Xã hội

Covid-19 ngày 31/7: Thêm một bệnh nhân Covid-19 tử vong vì sốc nhiễm khuẩn

31/07/2020, 22:30

Tin tức dịch Covid-19 ngày 31/7 tại Việt Nam: Bệnh nhân 437 tử vong vì sốc nhiễm khuẩn trùng trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19

img
Đến tối 31/7, Việt Nam đã có 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong

Bệnh nhân 437 tử vong vì sốc nhiễm khuẩn trùng trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19

Tối 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin cho biết về trường hợp bệnh nhân số 437 tử vong

Bệnh nhân nam, N.H.L, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 (ngày 27/7/2020).

Ngày 23/6/2020, bệnh nhân khó thở được chuyển vào viện Khoa nội - tiết niệu với chẩn đoán suy bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo chu kì 7 năm, tăng huyết áp, gout, rung nhĩ, suy tim, phù phổi cấp.

Từ ngày 9/7/2020 bệnh nhân sốt cao liên tục. Đến ngày 17/7/2020, bệnh nhân suy hô hấp, chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.

Đến ngày 27/7/2020, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 29/7 bệnh nhân trụy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, bệnh nhân được làm ECMO. Bệnh nhân đã được tiểu ban điều trị hội chẩn nhiều lần, đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, tiên lượng tử vong cao.

Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tập trung cứu chữa nhưng đã tử vong vào chiều 31/7/2020. Nguyên nhân tử vong: Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc COVID-19.

Thêm 37 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, Việt Nam có 546 ca bệnh

Chiều ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 37 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 26 ca nhập cảnh được cách ly ngay, 03 ca tại TP. Hồ Chí Minh và 08 ca tại Quảng Nam. Việt Nam hiện có 546 ca bệnh

CA BỆNH 510 (BN510): Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, ở phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian từ 5-7/2020 bệnh nhân có chăm sóc mẹ, bố tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

CA BỆNH 511-516 (BN511-516): Các bệnh nhân có quốc tịch Việt Nam, là các thuyền viên Tàu chở ga.Ngày 2-5/7/2020 ở Qatar, 14-16/7/2020 ở Ấn Độ, qua Singapore để tiếp nhiên liệu. Ngày 28/7 nhập cảnh Cảng Vũng Tàu, tất cả được cách ly ngay trên tàu sau nhập cảnh.

CA BỆNH 517 (BN517): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, ở phường Lê Hồng Phong, TP. Quãng Ngãi. Ngày 29/6/2020 - 22/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 22/07/2020 chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 23/07/2020 về nhà con gái tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.

CA BỆNH 518 (BN518): Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 19-23/07/2020 đến Bệnh viện Đà Nẵng thăm và chăm sóc BN436.

CA BỆNH 519 (BN519): Bệnh nhân nam, 40 tuổi, Hội An, Quảng Nam. Ngày 23/7/2020 chăm sóc BN428 tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 520 (BN520): Bệnh nhân nữ, 51 tuổi, Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Ngày 20- 24/07/2020 có đi điều trị tư cho BN433

CA BỆNH 521 (BN521): Bệnh nhân nam, 15 tuổi, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân là cháu ngoại BN433.

CA BỆNH 522 (BN522): Bệnh nhân nam, 67 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Ngày 09-22/07/2020 điều trị khoa Thận nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 523 (BN523): Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Vợ BN522, ngày 09-22/07/2020 chăm sóc chồng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 524 (BN524): Bệnh nhân nữ, 86 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 11-16/7/2020, bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng. Ngày 18-27/7/2020, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình An. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam.

CA BỆNH 525 (BN525): Bệnh nhân nam, 90 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 13-20/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 526 (BN526): Bệnh nhân nam, 50 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam.

Ngày 13-20/7/2020, bệnh nhân chăm sóc BN525 tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 527-546 (BN527-546): Các bệnh nhân liên quan đến chuyến bay VN6 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài lúc 15h00 ngày 29/7/2020.

img
Đang có nhiều ca bệnh Covid-19 diễn tiến nặng. (Ảnh minh họa)

Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa thông báo về trường hợp bệnh nhân tử vong: Bệnh nhân 428, nam, 70 tuổi, ở tại phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam.

Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, đã chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần trên 10 năm, tăng HA - suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ngày 9/7/2020, bệnh nhân thấy tức ngực, mệt, nên nhập viện tại Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán: Bệnh thận giai đoạn cuối / Thận nhân tạo / Tăng huyết áp / Bệnh tim thiếu máu cục bộ / Suy tim giai đoạn cuối/ Viêm phổi. Bệnh nhân được nhập viện điều trị tại khoa Nội – Tiết niệu.

Ngày 26/7/2020, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đà Nẵng.

5h30 ngày 30/7/2020, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy VCV, được tiến hành lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục.

7h30 ngày 30/7/2020, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim rời rạc chậm dần, xuất hiện ngừng tim, tiến hành cấp cứu ngừng tim 5 phút có tim trở lại. Bệnh nhân được điều trị lọc máu tĩnh mạch liên tục.

21h45 ngày 30/7/2020 bệnh nhân được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, trên đường vận chuyển mang theo monitor theo dõi và các thiết bị hồi sức cấp cứu đầy đủ.

0h25 ngày 31/7/2020 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao. Sau đó 5 phút, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim chậm được cấp cứu và chỉ định thở máy tại ICU. Sau 5 phút mất mạch, được cấp cứu hồi sức thì mạch xuất hiện và huyết áp tăng trở lại 190 - 200 mmHg, 30 phút sau huyết áp xuống 140 – 110/70 mmHg.

Rạng sáng ngày 31/7/2020 bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã tử vong lúc 5h30 ngày 31/7/2020.

Tiểu ban Điều trị đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm; được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục, nhưng đã tử vong.

Nguyên nhân tử vong: Nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng: suy hô hấp do suy tim và COVID-19.

2 người nước ngoài và 2 công dân Việt Nam được công bố khỏi COVID-19

Thông tin từ Tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, ngày 31/7 có 4 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh.

Cụ thể, BN356 (nam, 42 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Bệnh nhân vào viện ngày 5/7/2020. Các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trong các ngày 28/7/2020 và 30/7/2020 đều cho âm tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân thứ hai là BN359 (nam, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Vào viện ngày 5/7/2020. Quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, lần 1 vào ngày 28/6/2020, lần 2 vào ngày 30/7/2020.

Tiếp theo là BN383 (nam, 40 tuổi, quốc tịch Myanmar). Bệnh nhân vào viện ngày 19/7/2020. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân này đã có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân từ ngày 27/7/2020 - 30/7/2020 đều có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân thứ 4 cũng mang quốc tịch Myanmar. Đó là BN413 (nam, 31 tuổi). Vào viện ngày 19/7/2020. Các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trong các ngày 27/7/2020 và 30/7/2020 đều âm tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại sức khỏe các bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Những trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

15 ca diễn biến nặng và rất nặng

Tuổi trẻ dẫn thông tin từ Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, hiện đang có một số bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến rất nặng.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, phó trưởng tiểu ban điều trị, bệnh nhân mắc COVID-19 số 437 đang trong tình trạng nguy kịch, được sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo).

Bệnh nhân số 437 là nam, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mãn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 vào ngày 27-7.

Sau đó bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại khoa hồi sức tích cực - chống độc. Các chuyên gia hàng đầu liên tục hội chẩn, hỗ trợ trực tiếp Bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân này.

Tính đến ngày 30-7, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng: bệnh nhân 416, 418, 428, 431, 436, 437, 438; một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như bệnh nhân 429, 426, 427, 430, 422, 433... Đa phần trong số đó là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các cơ sở y tế tập trung nguồn lực, dốc sức điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng phải chú trọng bảo vệ nhân viên y tế.

Ông Lương Ngọc Khuê: "Bệnh nhân Covid-19 Đà Nẵng trở nặng quá nhanh"

Báo Vnexpress dẫn lời Cục trưởng Khám Chữa bệnh, ông Lương Ngọc Khuê nhận định nhiều bệnh nhân Covid-19 liên quan Đà Nẵng đang diễn tiến nặng rất nhanh, rất khó điều trị.

Trong một tuần qua, các chuyên gia thuộc Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, liên tục hội chẩn 5 lần về các ca nặng liên quan Đà Nẵng. Đến chiều qua, lần thứ 5, các chuyên gia hội chẩn 7 bệnh nhân nặng.

