Xã hội

Covid-19 ngày 1/12: Cả nước 14.508 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội có 467 ca

Covid-19 ngày 1/12: Hôm nay, cả nước có 14.508 ca nhiễm mới, tăng 540 ca so với ngày hôm qua. Riêng Hà Nội có 467 ca nhiễm.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 30/11 đến 16h ngày 01/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.508 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.506 ca ghi nhận trong nước (tăng 540 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.081 ca trong cộng đồng).

img

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.497 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.239 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.393 ca; Thở máy không xâm lấn: 177 ca; Thở máy xâm lấn: 674 ca; ECMO: 14 ca

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.675), Cần Thơ (989), Sóc Trăng (757), Bà Rịa - Vũng Tàu (756), Tây Ninh (729), Bình Dương (642), Đồng Tháp (610), Vĩnh Long (585), Bình Thuận (584), Bình Phước (515), Đồng Nai (509), Cà Mau (507), Kiên Giang (479), Hà Nội (467), Bến Tre (419), Bạc Liêu (402), Khánh Hòa (365), Đắk Lắk (342), Hậu Giang (291), An Giang (244), Trà Vinh (240), Bình Định (234), Lâm Đồng (222), Tiền Giang (142), Thừa Thiên Huế (141), Hải Phòng (141), Bắc Ninh (106), Thanh Hóa (104), Đà Nẵng (99), Long An (82), Đắk Nông (82), Thái Nguyên (79), Nghệ An (78), Ninh Thuận (76), Hà Giang (68), Hưng Yên (67), Phú Thọ (64), Quảng Nam (56), Nam Định (52), Phú Yên (51), Quảng Ngãi (50), Gia Lai (47), Hải Dương (46), Hà Tĩnh (31), Thái Bình (30), Quảng Bình (29), Tuyên Quang (29), Vĩnh Phúc (26), Quảng Ninh (23), Yên Bái (22), Lạng Sơn (21), Hòa Bình (18), Quảng Trị (17), Kon Tum (15), Cao Bằng (15), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Điện Biên (8 ), Lào Cai (4), Sơn La (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-135), Bà Rịa - Vũng Tàu (-104), Tiền Giang (-58).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+202), TP. Hồ Chí Minh (+178), Cà Mau (+130).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.390 ca/ngày. 2.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.252.590 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.707 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.247.358 ca, trong đó có 989.235 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (472.133), Bình Dương (282.873), Đồng Nai (87.755), Long An (38.323), Tiền Giang (29.357).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.704 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 992.052 ca 2.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.497 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.239 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.393 ca; Thở máy không xâm lấn: 177 ca; Thở máy xâm lấn: 674 ca; ECMO: 14 ca

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 30/11 đến 17h30 ngày 01/12 ghi nhận 196 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (68 ) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), An Giang (1), Quảng Bình (1), Bình Định (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (20), Bình Dương (19), An Giang (17), Tây Ninh (13), Kiên Giang (13), Tiền Giang (8 ), Đồng Tháp (6), Cần Thơ (6), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Vĩnh Long (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Phú Thọ (1), Trà Vinh (1), Khánh Hoà (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 172 ca. - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.448 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN). - Trong 24 giờ qua đã thực hiện 157.629 xét nghiệm cho 279.108 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.320.654 mẫu cho 68.597.022 lượt người. Trong ngày 30/11 có 1.348.139 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 123.442.920 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 71.736.491 liều, tiêm mũi 2 là 51.706.429 liều.

Đề xuất điều trị F0 tại nhà ở TPHCM được chọn bác sĩ tư

Sở Y tế TP HCM cho biết thời gian qua, y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch trên nguyên tắc tự nguyện, miễn phí. Dù vậy, về lâu dài, rất cần có cơ chế tài chính phù hợp để y tế tư nhân có thể đảm bảo duy trì hoạt động.

img

Cán bộ Y tế đến kiểm tra, chăm sóc F0 tại nhà. Ảnh: Anh Tú.

Theo thống kê, hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn TP HCM gồm 64 bệnh viện tư nhân, 215 phòng khám đa khoa, 6.223 phòng khám chuyên khoa và hơn 9.000 nhà thuốc tư nhân.

