Xã hội

Covid-19 ngày 16/11: Cả nước có 9.650 ca mới, tăng hơn 1.000 ca so hôm qua

16/11/2021, 18:20

Covid-19 hôm nay ngày 16/11 mới nhất: Cả nước ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới; 87 ca tử vong tại TP.HCM và 16 tỉnh, thành phố

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 15/11 đến 16h ngày 16/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 9.641 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.038 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.369 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.183), Tây Ninh (683), Tiền Giang (671), Đồng Nai (631), Bình Dương (607), An Giang (482), Bình Thuận (439), Đồng Tháp (392), Sóc Trăng (343), Cà Mau (340), Bạc Liêu (328), Kiên Giang (324), Bà Rịa - Vũng Tàu (300), Vĩnh Long (291), Bình Phước (199), Trà Vinh (194), Bến Tre (185), Cần Thơ (158), Hà Nội (158), Khánh Hòa (150), Nghệ An (145), Hà Giang (122), Thái Bình (106), Long An (100), Hậu Giang (96), Đắk Lắk (88), Lâm Đồng (84), Bắc Ninh (81), Nam Định (73), Thừa Thiên Huế (70), Quảng Nam (61), Bắc Giang (60), Thanh Hóa (52), Gia Lai (50), Bình Định (48), Đắk Nông (44), Ninh Thuận (35), Đà Nẵng (34), Quảng Ngãi (32), Hải Dương (29), Tuyên Quang (27), Quảng Trị (22), Quảng Bình (18), Quảng Ninh (15), Phú Thọ (14), Phú Yên (11), Vĩnh Phúc (11), Lạng Sơn (9), Hưng Yên (9), Điện Biên (8 ), Hà Nam (7), Hà Tĩnh (7), Cao Bằng (4), Kon Tum (3), Lào Cai (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (2), Sơn La (1), Yên Bái (1).

Ngày 16/11, CDC Bình Thuận đăng ký bổ sung thông tin cho 609 ca nhiễm đã được lấy mẫu từ các ngày trước đó tại Bình Thuận.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-178), Hà Nội (-81), Long An (-36). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (+171), Cà Mau (+125), Bà Rịa - Vũng Tàu (+122).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.557 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.045.397 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.609 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.040.346 ca, trong đó có 868.180 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (449.776), Bình Dương (244.720), Đồng Nai (79.262), Long An (36.772), Tiền Giang (21.951).

Về tình hình điều trị, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.481. Tổng số ca được điều trị khỏi: 870.997. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.101 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 2.813; Thở ô xy dòng cao HFNC: 796; Thở máy không xâm lấn: 115; Thở máy xâm lấn: 366; ECMO: 11.

87 ca tử vong tại TP.HCM và 16 tỉnh, thành phố

Từ 17h30 ngày 15/11 đến 17h30 ngày 16/11 ghi nhận 87 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (35), Bình Dương (7), Long An (6), Bạc Liêu (6), Đồng Nai (5), Cà Mau (5), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bình Thuận (3), An Giang (3), Sóc Trăng (2), Tiền Giang (2), Kiên Giang (2), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1),Khánh Hòa (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 83 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.270 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 166.888 xét nghiệm cho 238.597 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.353.066 mẫu cho 64.714.626 lượt người.

Trong ngày 15/11 có 1.089.217 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 100.862.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.767.521 liều, tiêm mũi 2 là 36.095.377 liều.

TP.HCM cho phép quán bar, karaoke, vũ trường và bán vé số... hoạt động lại

Chiều tối 16/11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký ban hành quyết định về quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM".

Trong đó có nội dung chính thức cho các sở sở kinh doanh dịch vụ như massage, spa, làm đẹp, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke được hoạt động tại các phường, xã, thị trấn cấp độ 1 được hoạt động trở lại.

img

Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ

Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh này phải đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch. Người làm việc phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

Đối với các địa phương thuộc cấp độ 2, các loại hình này được hoạt động nhưng có hạn chế. Cụ thể, các cơ sở dịch vụ chỉ được hoạt động tối đa 50% công suất tại cùng một thời điểm. Ngoài ra, người làm việc phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

Đối với phường, xã, thị trấn có cấp độ 3 được hoạt động nhưng các dịch vụ cũng sẽ được hoạt động hạn chế. Cụ thể cơ sở dịch vụ hoạt động tối đa 25% công suất tại cùng một thời điểm, không hoạt động các dịch vụ như bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke.

