Xã hội

Covid-19 ngày 13/11: Hôm nay, cả nước ghi nhận 8.497 ca nhiễm mới

Tin tức Covid-19 ngày 13/11: Với 8.497 ca ghi nhận trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh hôm nay, cả nước đã giảm được 495 ca so với hôm qua.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 12/11 đến 16h ngày 13/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.497 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 8.481 ca ghi nhận trong nước (giảm 495 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 3.940 ca trong cộng đồng).

img

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.824 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.671; Thở ô xy dòng cao HFNC: 711; Thở máy không xâm lấn: 108; Thở máy xâm lấn: 319; ECMO: 15.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.240), Đồng Nai (743), Bình Dương (631), Tây Ninh (593), An Giang (547), Đồng Tháp (459), Tiền Giang (356), Sóc Trăng (296), Vĩnh Long (292), Cà Mau (271), Bình Thuận (265), Bà Rịa - Vũng Tàu (224), Khánh Hòa (209), Bình Phước (198), Bạc Liêu (188), Kiên Giang (181), Hà Nội (152), Bình Định (126), Đắk Lắk (126), Trà Vinh (120), Nghệ An (100), Bến Tre (99), Cần Thơ (81), Thái Bình (79), Long An (79), Thừa Thiên Huế (75), Hậu Giang (67), Lâm Đồng (61), Thanh Hóa (60), Hà Giang (57), Ninh Thuận (39), Phú Thọ (39), Đắk Nông (39), Bắc Giang (38), Bắc Ninh (35), Quảng Ngãi (35), Gia Lai (35), Nam Định (31), Quảng Nam (27), Đà Nẵng (26), Hà Tĩnh (24), Hải Dương (21), Điện Biên (20), Phú Yên (17), Quảng Trị (15), Quảng Ninh (13), Hải Phòng (11), Quảng Bình (9), Hưng Yên (7), Hà Nam (5), Vĩnh Phúc (5), Ninh Bình (4), Cao Bằng (4), Thái Nguyên (2), Kon Tum (2), Lào Cai (2), Sơn La (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (-278), Kiên Giang (-222), TP. Hồ Chí Minh (-148). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+126), Bình Phước (+99), Đồng Tháp (+76).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.176 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.018.376 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.336 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.013.360 ca, trong đó có 855.237 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (446.443), Bình Dương (242.874), Đồng Nai (77.399), Long An (36.441), Tiền Giang (20.506).

Số bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.843; Tổng số ca được điều trị khỏi: 858.054;

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.824 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.671; Thở ô xy dòng cao HFNC: 711; Thở máy không xâm lấn: 108; Thở máy xâm lấn: 319; ECMO: 15.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 12/11 đến 17h30 ngày 13/11 ghi nhận 88 ca tử vong tại TP.HCM (38), Bình Dương (8 ), Tây Ninh (8 ), An Giang (6), Tiền Giang (5), Bình Thuận (5), Cần Thơ (4), Bạc Lieu (4), Đồng Nai (3), Long An (2), Đồng Tháp (2), Sóc Trăng (2), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 78 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.018 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 156.696 xét nghiệm cho 379.710 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.886.826 mẫu cho 64.055.676 lượt người.

Trong ngày 12/11 có 1.467.716 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 97.831.758 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.073.710 liều, tiêm mũi 2 là 33.758.048 liều.

F0 ở TP.HCM đang tăng, thực tế nhiều hơn số liệu thống kê

Ngày 13/11, phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, dựa trên đánh giá tình hình dịch bệnh thời gian gần đây, số F0 trên địa bàn TP đang tăng và thực tế còn nhiều hơn số liệu đã thống kê.

Dù đã phát hiện các ca dương tính qua tầm soát tại bệnh viện, xét nghiệm ngẫu nhiên, xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm nhưng chúng ta không thể nắm hết được mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng.

Theo ông Nên, tỉ lệ F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ là trên 90%, riêng tỉ lệ bệnh nhân trở nặng và tử vong tăng nhẹ. Đặc biệt, số ca nhập viện cao hơn số ca xuất viện. “Nếu tình trạng này cứ kéo dài là không ổn. Do đó, từng địa bàn cần tính toán lại con số này để phấn đấu, điều chỉnh bằng hành động”, Bí thư lưu ý.

Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận định, tình hình F0 hiện tại tương tự thời kì đầu TP thực hiện Chỉ thị 10 (cuối tháng 6/2021), khá giống tình trạng Singapore giai đoạn tháng 7, 8 cũng như xu hướng diễn biến của dịch bệnh của thế giới hiện nay. Tức là, nhiều nước dù nền y tế tốt, tốc độ tiêm vaccine tốt nhưng khi mở cửa, nới lỏng giãn cách thì dịch bệnh lại bùng phát. Do đó, các địa phương cần lưu ý và nhìn lại để có tính toán hợp lý.