Do đó, để thích ứng với dịch Covid-19 trong thời gian tới, Sở Y tế kiến nghị UBND TP HCM cho phép ngành y tế thí điểm huy động y tế tư nhân tham gia công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 theo các loại hình: Chăm sóc và điều trị F0 tại bệnh viện; chăm sóc và điều trị F0 tại nhà; chăm sóc và điều trị F0 tại các cơ sở cách ly tập trung. Cơ chế thu phí dựa trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa người bệnh với cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Cơ sở y tế tư nhân đăng ký làm trạm y tế lưu động với chức năng chăm sóc và điều trị F0 tại nhà. Trung tâm Y tế quận, huyện ký hợp đồng trách nhiệm với phòng khám tư nhân làm trạm y tế lưu động, phân bổ số F0 theo quy định. Ở cùng một thời điểm, mỗi trạm được phân bổ theo dõi chăm sóc từ 50 - 100 F0. Ở cùng thời điểm, mỗi trạm gồm 3 nhân viên, quản lý từ 50 đến 100 F0.

Thuốc điều trị Covid-19 do trung tâm y tế cấp và thuốc điều trị bệnh nền do trạm y tế lưu động tư nhân tự trang bị. Trạm cần có thiết bị đo nhiệt độ, huyết áp, ống nghe, ít nhất 10 máy đo SpO2, bình ôxy, mặt nạ thở ôxy, đồ bảo hộ, điện thoại tiếp nhận thông tin F0 thường xuyên.

Toàn bộ chi phí chăm sóc F0 của trạm y tế lưu động tư nhân do ngân sách nhà nước chi trả. Cụ thể, tiền khám tại nhà 27.500 đồng mỗi lần, chi phí đi lại 20.000 đồng mỗi lượt khám tại nhà, tiền công lấy mẫu test nhanh là 16.700 đồng. Chi phí phụ cấp chống dịch, tiền ăn của nhân viên trả theo quy định.

Bên cạnh đó, người bệnh Covid-19 được quyền chọn lựa bác sĩ tư nhân để chăm sóc, điều trị tại nhà và chịu trách nhiệm thanh toán tiền công khám, chi phí đi lại của nhân viên y tế theo giá thỏa thuận. Sở Y tế quy định giá cho 1 lần khám tại nhà không cao hơn giá khám dịch vụ của các bệnh viện công lập trên địa bàn TP (200.000 đồng/lượt khám).

Ngoài ra, y tế tư nhân có thể đăng ký tham gia thu dung, điều trị F0. Các bệnh viện này sẽ được ngân sách nhà nước thanh toán chi phí điều trị Covid-19 theo từng người bệnh, bao gồm tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, vật tư tiêu hao.

Với chi phí phục vụ khác theo yêu cầu ngoài phạm vi chi trả của ngân sách, bệnh viện được thu tiền người bệnh theo mức giá thỏa thuận.

Bệnh viên tư nhân cũng được thanh toán chi phí tiền ăn 80.000 đồng/người bệnh/ngày, chi phí sinh hoạt 40.000 đồng/người bệnh/ngày; chi phí mai táng (nếu có) theo chi phí thực tế phát sinh nhưng không quá 17 triệu đồng/ca.

Cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị và chăm sóc tại cơ sở cách ly tập trung có thể đăng ký thực hiện dịch vụ khám bệnh, kê đơn, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 hoặc kỹ thuật đã được phê duyệt. Các cơ sở này phải được Sở Y tế TP HCM thẩm định trước khi hoạt động.

F0 tăng cao, 14 bệnh viện chi viện TP.HCM và phía Nam

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

img

Bộ Y tế vừa điều động 14 bệnh viện chi viện TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Cụ thể, 14 bệnh viện được phân công như sau:

Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế của TP.HCM.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương.

Bệnh viện Phổi Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Nai.

Bệnh viện Lão khoa Trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Tháp.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Long An.

Hà Nội vẫn tiêm các lô vaccine khác cho học sinh

Trước thông tin tạm dừng tiêm vaccine Covid-19, sáng 1/12, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khẳng định đang rà soát lại 2 lô vaccine Pfizer gia hạn.

