/3 khi số ca dưới 1.000, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam.

Thủ tướng đặt vấn đề về việc, có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000.

Theo dự báo, chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động của chúng ta nếu chúng ta không triển khai phòng, chống kịp thời, quyết liệt.

Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người. Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống…

Đối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh, “như thế chúng ta bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa”.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng đề nghị tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng. Bộ GTVT chỉ đạo hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở lại nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài.

Đối với người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch, các địa phương có trách nhiệm quản lý như đi từ vùng dịch.

Thủ tướng yêu cầu cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

Thời gian thực hiện các biện pháp này là từ 0h ngày 28/3/2020 trong một tuần hoặc vài tuần và sẽ xem xét cụ thể sau.

Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc

Với các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện việc xét nghiệm các nhân viên y tế ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm, Thủ tướng giao Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể để làm sao không để bệnh viện thành nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm.

Thực hiện nghiêm khắc quản lý biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt.

Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ, nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19. Chính quyền địa phương, các ngành, đặc biệt là ngành y tế có trách nhiệm hỗ trợ việc cách ly này để các thầy thuốc yên tâm làm việc.

“Tinh thần là có phương án chăm sóc tốt hơn cho các bác sĩ, nhân viên y tế, nhất là tại các bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19”, Thủ tướng nói, bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch.

Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu chỉ đạo mở rộng các cơ sở cách ly ở miền Trung và khu vực biên giới Tây Nam. Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả hình sự, đối với những người vi phạm, không khai báo y tế và không thực hiện cách ly theo đúng quy định.

Các cấp, các ngành tiếp tục thay đổi thói quen làm việc để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tất cả các tỉnh, thành phố cần tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng. Đối với TP Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cần tăng thêm các cơ sở xét nghiệm, nâng công suất, bảo đảm sàng lọc được toàn bộ trường hợp nghi nhiễm.

Đồng Nai: Dừng các hoạt động vui chơi giải trí phòng dịch Covid-19

Ngày 26/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn về việc tạm dừng một số hoạt động trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 7h sáng 27/3 đến hết ngày 30/4/2020.

Theo đó, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo dừng hoạt động các khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ bida, sân golf, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc các khu chợ đêm trên địa bàn tỉnh... nhà hàng, quán bia. Các cơ sở, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát với công suất phục vụ từ 20 người trở lên. Khuyến khích các hình thức đặt hàng, bán hàng qua điện thoại, qua mạng, giao hàng tận nơi.

img
Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí để phòng dịch Covid-19. Ảnh minh họa.

Riêng các cơ sở chế biến suất ăn, bếp ăn tập thể của công nhân vẫn hoạt động bình thường nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho người ăn theo hướng dẫn của ngành y tế, giảm số lượng người sử dụng suất ăn trong cùng thời điểm.

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Sở GTVT, Y tế, Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan các huyện thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn theo dõi kiểm tra việc thực hiện.

Theo nội dung công văn, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thờ tự tạm dừng các nghi lễ và hoạt động có tập trung đông người.

Ba ca rất nặng; bệnh nhân 17, 27 âm tính lần 3

Theo thống kê, hiện 23 tỉnh, thành phố đã ghi nhận bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó Hà Nội ghi nhận nhiều nhất (56) trường hợp, TP.HCM (36) trường hợp, Vĩnh Phúc (11) trường hợp...

Hiện 131 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khoẻ ổn định. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị, theo dõi sức khoẻ của 60 bệnh nhân mắc COVID-19.

Trong đó, 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (gồm có 1 ca can thiệp ECMO; 02 ca thở ô xy ). Các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.

26 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19; 7 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 2; đặc biệt, có 2 bệnh nhân đã âm tính 3 lần là bệnh nhân 17 và bệnh nhân 27.

Đến thời điểm này, cũng đã ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của Bệnh viện Bạch Mai và 2 người của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mắc COVID-19.

img
Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. (Ảnh minh họa)

Thông báo khẩn tìm người từng đến 6 nơi tại Hà Nội, TP.HCM

Sáng 26/3, Bộ Y tế đã phát đi thông báo khẩn số 8, xác định được lịch sử di chuyển của các bệnh nhân mắc Covid-19.

Bộ Y tế đề nghị, tất những ai có mặt trong thời gian từ ngày 13 đến 21/3 tại các địa điểm này cần liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ.