"Đợt dịch trước chúng ta vất vả với bệnh nhân 19, 91. Đợt này thực sự dịch diễn biến nhanh hơn, bệnh nhân nhiều bệnh nền nặng hơn, rất nhanh rơi vào tình trạng nguy kịch", Vnexpress dẫn lời ông Khuê cho biết chiều 30//7.

Ông Khuê nêu ví dụ "bệnh nhân 437", 61 tuổi, ở Đà Nẵng đang diễn biến nặng, phải thở ECMO, tiên lượng rất xấu. Trong một tuần, riêng ca này, các chuyên gia đã phải hội chẩn đến 5 lần.

Bệnh nhân này có nhiều bệnh nền: tăng huyết áp, gút, suy tim, từng bị phù phổi cấp, suy thận đã chạy thận hai năm nay. Bệnh nhân đã có những tổn thương nặng do phù phổi cấp, phải chạy ECMO và thở máy. Các thầy thuốc đang tập trung điều trị về đa kháng thuốc, lọc thận, chống nấm, chống đông máu và các biện pháp cận lâm sàng khác, theo dõi sát bệnh nhân từng giờ.

"Đây là bệnh nhân tiên lượng rất nặng, dè dặt, nặng nhất, nhiều bệnh nền nhất. Những ngày qua cố gắng cứu chữa, có nhiều lúc tưởng không qua khỏi", ông Khuê nói.

Huế kích hoạt đường dây nóng Covid-19, dừng hoạt động trò chơi điện tử

Chiều 31/7, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phát đi Công điện khẩn số 06 về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, tỉnh yêu cầu tiếp tục tăng cường khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đeo khẩu trang khi ra đường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng…

Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Bổ sung danh mục tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh game, trò chơi điện tử từ ngày 1/8. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, tăng cường lực lượng, bổ sung thêm cán bộ công an cơ động tại các chốt kiểm tra liên ngành; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ người và phương tiện vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

img
Tỉnh Thừa Thiên- Huế bổ sung danh mục tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh game, trò chơi điện tử từ ngày 1/8 - Ảnh minh họa

Công dân Thừa Thiên-Huế trở về từ các vùng có dịch theo công bố của Bộ Y tế phải thực hiện kê khai trên hệ thống qua địa chỉ https://tuongtacs.thuathienhue.gov.vn/kbyt trước khi vào Thừa Thiên-Huế để Ban Chỉ đạo Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, phê duyệt; tất cả phải được cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung của tỉnh.

Sau khi tiếp nhận, phải thực hiện đón, vận chuyển bằng xe ô tô do Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bố trí để chở người và xe máy từ chốt kiểm tra về đến khu cách ly tập trung; đối với các trường hợp đi xe ô tô riêng phải thực hiện phun dung dịch tiêu độc khử trùng để đưa vào khu cách ly tập trung.

Tuyệt đối không tiếp nhận người từ vùng có dịch đến Thừa Thiên-Huế, trừ công dân Thừa Thiên-Huế trở về và các trường hợp đặc biệt. Tỉnh cũng yêu cầu Sở Du lịch thông báo cho các doanh nghiệp lữ hành không tổ chức các tour đưa khách du lịch từ vùng có dịch đến Thừa Thiên-Huế.

Các địa phương tập trung thực hiện test nhanh đối với tất cả người đi về từ Đà Nẵng từ sau ngày 10/7, hoàn thành việc xét nghiệm nhanh trước 18h ngày hôm nay (31/7); đồng thời các trường hợp thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại Công điện số 05/CĐ-UBND tiếp tục thực hiện xét nghiệm thông qua hệ thống PCR.

Thừa Thiên - Huế kích hoạt đường dây nóng 19001075 tiếp nhận thông tin liên quan đến Covid-19, để mọi người dân có vấn đề thắc mắc, phản ánh, kiến nghị liên quan đến Covid-19 được giải đáp, giải quyết, xử lý.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh báo cáo tình hình cán bộ, công chức, viên chức đã từng đi Đà Nẵng và các vùng có dịch trở về cho Ban Chỉ đạo cấp huyện và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát, xét nghiệm, cách ly theo các nhóm đối tượng quy định.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tăng cường giải quyết hồ sơ trên mạng và họp trực tuyến để hạn chế tập trung đông người. Dừng tổ chức Festival Huế 2020 và các lễ hội văn hóa, thể thao tập trung đông người, các hội nghị, hội thảo chưa cấp thiết...