Sở Y tế Hà Nội đã tiếp thu và tiến hành rà soát lại tất cả các khâu trong tiêm chủng, gồm các điểm tiêm, các dây chuyền tiêm chủng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực.

img

Liên tục cập nhật thông tin dịch Covid-19 trong ngày 1/12.

"Sở Y tế Hà Nội cũng xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về 2 lô vaccine số 124001 và 123002 của Comirnaty (Pfizer) có hạn sử dụng tại giấy chứng nhận xuất xưởng là ngày 30/11/2021 và được tăng hạn lên thành 28/2/2022 để tiêm chủng cho học sinh", bà Hà cho biết.

Bà Hà cũng cho biết, ngoài 2 lô vaccine trên đang tạm dừng để xin ý kiến chuyên môn, các lô vaccine khác vẫn triển khai tiêm bình thường cho học sinh.

Tính đến 18h ngày 30/11, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, 30 quận, huyện, thị xã đã tiêm được 283.250 mũi trên 307.799 trẻ từ 15 - 17 tuổi (đạt 92,02%) và tiêm được 143.103 mũi trên 394.045 cho trẻ từ 12 - 14 tuổi (đạt 36,31%).

Trước đó, Bộ Y tế cho biết, lô vaccine Pfizer có hạn dùng ghi trên nhãn là 30/11/2021 nhưng được gia hạn thêm 3 tháng căn cứ trên kết quả nghiên cứu, cập nhật mới nhất từ nhà sản xuất.

Việt Nam vượt 1,2 triệu ca nhiễm Covid-19

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.238.082 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.560 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.232.852 ca, trong đó có 986.531 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (470.458), Bình Dương (282.231), Đồng Nai (87.246), Long An (38.241), Tiền Giang (28.628).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 30/11 là 14.624 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên đến 989.348 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.788 ca.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 162 ca/ngày

Số bệnh nhân tử vong trong ngày 30/11 ghi nhận 197 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (76) trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), Bình Dương (4), An Giang (2), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Nam Định (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Cần Thơ (18), An Giang (14), Kiên Giang (13), Đồng Nai (11), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Bạc Liêu (4), Khánh Hòa (3), Cà Mau (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Long An (1), Hậu Giang (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.252 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 150.753 xét nghiệm cho 209.639 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.163.025 mẫu cho 68.317.914 lượt người.

Trong ngày 29/11 có 2.235.445 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 122.083.464 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 71.143.392 liều, tiêm mũi 2 là 50.940.072 liều.

Hà Nội nói gì về thông tin dừng tiêm vaccine cho trẻ em?

Tất cả các dây chuyền tiêm trên địa bàn TP Hà Nội đều hoạt động bình thường, không có chuyện dừng tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em.

img

Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ 304.140 liều cho 30 quận, huyện để thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 30/11, nhiều người lan truyền thông tin về việc sau khi phát hiện 1 học sinh dương tính với SARS-CoV-2 tại điểm tiêm Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân, TP Hà Nội đã cho dừng việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, đại diện Sở Y tế Hà Nội khẳng định thông tin này không chính xác.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, sau khi khám sàng lọc trước khi triển khai tiêm vắc-xin Covid-19, tại một dây chuyền tiêm, đã phát hiện 1 học sinh có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Học sinh này sinh sống trên địa bàn quận Đống Đa, nơi đang ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19. Trường hợp này đã được cách ly, khoanh vùng và sau khi áp dụng tất cả các biện pháp phòng dịch theo quy định, dây chuyền tiêm này tiếp tục hoạt động như bình thường.

"Tất cả các dây chuyền tiêm trên địa bàn Hà Nội đều hoạt động bình thường, không có chuyện dừng tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ" - đại diện Sở Y tế Hà Nội khẳng định.

Ngày 30/11, TP Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em 12-14 tuổi theo kế hoạch số 20383/SYT-NVY ngày 25/11 của Sở Y tế Hà Nội. Kết quả tiêm trong ngày được 31.884 mũi tiêm. Công dồn được 143.103 mũi tiêm/394.045 trẻ, đạt tỷ lệ 36,3%, sử dụng 141.469 liều vaccine.