Ngoài ra người làm việc phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

Riêng với địa phương thuộc cấp độ 4 không được hoạt động.

Đối với các hoạt động thư viện, đọc sách; rạp chiếu phim, điện tử; cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, trò chơi điện tử (không có kết nối mạng) sẽ mở trở lại. Tuy nhiên khu vực cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 cơ sở hoạt động tối đa lần lượt từ 100%, 50%, 25%. Riêng cấp độ 4 không được hoạt động.

Đối với bán hàng rong, vé số dạo: Phường, xã, thị trấn cấp độ 1 được hoạt động; đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Phường, xã, thị trấn cấp độ 2 hoạt động có điều kiện. Người tham gia phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh; đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Phường, xã, thị trấn cấp độ 3, 4 không hoạt động.

24h qua, Hà Nội ghi nhận 150 ca nhiễm Covid-19, có 28 ca cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc Covid-19 mới từ 18h ngày 15/11 đến 18h ngày 16/11 thành phố ghi nhận 150 ca, trong đó có 28 ca cộng đồng.

Số ca nhiễm Covid-19 trong 24h qua của Hà Nội ở tại các quận, huyện: Nam Từ Liêm (19), Đống Đa (15), Bắc Từ Liêm (14), Hà Đông (13), Ba Đình (11), Long Biên (10), Quốc Oai (9), Gia Lâm (9), Hoàng Mai (8), Hà Đông (8), Cầu Giấy (7), Thanh Xuân (6), Hai Bà Trưng (5), Hoài Đức (5), Thanh Oai (4), Ứng Hòa (4), Thanh Trì (2), Đông Anh (2), Chương Mỹ (2), Phúc Thọ (2), Ba Vì (1), Mỹ Đức (1), Hoàn Kiếm (1).

img

24h qua, Hà Nội ghi nhận 150 ca nhiễm Covid-19

150 ca nhiễm Covid-19 theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm ho sốt thứ phát (34); ổ dịch Trần Duy Hưng (21); chùm sàng lọc ho sốt (15); ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (14); chùm liên quan các tỉnh có dịch (14);

Ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (10); ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (10); chùm liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 8); chùm liên quan Kho hàng Shopee KCN Đài Tư (6);

Ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (6); ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (5); ổ dịch Phú Vinh, Hoài Đức (3); ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (2); ổ dịch Phú La-Hà Đông (1); ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai (1);

28 ca cộng đồng ghi nhận tại Hà Nội theo chùm: Sàng lọc ho sốt (15), Ho sốt thứ phát (4), Liên quan các tỉnh có dịch (2), ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (2), ổ dịch kho hàng Shopee KCN Đài Tư (2), Liên quan các tỉnh có dịch thứ phát (2), ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (1).

28 ca cộng đồng theo quận, huyện: Hoàng Mai (5), Hà Đông (5), Long Biên (4), Thanh Xuân (4), Nam Từ Liêm (2), Quốc Oai (2), Đống Đa (1), Chương Mỹ (1), Thanh Oai (1), Hoài Đức (1), Bắc Từ Liêm (1), Hoàn Kiếm (1).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 6.481 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.346 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.135 ca.

Tuần này TP.HCM hoàn thiện kế hoạch mở lại trường học

Tại Hội nghị tiếp xúc trực tuyến giữa tổ ĐBQH TP.HCM với cử tri huyện Củ Chi và Hóc Môn ngày 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố có 1,7 triệu học sinh nên việc mở lại trường là vấn đề lớn, rất khó, rất quan trọng.

img

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi gợi ý vùng xanh như huyện Củ Chi, Hóc Môn có thể tổ chức lại trường học trước.

