Xã hội

Dịch Covid-19 ngày 11/4: Cả nước thêm 23.184 F0, Hà Nội chỉ còn 2.011 ca

11/04/2022, 18:00

Dịch Covid-19 ngày 11/4 tại Việt Nam: Bộ Y tế chiều 11/4 ghi nhận thêm 23.184 ca mắc mới tại 61 tỉnh, thành phố, có 16.483 ca cộng đồng.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Trong số 23.184 ca mắc mới có 3 ca nhập cảnh và 23.181 ca trong nước, giảm 5.126 ca so với ngày trước đó.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.011), Nghệ An (1.470), Yên Bái (1.271), Phú Thọ (1.187), Bắc Giang (1.053), Lào Cai (969), Quảng Ninh (911), Tuyên Quang (873), Thái Bình (812), Vĩnh Phúc (765), Đắk Lắk (707), Bắc Kạn (690), Hà Giang (664), Thái Nguyên (629), TP.HCM (584), Quảng Bình (504), Gia Lai (484), Cao Bằng (478), Hải Dương (387), Lâm Đồng (375), Lạng Sơn (373), Quảng Trị (358), Sơn La (320), Hà Tĩnh (306), Hưng Yên (301), Hà Nam (290), Bình Định (259), Lai Châu (257), Quảng Nam (241), Bắc Ninh (237), Nam Định (230), Ninh Bình (224), Thanh Hóa (219), Bình Phước (214), Cà Mau (195), Hòa Bình (193), Vĩnh Long (189), Phú Yên (181), Tây Ninh (179), Đà Nẵng (171), Điện Biên (164), Đắk Nông (141), Bến Tre (136), Quảng Ngãi (117), Bình Dương (117), Thừa Thiên Huế (106), Bà Rịa - Vũng Tàu (101), Hải Phòng (93), Kiên Giang (72), Bình Thuận (51), Trà Vinh (49), Long An (48), Khánh Hòa (42), An Giang (40), Bạc Liêu (37), Ninh Thuận (24), Kon Tum (23), Cần Thơ (23), Đồng Nai (17), Đồng Tháp (14), Hậu Giang (5).

img

Thêm 23.184 ca COVID-19 ngày 11/4. Nguồn: Bộ Y tế

Ngày 11/4, Sở Y tế Thanh Hoá đăng ký bổ sung 28.740 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (giảm 480), Bắc Ninh (giảm 353), Lạng Sơn (giảm 348).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (tăng 204), Đắk Lắk (tăng 159), Gia Lai (tăng 85).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 39.280 ca/ngày.

Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.250.160 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.661 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.242.413 ca, trong đó có 8.552.106 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.524.273), TP.HCM (602.470), Nghệ An (416.641), Bình Dương (381.716), Bắc Giang (375.584).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.198.236 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.136 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.813 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 11/4.

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.190.492 ca, trong đó có 8.529.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.522.262), TP. Hồ Chí Minh (601.886), Nghệ An (415.171), Bình Dương (381.599), Bắc Giang (374.531).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 34.991 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.532.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.403 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 978 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 188 ca; Thở máy không xâm lấn: 55 ca; Thở máy xâm lấn: 180 ca; ECMO: 2 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 42.928 ca/ngày.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 9/4 đến 17h30 ngày 10/4 ghi nhận 19 ca tử vong tại: Kiên Giang (3), Phú Yên (3 ca trong 2 ngày), Trà Vinh (3 ca trong 2 ngày), Bình Phước (2), Bình Dương (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hải Dương (1), Sóc Trăng (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 30 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.813 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.002.419 mẫu tương đương 85.007.902 lượt người, tăng 61.263 mẫu so với ngày trước đó.

Trẻ mắc Covid-19 có cần tiêm vaccine?

Theo bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đã mắc Covid-19, vẫn có thể mắc lại.