Kết quả tiêm cho trẻ em 15-17 tuổi: Trong ngày 2.225 mũi tiêm. Cộng dồn tới 17h30 ngày 30/11, toàn TP tiêm được 283.250 mũi tiêm/307.799 trẻ đạt 92%, sử dụng 281.814 liều vaccine.

Bộ Y tế lên tiếng về 2 lô vaccine Pfizer hết hạn ngày 30/11

Các lô vaccine Pfizer được nhập về Việt Nam sau ngày 22/10 có hạn dùng 6 tháng in trên nhãn đều được tăng thêm 3 tháng sử dụng. Việc gia hạn dùng được áp dụng chung trên toàn cầu.

img

Hơn 2,9 triệu liều vaccine Pfizer được gia hạn dùng thêm 3 tháng Ảnh: Linh Giang.

Liên quan đến thông tin 2 lô vaccine Covid-19 Pfizer (2 lô 124001 và 123002 có 2.960.100 liều) có hạn sử dụng đến ngày 30/11 được gia hạn thêm 3 tháng, chiều 30/11, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cho biết đối với các lô vaccine Pfizer được nhập về Việt Nam sau ngày 22-10 có hạn dùng 6 tháng in trên nhãn đều được tăng thêm 3 tháng sử dụng.

Việc gia hạn sử dụng của vaccine dựa trên kết quả nghiên cứu độ ổn định theo Hướng dẫn đối với thuốc mới cũng như sản phẩm sinh học.

Như vậy, đối với 2 lô vaccine Pfizer 124001 và 123002 gồm hơn 2,9 triệu liều đã được phân bổ cho các địa phương sẽ có hạn dùng đến ngày 28/2/2022.

Theo GS Phan Trọng Lân, nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy vaccine Pfizer đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng kể từ ngày sản xuất. Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu và được sử dụng cho tất cả các đối tượng, bao gồm trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả. Các lô vắc-xin Pfizer có hạn sử dụng 6 tháng đều được tăng hạn dùng lên 9 tháng sau thời gian Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt.

Trên cơ sở kết luận của FDA và EMA, ngày 30/9, Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc của Việt Nam đã chính thức thông qua kéo dài hạn sử dụng đối với vaccine của Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Tiếp đó, ngày 22-10, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản 12926/QLD-KD đồng ý về việc tăng hạn dùng của vaccine Covid-19 Pfizer.

Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo Chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai tiêm chủng đảm bảo an toàn hiệu quả và truyền thông để người dân hiểu.

WHO khuyến cáo Việt Nam 4 yếu tố trong kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron

Ngày 30/11 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với ông Kidong Park, Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông John MacArthur – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và ông Matthew Moore – Giám đốc CDC Hoa Kì tại Việt Nam để trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến chủng Omicron.

img

Các trường THPT tại Hà Nội tổ chức tiêm cho học sinh từ 15 đến 17 tuổi và tiến tới hạ dần độ tuổi tiêm chủng.

WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron.

Cụ thể: Thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron; thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng COVID-19; thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống khi ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron; thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gen các ca bệnh COVID-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện WHO, CDC Hoa Kì Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kì tại Việt Nam đã thống nhất sẵn sàng chia sẻ và cập nhật kết quả giải trình tự gen các ca bệnh COVID-19 để có thêm thông tin cùng tìm phương pháp ứng phó. Đồng thời, các bên cũng thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm chủng, ưu tiên các đối tượng nguy cơ cao và đảm bảo tiêm chủng an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, tiến độ tiêm đang tiếp tục được đẩy nhanh. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố… “Yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng là đảm bảo an toàn”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin hiện chưa có bằng chứng để kéo dài thời gian cách li phòng chống dịch.

Về điều trị, Bộ Y tế và các bên đã bàn bạc theo tinh thần tăng cường năng lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, để đẩy mạnh mô hình điều trị tháp 3 tầng. “Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch COVID-19, cũng như trong ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Liên quan đến biến chủng này, Bộ Y tế cho biết, ngày 25/11/2021, WHO đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2, gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số quốc gia Nam Châu Phi như Nam Phi, Botswana... Theo các nhà khoa học, biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11/2021 và có tới 32 đột biến ở protein gai, là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2 và được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% so với biến chủng Delta).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch. Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể này vào nước ta.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.