Lai Châu: Khởi động lại 64 chốt kiểm soát Covid-19

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu cho biết, qua rà soát, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu có 383 trường hợp từ Đà Nẵng về Lai Châu, trong đó TP. Lai Châu nhiều nhất với 173 người, tiếp đến là các huyện Tân Uyên, Phong Thổ, Than Uyên...

Theo ông Nguyễn Văn Đối, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu, toàn bộ 383 trường hợp này đã được lấy mẫu xét nghiệm và đã cho kết quả âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2. Ngành y tế địa phương cũng đang thực hiện cách ly tại cơ sở y tế 8 trường hợp nghi nhiễm và đã gửi 7 mẫu là các trường hợp về từ Đà Nẵng về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm khẳng định lại theo quy định.

img
383 trường hợp từ Đà Nẵng về Lai Châu có kết quả âm tính với Covid-19

“Hiện nay, tình hình dịch bệnh trong cộng đồng ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước đang diễn biến phức tạp, vì vậy, người dân ở Lai Châu khi ở vùng dịch về cần khai báo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội.

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Lai Châu cũng đang cân nhắc phương án khởi động lại các tổ kiểm soát trên các tuyến đường vào tỉnh, để kiểm soát việc khai báo y tế đối với người từ địa bàn khác vào địa bàn khi cần thiết", ông Đối cho biết.

Cũng theo ông Đối, tỉnh Lai Châu đã khởi động lại 64 chốt chặn kiểm soát Covid-19 và siết chặt quản lý toàn bộ các đường mòn, lối mở để ngăn chặn người dân vượt biên trái phép. Tất cả các trường hợp về từ Trung Quốc theo đường chính ngạch hoặc tiểu ngạch đều được kiểm tra chặt về y tế và áp dụng các biện pháp cách ly y tế tại các khu cách ly tập trung.

Cà Mau: Giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người về từ vùng có dịch

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

“Khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tiếp tục khuyến cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân, những người đã đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi và các vùng có dịch (từ ngày 8/7/2020) trở về hoặc đến Cà Mau phải khai báo y tế và thực hiện theo dõi sức khỏe hoặc tự cách ly tại gia đình theo hướng dẫn của cơ quan y tế”, công văn nêu rõ.

Bên cạnh đó, khẩn trương thực hiện ngay việc rà soát, báo cáo danh sách những người thuộc cơ quan, đơn vị mình về từ vùng có dịch từ ngày 8/7 đến nay. Cụ thể, xác định lịch trình của từng người và những người tiếp xúc gần với người đi từ vùng có dịch trở về và thực hiện tự cách ly tại nhà theo quy định báo cáo Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 4/8.

img
Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo Sở Y tế là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo của tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 tăng cường giám sát, chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người từ các vùng có dịch đã được công bố về địa phương, nhằm sớm phát hiện nguồn lây để có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Chỉ đạo các lực lượng ngành y tế sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi có dịch xảy ra, đảm bảo điều kiện truy vết, xét nghiệm nhanh, kịp thời cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để khi phát sinh ca bệnh; thường xuyên kiểm tra các điều kiện cần thiết tại cơ sở cách ly tập trung để tổ chức cách ly người bệnh; khu cách ly, khu điều trị tại các bệnh viện phải được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo tuyệt đối không để lây chéo trong quá trình điều trị.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, tình hình dịch Covid-19 hiện nay diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương...Do đó, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, TP. Cà Mau duy trì nghiêm túc chế độ báo cáo hằng ngày, báo cáo đột xuất tình hình dịch Covid-19 về Sở Y tế để theo dõi và kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo.