Các địa điểm mà bệnh nhân COVID-19 đã từng đến được xác định như sau:

img
Thông báo khẩn số 8 của Bộ Y tế

Trước đó, Bộ Y tế cũng phát đi thông báo về 18 chuyến bay có người nhiễm Covid-19 và yêu cầu các hành khách đi trên các chuyến bay này chủ động liên lạc lại cơ sở y tế để được theo dõi sức khỏe.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam ghi nhận 148 ca nhiễm Covid-19, trong đó phần lớn là người nhập cảnh vào Việt Nam, 4 nhân viên y tế, và một số ca lây nhiễm cộng đồng. Cụ thể các chuyến bay:

img
28 chuyến bay được phát hiện có người nhiễm Covid-19

Diễn biến liên quan: Số ca tử vong do virus Corona ở Italy vượt 8.000

8.215 người đã tử vong vì nhiễm virus corona tại Italy. Italy hiện là quốc gia có nhiều người tử vong do Covid-19 nhất trên thế giới.

Các quan chức ở Italy đã báo cáo 662 ca tử vong và 6.153 ca nhiễm mới tại đây vào ngày 26/3, nâng tổng số người nhiễm virus lên 80.539 và tổng số người tử vong là 8.215, theo AFP.

Số nạn nhân khổng lồ đã buộc thành phố Bergamo, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Italy, phải gửi nhiều thi thể đến các nhà hỏa táng ít chịu áp lực hơn ở các thị trấn lân cận. Sáu xe tải quân đội đã vận chuyển quan tài ra khỏi một nghĩa trang Bergamo hôm 26/3.

img

"Số lượng lớn nạn nhân khiến nhà hỏa táng Bergamo không thể xử lý hết", thị trưởng thành phố Giorgio Gori nói.

Thị trưởng cho biết thành phố cũng đã nhận được 113 bình đựng tro cốt của các thi thể đã được gửi đi hỏa táng vào đầu tuần này. Các thi thể trong thành phố có dân số khoảng 120.000 người đang chất đống. Một nhà kho ở xã Ponte San Pietro ở vùng ngoại ô phía tây Bergamo, được dùng để chứa 35 chiếc quan tài bằng gỗ hôm 26/3 để hỏa táng vào một ngày sau đó.

Số liệu mới nhất của Italy cho thấy rằng nạn nhân chủ yếu của Covid-19 là người già và người có bệnh lý nền. Dữ liệu về 5.542 trường hợp tử vong đầu tiên cho thấy 98,6% nạn nhân có ít nhất 1 bệnh nền. Hơn một nửa nạn nhân có ba hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác khi tử vong. Chỉ 29,1% nạn nhân là phụ nữ. Sự chênh lệch này cũng diễn ra ở các nơi khác và khiến các bác sĩ trên khắp thế giới bối rối.

Tỷ lệ tử vong trong số các ca nhiễm Covid-19 được xác nhận ở Italy là 10,1%, cao hơn nhiều so với các quốc gia thực hiện xét nghiệm trên diện rộng như Hàn Quốc.

Số người tử vong vì virus corona trên toàn thế giới đã vượt qua con số 23.700 ca, theo thống kê của Đại học John Hopkins. Italy là nơi có nhiều ca tử vong nhất, tiếp sau đó là Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Số ca nhiễm được xác nhận trên toàn cầu cũng vượt 520.000. Đáng chú ý, Mỹ đã vượt lên là nước dẫn đầu với số ca nhiễm lớn nhất thế giới, 82.404 ca, theo Đại học Johns Hopkins.

Trung Quốc cấm nhập cảnh tạm thời đối với người nước ngoài

Trung Quốc đã ban hành quy định tạm thời cấm người nước ngoài nhập cảnh, nhằm giảm số ca nhiễm COVID-19 "nhập khẩu" từ bên ngoài.

Ngày 26/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố quyết định cấm người nước ngoài nhập cảnh (trừ một số trường hợp ngoại lệ), nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

img

Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 28/3, mọi công dân nước ngoài đều bị cấm nhập cảnh dù họ sở hữu thị thựchay giấy phép tạm trú hợp lệ.

Một số trường hợp ngoại lệ được xem xét cấp thị thực bao gồm các nhân viên ngoại giao hoặc người nước ngoài đến Trung Quốc để "tham gia hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật cần thiết hoặc hoạt động cứu trợ nhân đạo khẩn cấp."

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới, với những ca bệnh "nhập khẩu" từ nước ngoài.

Trong những ngày gần đây, số ca lây nhiễm trong nước ở Trung Quốc gần như không còn xuất hiện.

Tính đến ngày 26/3, Trung Quốc đã ghi nhận 81.285 ca mắc bệnh COVID-19, với 3.287 ca tử vong.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.