Thời gian qua, học sinh ở nhà học trực tuyến đã xuất hiện những vấn đề đáng lưu tâm, đó là không chỉ không có phương tiện học trực tuyến, không được gặp gỡ bạn bè mà gia đình cũng phải ở nhà cùng cháu nhỏ học. "Dù chưa có nghiên cứu đầy đủ nhưng việc học trực tuyến chỉ phù hợp trong thời gian ngắn, quy mô vừa phải. Nếu kéo dài thì hiệu quả không cao, chi phí lớn" - Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

Ông Phan Văn Mãi cũng cho biết thời gian qua, thành phố tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, đồng thời giao Sở Y tế và Sở GD-ĐT chuẩn bị điều kiện để mở lại trường. Bên cạnh đó, thành phố đã chỉ đạo xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) thí điểm mở lại lớp học: 1, 2, 6, 9, 12 để có thực tiễn rút kinh nghiệm.

Hiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM có nhiều cải thiện, có nhiều vùng xanh. TP HCM đang cố gắng thực hiện các tiêu chí trường học an toàn và xử lý tốt các tình huống có F0.

"Địa bàn vùng xanh của huyện Củ Chi và Hóc Môn có thể là những địa bàn tổ chức lại trường học trước. Trong tuần này, thành phố sẽ làm việc với ngành giáo dục, y tế để hoàn thiện kế hoạch mở cửa trường học với quy trình an toàn", ông Phan Văn Mãi thông tin.

Về vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, TP.HCM đã cơ bản hoàn thiện tiêm mũi 1, ngành y tế đang chuẩn bị tiêm mũi 2. Đây là điều kiện để chuẩn bị cho học sinh quay lại trường học.

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 16/11/2021.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.165), An Giang (660), Bình Dương (616), Tây Ninh (579), Đồng Nai (558), Tiền Giang (500), Đồng Tháp (383), Bình Thuận (342), Kiên Giang (329), Sóc Trăng (305), Bạc Liêu (298), Vĩnh Long (289), Hà Nội (239), Cà Mau (215), Bình Phước (187), Trà Vinh (179), Bà Rịa - Vũng Tàu (178), Long An (136), Cần Thơ (125), Hà Giang (117), Khánh Hòa (111), Thái Bình (92), Bến Tre (90), Hậu Giang (87), Thừa Thiên Huế (81), Bắc Ninh (70), Lâm Đồng (68), Bình Định (55), Đắk Nông (51), Hải Dương (45), Quảng Nam (41), Ninh Thuận (39), Bắc Giang (38), Tuyên Quang (35), Quảng Ngãi (31), Gia Lai (25), Hà Tĩnh (24), Phú Yên (24), Quảng Ninh (23), Hưng Yên (22), Thanh Hóa (21), Hà Nam (19), Ninh Bình (17), Phú Thọ (17), Đà Nẵng (13), Quảng Bình (12), Điện Biên (11), Nam Định (10), Lạng Sơn (9), Vĩnh Phúc (8 ), Hải Phòng (5), Kon Tum (4), Thái Nguyên (1), Hòa Bình (1), Yên Bái (1), Bắc Kạn (1), Cao Bằng (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-116), Khánh Hòa (-98), Thái Bình (-42).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+247), Tiền Giang (+226), TP. Hồ Chí Minh (+180).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.341 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.035.138 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.506 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.030.096 ca, trong đó có 861.699 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (448.593), Bình Dương (244.113), Đồng Nai (78.631), Long An (36.672), Tiền Giang (21.280).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.205, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 864.516. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.950 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.718; Thở ô xy dòng cao HFNC: 739; Thở máy không xâm lấn: 112; Thở máy xâm lấn: 368; ECMO: 13

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 14/11 đến 17h30 ngày 15/11 ghi nhận 101 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (45), An Giang (10), Bình Dương (9), Long An (7), Tiền Giang (6), Kiên Giang (6), Đồng Nai (3), Tây Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (2), Cần Thơ (2), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (2), Đắk Lắk (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 84 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.183 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 155.898 xét nghiệm cho 199.650 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.186.178 mẫu cho 64.476.029 lượt người.

Trong ngày 14/11 có 849.150 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 99.751.224 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.467.940 liều, tiêm mũi 2 là 35.283.284 liều.

img

Nhiều ca nhiễm mới tại Hà Nội được phát hiện qua dấu hiệu ho sốt.

24 giờ qua, Hà Nội lập kỷ lục số ca mắc Covid-19 mới, có 47 ca cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca Covid-19 mắc mới từ 18h ngày 14/11 đến 18h ngày 15/11 là 289 bệnh nhân, trong đó có 47 ca cộng đồng.

