Xã hội

Covid-19 ngày 2/10: Hôm nay, cả nước ghi nhận thêm 5.490 ca nhiễm mới

image

Dịch Covid-19 ngày 2/10 tại Việt Nam: Trong số 5.490 ca nhiễm mới hôm nay, TP.HCM có 2.723 ca, Bình Dương có 1.517 ca, Đồng Nai có 509 ca...

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay 2/10

Theo Bộ Y tế, tính từ 17h ngày 1/10 đến 17h ngày 2/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.490 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 5.477 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.464 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 3.004 ca trong cộng đồng).

img

Trong ngày 1/10 có 760.643 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (2.723), Bình Dương (1.517), Đồng Nai (509), An Giang (139), Long An (107), Kiên Giang (77), Đắk Lắk (59), Bình Thuận (47), Hà Nam (42), Khánh Hòa (36), Tiền Giang (36), Cần Thơ (23), Tây Ninh (20), Ninh Thuận (16), Quảng Bình (15), Hà Nội (14), Quảng Trị (13), Quảng Ngãi (12), Nghệ An (10), Đắk Nông (7), Bắc Giang (6), Đồng Tháp (6), Hậu Giang (5), Phú Thọ (5), Bình Định (5), Vĩnh Long (4), Cà Mau (3), Bạc Liêu (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Phú Yên (2), Nam Định (2), Bình Phước (2), Quảng Ninh (2), Hưng Yên (1), Trà Vinh (1), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1), Lâm Đồng (1), Gia Lai (1), Ninh Bình (1).Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-947), Bình Dương (-270), Đồng Nai (-226).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (59), An Giang (23), Khánh Hòa (21).Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.065 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 803.202 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.160 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 798.626 ca, trong đó có 659.759 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 28.857, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 664.938.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.337 ca, trong đó:- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.277- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.089- Thở máy không xâm lấn: 240- Thở máy xâm lấn: 805- ECMO: 25Trong ngày ghi nhận 164 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (123), Bình Dương (24), Đồng Nai (5), Long An (5), Kiên Giang (2), Quảng Ngãi (1), Tiền Giang (1), An Giang (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 165 ca.Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.601 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ;

Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 136/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ;

Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong 24 giờ qua đã thực hiện 183.154 xét nghiệm cho 374.419 lượt người.Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.876.491 mẫu cho 53.721.020 lượt người.

Trong ngày 1/10 có 760.643 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 43.658.818 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.532.395 liều, tiêm mũi 2 là 10.126.423 liều.

Một người ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương dương tính SARS-CoV-2

Tối 2/10, Sở Y tế Hà Nội thông báo về ca dương tính mới với SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

Đó là anh Đ.V.T., 30 tuổi, địa chỉ ở Yên Nhân, Yên Mô, Ninh Bình, là người nhà của bệnh nhân điều trị tại tầng 7, phòng 737, khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 22 đến 28/9. Sau đó, người này được chuyển sang Viện Huyết học Truyền máu Trung ương với kết quả xét nghiệm rRT-PCR âm tính với nCoV.

Ngày 1/10, anh T. được lấy mẫu xét nghiệm nhanh và cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) để cách ly, điều trị và có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 ngày 2/10.

Như vậy, liên quan đến chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội ghi nhận 23 ca nhiễm nCoV (11 người có địa chỉ tại Hà Nội, nhóm còn lại từ các địa phương khác).

Từ 18h ngày 1/10 đến 18h ngày 2/10, thành phố có thêm 20 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đều liên quan chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội ghi nhận 3.997 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, 190 trường hợp liên quan các ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K trên địa bàn cũng được Bộ Y tế công bố trước đó.

Ngày 2/10, Hà Nội có 20 ca Covid-19 liên quan Bệnh viện Việt Đức

Sở Y tế Hà Nội cho biết, chiều 2/10, thành phố ghi nhận thêm 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại khu phong tỏa và liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Việt Đức.

Bệnh nhân là Đ.V.T, nam, sinh năm 1991, địa chỉ Yên Nhân, Yên Mô, Ninh Bình. Bệnh nhân là người chăm sóc người bệnh tại tầng 7, phòng 737, khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ ngày 22-28/9, sau đó được chuyển sang Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương với xét nghiệm PCR âm tính.

Ngày 1/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh, có kết quả dương tính, sau đó bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để cách ly, điều trị và có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính ngày 2/10.

Như vậy trong ngày nay, Hà Nội ghi nhận 20 ca nhiễm Covid-19 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Việt Đức (sáng nay 17 ca, trưa 2 ca và chiều nay 1 ca)

Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận tổng số 3.997 ca dương tính với SARS-CoV-2 (đã trừ đi 5 ca do Bệnh viện Medlatec xét nghiệm ngày 30/9), trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1/603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.394 ca.