Bàn về lý do F0 gia tăng, Bí thư Thành ủy cho biết, nguyên nhân rõ nhất là TP không thực hiện biện pháp giãn cách xã hội như trước, việc tăng tiếp xúc trực tiếp trong cộng đồng dẫn đến việc lây nhiễm khó kiểm soát và kéo giảm như mong muốn.

Thống kê cho thấy, nguồn lây chủ yếu từ nguồn người lao động dịch chuyển tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, lao động tự do hoạt động tại các chợ tự phát.

Bí thư Nên đề nghị Sở Y tế cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích đánh giá. Riêng các địa phương khi phát hiện F0 phải điều tra nguồn lây để có biện pháp kéo giảm.

Người đứng đầu Thành ủy cho rằng, so với giai đoạn thực hiện Chỉ thị 10, TP.HCM đã có tỉ lệ phủ vaccine cao hơn, có thuốc điều trị, kinh nghiệm phòng chống dịch cùng các điều kiện đáp ứng tốt hơn.

Tuy nhiên, chính quyền TP không được vì thế mà chủ quan và lan rộng sự chủ quan đó ra ngoài cộng đồng. “Nếu từng người dân đều chủ quan thì sẽ dẫn đến hậu quả”, ông Nên nói.

Hà Nội phát hiện nhiều F0 qua dấu hiệu ho, sốt

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 24 giờ qua thành phố ghi nhận 165 ca COVID-19 mới, gồm 27 ca cộng đồng, 109 ca trong khu cách ly và 29 ca thuộc khu phong tỏa. Cụ thể 27 ca cộng đồng phát hiện theo Chùm liên quan sàng lọc ho sốt (15); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (8); Liên quan các tỉnh có dịch (2); ổ dịch Trần Duy Hưng (1); và Liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 1).

img

Nhiều ca nhiễm mới tại Hà Nội được phát hiện qua dấu hiệu ho sốt.

Trong 165 ca nhiễm ghi nhận, có 64 ca là F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt; 27 ca ở ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng; 15 ca thuộc chùm sàng lọc ho sốt; 14 ca ở ổ dịch Trần Duy Hưng; 11 ca ở ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm; 10 ca ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm.

Có 8 ca thuộc chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát; 6 ca thuộc chùm liên quan các tỉnh có dịch; 5 ca ở ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư; 2 ca ở ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam; 1 ca ở ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh; 1 ca ở ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai và 1 ca ở ổ dịch Phú Vinh, Hoài Đức.

Trong số 27 ca nhiễm cộng đồng ghi nhận mới ngày hôm nay, thì chùm liên quan sàng lọc ho sốt có 15 ca; chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt 8 ca; 2 ca liên quan các tỉnh có dịch; 1 ca ở ổ dịch Trần Duy Hưng và 1 ca liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 1).

Số ca cộng đồng theo theo quận, huyện là: Đống Đa (5); Ba Đình, Hà Đông (3); Long Biên, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Hoài Đức (2); Thanh Xuân, Ba Vì, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm (1).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 5.778 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.202 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.758 ca.

Người dân TP.HCM phản ánh bệnh viện không nhận bệnh nhân Covid-19

Tại chương trình live stream Dân hỏi - Thành phố trả lời, người dân phản ánh tình trạng bệnh viện không nhận bệnh Covid-19.

Tình trạng này từng diễn ra tại TP.HCM vào hồi tháng 6, tháng 7, khi số F0 tăng cao, còn các cơ sở điều trị Covid-19 quá tải. Khi đó, Sở Y tế và UBND TP.HCM đã nhiều lần ra văn bản nhắc nhở các bệnh viện không được từ chối bệnh nhân.

img

Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khẳng định tất cả bệnh viện phải tiếp nhận bệnh nhân và sàng lọc xem người bệnh có mắc Covid-19 hay không. Sở Y tế cũng đã hướng dẫn về quy trình sàng lọc.

Bệnh viện chuyên khoa thậm chí còn phải thành lập khoa chuyên điều trị Covid-19. Còn các bệnh viện như Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt cũng vẫn phải tiếp nhận bệnh nhân. Nếu phát hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, bệnh viện có thể sơ cấp cứu ban đầu, sau đó chuyển đến bệnh viện chuyên về Covid-19.

Lãnh đạo Sở Y tế đề nghị người dân trực tiếp phản ánh đến đường dây nóng của bệnh viện. Nếu không liên hệ được, người dân có thể gọi đến đường dây nóng của Sở Y tế TP.HCM: 096.777.1010 (hoạt động 24/24).