Khi trẻ đã mắc Covid-19 thì nguy cơ diễn biến nặng, có thể tử vong, hay mắc các tình trạng hậu Covid, và cả các biến chứng khác là thường trực. Vì vậy khi dịch bệnh đang tiếp tục diễn ra thì vaccine dự phòng ngay cả khi trẻ đã mắc Covid-19 tiếp tục cần thiết.

Để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ nhất là khi trẻ đã mắc Covid-19 trước đó, căn cứ vào các bằng chứng khoa học cũng như kinh nghiệm đã công bố của các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, Hội đồng chuyên môn tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã đồng thuận quy định thời gian tối thiểu để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19 là 3 tháng.

Đây là khoảng thời gian được cho là nếu trẻ đã mắc Covid-19, thì cũng gần như đã hồi phục hoàn toàn, đồng thời khả năng bảo vệ tự nhiên thu được khi trẻ nhiễm bệnh cũng suy giảm, vì vậy tiêm vaccine cho trẻ là phù hợp.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, cho biết trong chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Việt Nam sử dụng 2 loại vaccine là Pfizer và Moderna.

Cụ thể, Bộ Y tế cho phép sử dụng vaccine Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi, vaccine Pfizer dành cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bộ Y tế khuyến cáo với vaccine Pfizer, trẻ có thể gặp phản ứng thông thường như đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, ớn lạnh, sốt, buồn nôn…

Phản ứng ít gặp hơn gồm nổi hạch, phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, suy nhược... Phản ứng gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim rất hiếm gặp (thấp hơn 1/10.000). Với vaccine Moderna, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt...

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, chỉ có 0,5%-10% số trẻ được ghi nhận tiêm chủng có phản ứng thông thường. Nếu so sánh với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng như của nhà sản xuất, phản ứng thông thường của trẻ em Việt Nam nhẹ hơn so với số liệu đã ghi nhận.

"Trong hơn 17 triệu mũi đã tiêm, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương ghi nhận 5 trường hợp trên 1 triệu liều vắc-xin có phản ứng nặng, phải quay trở lại cơ sở y tế để điều trị", PGS.TS Dương Thị Hồng dẫn chứng.

TP.HCM thay đổi quan điểm về cách phòng, chống dịch COVID-19

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngành y tế thành phố sẽ thay đổi quan điểm phòng, chống dịch COVID-19 theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong.

img

TP Hồ Chí Minh sẵn sàng kịch bản cho tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Trọng tâm trong quý II/2022, trong đó chú trọng thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ.

Theo đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã soạn thảo một văn bản triển khai, trong đó thay đổi quan điểm phòng, chống dịch COVID-19 theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong.

Bên cạnh đó, căn cứ tình hình dịch bệnh, TP Hồ Chí Minh chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, đồng thời sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Song song với hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế TP Hồ Chí Minh sẽ khởi động các đề án chuyển đổi số như lập hồ sơ sức khoẻ điện tử người dân thành phố; hoàn thiện nền tảng số COVID-19 và phần mềm quản lý chuỗi lây nhiễm; hoàn chỉnh dữ liệu trên nền tảng tiêm ngừa vaccine COVID-19; triển khai ký số tại các đơn vị tiêm chủng…

Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án y tế cộng đồng; triển khai Nghị quyết của HĐND Thành phố về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế và chính sách đặc thù cho tình nguyện viên (vừa được thông qua ngày 7/4/2022); củng cố công tác quản trị bệnh viện (nhân lực quản lý, mua sắm…); triển khai chương trình biệt phái hỗ trợ công tác quản trị bệnh viện; tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý hành nghề y, dược tư nhân…

Dự kiến trong quý II/2022, ngành y tế sẽ khánh thành Bệnh viện Truyền máu Huyết học; đưa Bệnh viện Ung Bướu cơ sở mới đi vào hoạt động; triển khai khối nhà Trung tâm tim mạch trẻ em của Bệnh viện Nhi đồng 1 đi vào hoạt động.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 11/4, thế giới ghi nhận tổng cộng 498.702.829 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.202.406 ca tử vong.

img

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Ontario, Canada. Ảnh: THX/TTXVN.