Riêng ổ dịch Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đến nay đã ghi nhận tổng số 23 ca dương tính tại Hà Nội (trong đó có 11 người là của TP Hà Nội còn lại của các tỉnh, thành phố khác).

Hà Nội phong tỏa thêm nhiều phố gần BV Việt Đức

Ngoài phố Phủ Doãn bị cách ly y tế đến 14/10, lực lượng chức năng tạm thời phong toả thêm 4 tuyến phố gần Bệnh viện Việt Đức, TP Hà Nội. Ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) liên tiếp ghi nhận thêm các ca mắc Covid-19 mới, đến trưa 2-10 đã có 28 ca.

img

Rất đông người dân đến tiếp tế nhu yếu phẩm vào bên trong khu vực phong toả trên phố Ấu Triệu. Ảnh: NLĐ

Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho hay quyết định phong tỏa một số tuyến phố quanh Bệnh viện Việt Đức được đưa ra vào tối 1/10. Theo đó, ngoài phố Phủ Doãn sẽ bị cách ly y tế đến 14/10, các phố Ấu Triệu, Thọ Xương, Chân Cầm và Ngõ Huyện thực hiện phong tỏa tạm thời cho đến khi có thông báo mới.

Người dân các khu phố này được yêu cầu không tiếp xúc với người khác, không ra khỏi khu vực trừ khi đi chữa bệnh hoặc trường hợp đặc biệt.

Dự kiến chiều 2/10, quận Hoàn Kiếm phối hợp với Bệnh viện Việt Đức đưa khoảng 1.000 người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

Tại huyện Quốc Oai, ông Đào Xuân Long, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, cho biết liên quan đến ca mắc Covid-19 là nhân viên vệ sinh tại Bệnh viện Việt Đức, từ đêm 1/10, nhà chức trách đã phong toả 30 hộ dân với 130 nhân khẩu.

Cơ quan y tế đã rà soát được 20 F1, trong đó có 18 trường hợp tại xã Đông Xuân, 2 người ở xã Phú Mãn; 123 F2 tại xã Đông Xuân. "Chủ trương của huyện là tạm thời phong tỏa ở diện hẹp để không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người dân", ông Long nói.

28 ca mắc tại 5 tỉnh, thành phố liên quan BV Việt Đức

Trưa 2/10, Sở Y tế Hà Nội thông tin, đến 11h hôm nay, liên quan đến Bệnh viện Việt Đức đã ghi nhận 28 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 5 tỉnh, thành phố.

img

Lập rào chắn phong tỏa phố Phủ Doãn (đoạn qua Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) Ảnh: Nam Trần.

Trong đó Hà Nội là nơi có nhiều ca dương tính nhất với 22 trường hợp. Cụ thể 11 F0 là người sinh sống tại Hà Nội, 11 F0 còn lại là người tỉnh khác đến điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức.6 bệnh nhân còn lại được ghi nhận tại 4 tỉnh: Nam Định (3 ca), Hưng Yên (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca) và Hải Dương (1 ca).

28 ca bệnh này có 10 người là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, 13 người là người nhà bệnh nhân, 4 người là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 người là đối tượng khác.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, trong 28 ca dương tính này có 17 ca được phát hiện tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn (tầng 7 nhà D của bệnh viện); 7 ca tại khoa Phẫu thuật tiêu hoá (tầng 7 nhà D của bệnh viện), 2 ca tại khoa Ung bướu (tầng 8 nhà D của bệnh viện); 1 ca tại nhà ăn bệnh viện và 1 ca ngoài bệnh viện.

Riêng với 22/28 ca dương tính được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội có 11 F0 sinh sống tại 7 quận, huyện: Hoàn Kiếm (3), Hà Đông (2), Sóc Sơn (2), Ba Đình (1), Quốc Oai (1), Thanh Oai (1), Thanh Trì (1) và 11F0 là người từ tỉnh khác đến điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Liên quan đến việc phát hiện nhiều bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội), nhiều địa phương đã phát thông báo khẩn rà soát người đến khám và điều trị tại bệnh viện này từ ngày 15/9 - 1/10 để kịp thời hỗ trợ.

img

Nhiều địa phương phát thông báo khẩn rà soát người từng đến khám và điều trị tại BV Việt Đức.

Bắc Ninh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Ninh đã có thông báo khẩn số 77 đề nghị những người từng đến làm việc, khám bệnh hoặc chăm sóc người bệnh tại BV Hữu Nghị Việt Đức 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm từ 19/9 đến ngày 1/10.

Lập tức liên hệ Trạm y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ. Cung cấp số điện thoại của những người đã tiếp xúc với mình.

Thực hiện khai báo y tế và hàng ngày cập nhật tình trạng sức khỏe. Cài đặt và sử dụng thường xuyên ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 theo địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn.