Thông tin về tình hình dịch, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết theo phân tích của Sở Y tế TP.HCM, 2 tuần qua, tình hình ca mắc mới của TP.HCM có xu hướng tăng dần. Số ca nhiễm tăng trên toàn thành phố, trong đó, các địa phương có số ca tăng cao nhất là huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, TP Thủ Đức và quận 12.

"Sở Y tế đang liên tục theo dõi hàng ngày số ca mắc mới tại TP.HCM để kịp thời cử đội đặc nhiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP hỗ trợ cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện nhằm kịp thời phát hiện ổ dịch, cách ly, bóc tách khỏi cộng đồng, tránh lây lan nhiều", ông Châu nói.

Ông Châu nhận định việc số ca nhiễm tăng là kết quả tất yếu khi mở cửa và gỡ bỏ giãn cách xã hội. Sở cũng đang theo dõi sát, phân tích số ca nhập viện, ca bệnh nặng, ca tử vong để đánh giá bất thường, kịp thời tham mưu TP có hướng giải quyết nếu chẳng may dịch bùng phát trở lại.

Thời điểm tháng 5, tháng 6, khi số ca nhiễm tăng, TP.HCM bắt buộc phải giãn cách. Tuy nhiên, TP đã phủ vaccine cho người trên 18 tuổi nên có thể chấp nhận việc xuất hiện F0, nhưng không được quá nhiều. Bác sĩ Châu cũng nhắc nhở người dân đã tiêm vaccine vẫn có tỷ lệ nhiễm, nhưng giảm triệu chứng và ít biến chứng nặng, giảm nguy cơ tử vong.

img

Cả nước đã vượt 1 triệu ca nhiễm, 22.930 ca tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.009.879 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.250 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.004.879 ca, trong đó có 853.394 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (445.203), Bình Dương (242.243), Đồng Nai (76.656), Long An (36.362), Tiền Giang (20.150).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 10.263 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 856.211 trường hợp. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.515 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 74 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.930 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 147.171 xét nghiệm cho 292.234 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.730.130 mẫu cho 63.675.966 lượt người.

Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 96.557.452 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.682.168 liều, tiêm mũi 2 là 32.875.284 liều.

Gần 87% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19; Xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện kiểm tra mã QR

Cập nhật đến 14h ngày 12/11, cả nước đã tiêm được gần 96,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, gần 87% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1; Cà Mau thực hiện cách ly điều trị F0 tại nhà; TP HCM yêu cầu xử lý nghiêm các đơn vị, cơ sở không thực hiện kiểm tra mã QR phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

img

Hành khách về từ vùng dịch được khuyến cáo không đến nơi đông người. Ảnh: Chí Hùng

Khách đi máy bay không đến nơi đông người 7-14 ngày

Bộ GTVT yêu cầu hành khách trở về các địa phương bằng đường hàng không chấp hành nghiêm việc theo dõi sức khỏe, không dự các hoạt động tập trung đông người trong 7-14 ngày.

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không tăng cường biện pháp kiểm soát hành khách về từ vùng dịch bằng đường hàng không.

Văn bản nêu rõ theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 7/10 đến 3/11, có 405.000 người di chuyển từ vùng dịch về các địa phương; trong đó có 382.000 người được lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện 7.700 người dương tính với SARS-CoV-2 (chiếm 2%).

Để tăng cường kiểm soát những người về từ các tỉnh, thành phía nam (đặc biệt từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...), Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Bộ GTVT khuyến cáo hành khách đi máy bay khi về các địa phương không tham gia hoạt động tập trung đông người trong 7-14 ngày kể từ ngày về địa phương. Hành khách về từ các tỉnh, thành có số ca mắc cao cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.

Hành khách phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo để phân loại đối tượng nguy cơ.

img

Gần 87% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19.

Gần 87% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19

Theo Bộ Y tế, đến nay các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã tiếp nhận và phân bổ 82 đợt vaccine phòng COVID-19 với tổng số 112,9 triệu liều. Cập nhật đến 14h ngày 12/11, cả nước đã tiêm được gần 96,7 triệu liều vacccine phòng COVID-19.

Đến ngày 11/11 trên cả nước tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 86,3% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 44,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 78,3% và 37,2%; miền Trung là 83,8% và 28,8%; Tây Nguyên là 77,8% và 11,2% và miền Nam là 94,7% và 59,3%.

Có 15/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Hậu Giang.

Có 15/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50% là Long An (100%), Khánh Hòa (94,3%), Quảng Ninh (86,8%), Đồng Nai (83,1%), TP.HCM (81,2%), Lạng Sơn (73,4%), Hà Nội (72,8%), Bình Dương (71,9%), Hà Nam (70,1%), Bắc Ninh (65,5%), Ninh Bình (64,8%), Tây Ninh (54,7%), Lâm Đồng (54,5%), Đồng Tháp (53,8%) và Bình Phước (53,8%).