45 ca nhiễm mới đều ở Đà Nẵng

Bộ Y tế sáng 31/7 công bố ghi nhận 45 ca Covid-19 mới. 45 bệnh nhân có độ tuổi từ 27-87 tuổi, trong đó có: 33 trường hợp tại Bệnh viện Đà Nẵng, 4 trường hợp tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, 2 trường hợp tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, 4 trường hợp tại Khách sạn thu dung cách ly bệnh nhân thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng - quận Sơn Trà, 2 trường hợp tại Trung tâm Y tế Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Qua điều tra, giám sát dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng đã lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, kết quả xét nghiệm ngày 30/7 có 45 mẫu dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
CA BỆNH 465 (BN465): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, Nhân viên Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 466 (BN466): Bệnh nhân nam, 64 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 467 (BN467): Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 468 (BN468): Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 469 (BN469): Bệnh nhân nữ, 52 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 470 (BN470): Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 471 (BN471): Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 472 (BN472): Bệnh nhân nam, 51 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 473 (BN473): Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 474 (BN474): Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 475 (BN475): Bệnh nhân nữ, 85 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 476 (BN476): Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 477 (BN477): Bệnh nhân nam, 56 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 478 (BN478): Bệnh nhân nam, 80 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 479 (BN479): Bệnh nhân nam, 87 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 480 (BN480): Bệnh nhân nữ, 59 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 481 (BN481): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 482 (BN482): Bệnh nhân nữ, 82 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 483 (BN483): Bệnh nhân nữ, 37 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 484 (BN484): Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 485 (BN485): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 486 (BN486): Bệnh nhân nam, 64 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 487 (BN487): Bệnh nhân nam, 66 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 488 (BN488): Bệnh nhân nam, 67 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 489 (BN489): Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 490 (BN490): Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 491 (BN491): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 492 (BN492): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 493 (BN493): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 494 (BN494): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, Người nhà bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 495 (BN495): Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 496 (BN496): Bệnh nhân nam, 55 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 497 (BN497): Bệnh nhân nam, 68 tuổi, Bệnh nhân khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đà Nẵng

CA BỆNH 498 (BN498): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

CA BỆNH 499 (BN499): Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

CA BỆNH 500 (BN500): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

CA BỆNH 501 (BN501): Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

CA BỆNH 502 (BN502): Bệnh nhân nam, 60 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

CA BỆNH 503 (BN503): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

CA BỆNH 504 (BN504): Bệnh nhân nữ, 51 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế Sơn Trà, Đà Nẵng

CA BỆNH 505 (BN505): Bệnh nhân nam, 57 tuổi, Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

CA BỆNH 506 (BN506): Bệnh nhân nam, 69 tuổi, Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

CA BỆNH 507 (BN507): Bệnh nhân nam, 57 tuổi, Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

CA BỆNH 508 (BN508): Bệnh nhân nam, 31 tuổi, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng CA BỆNH 509 (BN509): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, Trung tâm Y tế Cẩm Lệ, Đà Nẵng .

Bộ Y tế thành lập "Bộ Chỉ huy tiền phương" chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đêm 30/7 Bộ Y tế đã quyết định thành lập “Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng” để tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và điều trị bệnh nhân tại khu vực này.

Đội được đặt dưới sự chỉ huy của PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế - Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (người lần thứ hai tới Đà Nẵng kể từ khi phát hiện ra ca dương tính đầu tiên tại địa phương này hồi cuối tuần trước).

Đội thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế bao gồm 65 người là lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ... từ các đơn vị của Bộ Y tế như Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Tim Hà Nội, và các trường Đại học như Đại học Y Dược Huế, Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.

Đà Nẵng lập bệnh viện dã chiến chống Covid-19

Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng chỉ đạo xây dựng bệnh viện dã chiến để giảm tải cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

Tối 30/7, Thành uỷ Đà Nẵng đã đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến phục vụ cho phòng, chống dịch Covid-19.

Địa chỉ được chọn là Cung thể thao Tiên Sơn. Đây là một nhà thi đấu đặt tại quận Hải Châu, được khánh thành vào năm 2010 để phục vụ Đại hội thể thao toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng.

Theo Thành uỷ Đà Nẵng, việc lập bệnh viện dã chiến là biện pháp giảm tải cho các bệnh viện, trung tâm y tế đã phong toả, cách ly để đảm bảo năng lực về phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, khi xây dựng bệnh viện tại cung thể thao này, thành phố hy vọng sẽ có các biện pháp xử lý, làm sạch ổ dịch tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng.

Thành phố cũng được giao nhiệm vụ khẩn trương thẩm định mua sắm các trang thiết bị y tế cần thiết, gồm máy ECMO, máy thở, quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.