Số bệnh nhân đã bình phục là hơn 443.728.802 người, trong khi vẫn còn 48.771.621 bệnh nhân đang phải điều trị.

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận tổng cộng 82.053.242 ca mắc, trong đó 1.012.131 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca mắc với 43.035.271 ca ,trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 661.270 ca.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với 183.719.811 ca mắc, trong đó có 1.789.197 ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai với 143.650.512 ca mắc và 1.411.017 ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ đã ghi nhận 97.040.668 ca mắc và 1.448.833 ca tử vong; khu vực Nam Mỹ ghi nhận 56.397.124 ca mắc và 1.290.561 ca tử vong.

Trong tuần tính đến sáng 10/4, thế giới ghi nhận gần 7,3 triệu ca mắc mới COVID-19, giảm 23% so với một tuần trước đó. Số ca tử vong cũng giảm 13%. Trừ Bắc Mỹ, số ca mắc mới trong tuần tại các khu vực đều giảm, trong đó châu Á giảm mạnh nhất (27%).

Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia nước này thông báo ghi nhận 1.351 ca mắc mới tại Trung Quốc đại lục trong ngày 9/4, trong đó 1.318 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, số ca mắc mới không triệu chứng tại Trung Quốc đại lục ở mức 25.111 ca, giảm nhẹ so với 23.815 ca một ngày trước đó.

Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc ngày 10/4 ghi nhận gần 25.000 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Thành phố 26 triệu dân này đang thực hiện lệnh phong tỏa trên diện rộng trong nhiều tuần qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, chỉ nhân viên y tế, tình nguyện viện, nhân viên giao hàng hoặc một số đối tượng có giấy phép đặc biệt mới được ra khỏi nhà. Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Nhiều siêu thị phải đóng cửa.

img

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN.

Ngày 9/4, chính quyền thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với một khu vực có nguy cơ cao sau khi ghi nhận 8 ca mắc mới COVID-19 tại khu vực này trong 2 tuần qua. Cùng ngày, nhà chức trách thành phố Quảng Châu cho biết sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng tại 11 quận của thành phố này sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm mới trong ngày 8/4.

Trong khi đó, thành phố cảng Ninh Ba gần Thượng Hải ngày 10/4 thông báo dừng toàn bộ dịch vụ ăn uống trong khách sạn và nhà hàng, đồng thời những người sống trong khu phong tỏa phải thực hiện xét nghiệm hằng ngày trong 3 ngày.

Cùng ngày, giới chức y tế Pakistan thông báo nước này bước sang ngày thứ 9 liên tiếp không ghi nhận ca tử vong nào do COVID-19.

Pakistan ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19 lần gần đây nhất vào ngày 2/4 vừa qua. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện là 30.361 ca. Theo Bộ Y tế Pakistan, nước này ghi nhận 96 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.526.568 ca.

Ngày 9/4, Peru đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp đối với ngành du lịch của nước này do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Với lệnh này, Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru có 15 ngày để xem xét và phê duyệt kế hoạch cứu trợ khẩn cấp đối với "ngành công nghiệp không khói", bao gồm các biện pháp cứu trợ tài chính và đầu tư xúc tiến du lịch.

Số liệu thống kê cho thấy số du khách quốc tế tới Peru đã giảm từ mức 4,4 triệu lượt hồi năm 2019 xuống còn 900.000 lượt trong năm 2020. Trong năm ngoái, con số vẫn tiếp tục giảm và chỉ còn 400.000 lượt khách.

Tháng 12/2021, Peru bắt đầu ghi nhận làn sóng lây nhiễm thứ ba của đại dịch COVID-19. Số ca mắc mới tại nước này đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây. Peru đã ghi nhận tổng cộng hơn 3,5 triệu bệnh nhân COVID-19, trong đó có khoảng 212.000 người tử vong. Dân số nước này là 33 triệu người.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.