24/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho từ 80-95% dân số từ 18 tuổi trở lên là Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, Tiền Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.

13/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho từ 70-80% dân số từ 18 tuổi trở lên là Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bến Tre, Đồng Tháp.

11/63 tỉnh còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (43,4%), Thanh Hóa (50,6%), Nam Định (54,8%), Cao Bằng (58,4%) và Nghệ An (60,0%).

img

TP.HCM bố trí tiêm vaccine tại bến xe cho người quay lại làm việc

UBND TP.HCM đã ban hành Công văn 3768/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, qua đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Thành phố cho thấy tình hình dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp. Để tiếp tục kiểm soát và không để dịch tái bùng phát trên địa bàn thành phố, UBND TP yêu cầu một số nội dung, trong đó tổ chức bố trí các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động, nhất là tại các cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga tàu hỏa để chủ động tiêm cho người dân quay trở lại thành phố để làm việc nhưng chưa được tiêm chủng.

Kiểm tra việc thực hiện cấp mã QR qua Cổng thông tin An toàn Covid tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nhằm để kiểm soát người dân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn. Xử lý nghiêm các đơn vị, cơ sở không thực hiện kiểm tra mã QR.

Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy,... nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe; quy trình xử lý F0 khi phát hiện tại cơ sở và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch hoặc có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm làm lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

Các địa phương tăng cường truy vết phòng dịch

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, sau khi ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng là nhân viên phục vụ tại quán karaoke An Hồng, địa chỉ tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, ngày 12/11, lực lượng chức năng đã phong tỏa các địa điểm liên quan và khẩn trương truy vết các F1.

Bước đầu, lực lượng chức năng đã điều tra, truy vết gần 400 trường hợp F1; test nhanh cho tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ ở quán ăn, quầy tạp hóa, nhà hàng, quán karaoke, đền chùa, quán cà phê… Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An thông báo những điểm đến của các ca mắc COVID-19 để xác định nguồn lây, triển khai phương án phối hợp trong công tác phòng chống dịch giữa 2 tỉnh.

Tại tỉnh Phú Yên, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch mới cho học sinh trở lại trường, tỉnh đang áp dụng biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng cấp độ 1 (mức nguy cơ thấp, bình thường mới) theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Riêng 9 xã, phường gồm: Phường 4 (TP Tuy Hòa); phường Xuân Thành, Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu); phường Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam (thị xã Đông Hòa); xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa); xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa); xã An Thọ và An Mỹ (huyện Tuy An) thực hiện phòng chống dịch ở cấp độ 2.

TP Hồ Chí Minh ngày 12/11 đã ra mắt đội đặc nhiệm kiểm dịch phòng chống dịch COVID-19, có nhiệm vụ giám sát, đánh giá nhanh mức độ nguy cơ tình hình dịch bệnh, từ đó, cùng với các quận, huyện, thành phố Thủ Đức xây dựng các biện pháp can thiệp cụ thể đối với từng ổ dịch. Hàng ngày, đội đặc nhiệm kiểm dịch sẽ có nhiệm vụ báo cáo, phân tích tình hình gửi về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và từ đó báo cáo với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, nhằm giúp cho ngành Y tế có nhận định sớm nhất.

Còn tỉnh An Giang đang chủ động ngăn chặn, không để dịch COVID-19 lây lan diện rộng trước diễn biến phức tạp, số ca mắc trong cộng đồng tăng tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố và xuất hiện nhiều ổ dịch mới ngoài cộng đồng, chưa xác định rõ nguồn lây, gây khó khăn trong việc truy vết, cách ly, khoanh vùng và dập dịch. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các cấp, ngành thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh theo Nghị quyết 128/NQ- CP của Chính phủ, tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch tương ứng với từng cấp độ, thực hiện nghiêm “5K" và thực hiện nghiêm các giải pháp cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả...

Riêng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi. Ngày 12/11, có 3/8 địa phương của tỉnh bắt đầu khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, trong đó, ưu tiên tiêm cho trẻ 15-17 tuổi trước...

Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 11/11 đến 6 giờ ngày 12/11), Quảng Bình ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 14 ca trong khu cách ly, 8 ca là người trở về từ vùng dịch, 2 ca là F1 của người trở về từ vùng dịch.

Tổng số ca COVID-19 toàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay lên 2.159 ca, trong đó 2.008 ca khỏi, 145ca đang điều trị, 6 ca tử vong. Hiện có 1.100 trường hợp đang cách ly tập trung, 2.311 trường hợp cách ly tại nhà. Thống kê cho thấy hiện có 555.095 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 77.514 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.