Đây được xem là con số cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra tại Hà Nội. Trước đó, số lượng cao nhất được ghi nhận vào ngày 9/11, với 222 người nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ.

Trong số 289 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua ghi nhận tại Hà Nội, huyện Gia Lâm có 24 ca, quận Hai Bà Trưng 17 ca, quận Hoàng Mai 16 ca, quận Thanh Xuân 12 ca, huyện Quốc Oai 10 ca, huyện Mê Linh 10 ca.

Huyện Chương Mỹ và quận Long Biên mỗi nơi 8 ca; quận Cầu Giấy 7 ca; huyện Thanh Oai và quận Bắc Từ Liêm mỗi nơi 6 ca; quận Đống Đa 5 ca; huyện Thường Tín 4 ca.

Các quận, huyện Phú Xuyên, Hoài Đức, Tây Hồ mỗi nơi ghi nhận 3 ca nhiễm; huyện Thanh Trì 2 ca; huyện Phúc Thọ và Sóc Sơn mỗi nơi ghi nhận 1 ca nhiễm.

Trong đó, 289 ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội thuộc các chùm ca bệnh, ổ dịch: ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai 1 ca; ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm 5 ca; ổ dịch Kho hàng Shopee KCN Đài Tư 4 ca; ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh 7 ca; qua sàng lọc ho sốt 11 ca.

Chùm liên quan các tỉnh có dịch 8 ca; chùm liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát) 9 ca; ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang 10 ca; ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm 20 ca; ổ dịch Phú La, Hà Đông 12 ca; ổ dịch đường Trần Duy Hưng 17 ca.

Ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng 5 ca; ổ dịch Yên Xá, Tân Triều 1 ca; ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị 2 ca; ổ dịch Trần Quang Diệu 2 ca; ổ dịch Phú Đô 1 ca.

Trong số 47 ca cộng đồng, có 16 ca thuộc chùm ho sốt thứ phát; 9 ca từ sàng lọc ho sốt; 10 ca ở ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (10); 5 ca ở Phú Đô, Nam Từ Liêm; 2 ca liên quan các tỉnh có dịch; 2 ca liên quan các tỉnh có dịch thứ phát; 2 ca ở ổ dịch kho hàng Shopee KCN Đài Tư; 1 ca ở ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm.

47 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Quốc Oai (10), Long Biên (7), Thanh Oai (6), Hà Đông (4), Hoàng Mai (3), Nam Từ Liêm (3), Hai Bà Trưng (2), Thanh Trì (2), Thường Tín (2), Tây Hồ (1), Chương Mỹ (1, Gia Lâm (1), Thanh Xuân (1), Phúc Thọ (1), Mê Linh (1), Hoài Đức (1), Sóc Sơn (1).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 6.331 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.318 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.013 ca.

img

Hà Nội đã lên kế hoạch thành lập các trạm y tế lưu động để hỗ trợ theo dõi sức khỏe người cách ly y tế tại nhà trong trường hợp số ca mắc tăng cao. (Ảnh minh hoạ)

Hà Nội lập trạm y tế lưu động quản lý F1, F2

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hà Nội đã lên kế hoạch thành lập các trạm y tế lưu động để hỗ trợ theo dõi sức khỏe người cách ly y tế tại nhà trong trường hợp số ca mắc tăng cao.

Các trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi, hỗ trợ các trường hợp F1, F2 đang cách ly tại nhà và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn (bên cạnh trạm y tế đang có sẵn).

Ngoài ra, trạm y tế lưu động còn hỗ trợ công tác xét nghiệm, tiêm chủng và tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Bên cạnh bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời.

Trạm y tế lưu động được trang bị đầy đủ bình oxy phục vụ tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, máy đo SpO2, bóng Ambu, test xét nghiệm nhanh Covid-19, trang phục bảo hộ phòng, chống lây nhiễm SARS- COV-2…; máy tính kết nối mạng; 2 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin; đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác...

Mỗi trạm có 5 nhân viên y tế, trong đó một người nắm rõ địa bàn, những người khác huy động từ bệnh viện, cơ sở y tế ngoài công lập...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.