- Gọi điện đến số điện thoại đường dây nóng tại tỉnh Bắc Ninh: 0965164919 hoặc số điện thoại tiếp nhận các thông tin về COVID-19 tại huyện thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa: Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa phát đi thông báo khẩn, đề nghị những công dân Thanh Hóa đã đến bệnh viện này khám bệnh và điều trị từ ngày 15/9 đến ngày 1/10 liên lạc ngay đơn vị y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Những người đi đến làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh tại khoa phòng, tầng điều trị có bệnh nhân dương tính hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính thì xử trí như F1, cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 03 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14.

Nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc bất thường về sức khỏe, xử trí như ca nghi ngờ nhiễm COVID-19; với các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày rời khỏi bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm 03 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14.

Thanh Hóa đã truy vết được 184 bệnh nhân đến khám bệnh, 63 bệnh nhân nội trú ra viện và 47 bệnh nhân ngoại trú liên quan đến ổ dịch bệnh viện này.

img

Nhân viên y tế phun khử khuẩn toàn bộ phố Phủ Doãn và các khu vực xung quanh bệnh viện Việt Đức. (Ảnh: Thành Đạt:TTXVN).

Hải Dương: Sở Y tế Hải Dương đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị y tế khẩn trương yêu cầu tất cả người dân đến bệnh viện nói trên từ ngày 15/9 đến nay phải khai báo y tế, khai báo trên các ứng dụng, hoặc khai báo qua đường dây nóng để được tư vấn.

Trạm Y tế cấp xã lập danh sách theo dõi, quản lý, báo cáo các trường hợp này. Nếu sức khỏe không bảo đảm, cần phải chăm sóc y tế thì cách ly tập trung tại khu cách ly người bệnh COVID-19; phải lấy mẫu 3 lần. Người đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì tự cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và xét nghiệm 2 lần.

Những người từng đến, ở các khu vực khác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (vùng vàng) phải cách ly tại nhà 14 ngày, xét nghiệm 2 lần. Những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến, về địa phương, xét nghiệm 2 lần.

Người tiếp xúc gần với các trường hợp trở về từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được coi là F2, tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 1 lần. Nếu F1 xác định dương tính thì chuyển cách ly tập trung.

Đến thời điểm hiện tại, Hải Dương đã ghi nhận 03 ca mắc mới liên quan đến ổ dịch Bệnh viện này gồm: gồm 01 ca ở huyện Cẩm Giàng, 01 ca ở Ninh Giang và 01 ca ở Kim Thành.

Hải Phòng: Sở Y tế Hải Phòng ban hành văn bản số 4525/SYT-TTKSBT về việc khai báo y tế, xét nghiệm SARS-COV-2 đối với người từ BV Việt Đức về Hải Phòng. Theo đó yêu cầu:

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các quận huyện chỉ đạo các xã phường thị trấn, các đơn vị trên địa bàn thông tin tuyên truyền tới tất cả người bệnh, người nhà người bệnh, người có mặt tại BV Hữu Nghị Việt Đức từ ngày 15/9 – 1/10 về Hải Phòng thực hiện khai báo y tế tại Trạm y tế xã, phường nơi lưu trú để được tư vấn, hướng dẫn làm xét nghiệm COVID-19.

Những người dân tại Hải Phòng sau khi tiếp xúc với người từ BV Hữu Nghị Việt Đức về trong khoảng thời gian trên có dấu hiệu ho sốt, khó thở… thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm.

Giao trung tâm y tế các quận, huyện chỉ đạo các Trạm y tế xã phường thực hiện tiếp nhận khai báo y tế, tổng hợp danh sách đã khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và gửi về Trung tâm KSBT thành phố để làm xét nghiệm hoặc thông tin số liệu gửi về khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (TTKSBT thành phố) để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Trưa nay, Hà Nội thêm 2 ca mắc, 1 người là nhân viên nhà ăn BV Việt Đức

Hai ca nhiễm Covid-19 mới ghi nhận trong trưa nay là V.H.T (nữ, SN 1994), ở Thành Công, Ba Đình. Bệnh nhân là nhân viên Bệnh viện Việt Đức. Ngày 1/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

N.T.Đ (nam, SN 1991; ở Chương Dương, Hoàn Kiếm), là nhân viên nhà ăn tại Bệnh viện Việt Đức. Ngày 1/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

img

Hà Nội tiếp tục ghi nhận ca nhiễm liên quan đến bệnh viện Việt Đức

Liên quan đến "ổ dịch" Bệnh viện Việt Đức, CDC Hà Nội cho biết, đến nay đã lấy được 7.141 mẫu xét nghiệm và trong đó phát hiện 23 ca dương tính Covid-19. Ngoài ra, trên địa bàn các tỉnh đã ghi nhận 6 ca Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức, gồm Nam Định 3 ca, Hưng Yên 1 ca, Hà Tĩnh 1 ca và Hải Dương 1 ca.

Theo thống kê sơ bộ do CDC Hà Nội cung cấp, có 8.862 người liên quan đến Bệnh viện Việt Đức từ ngày 15/9 đến nay, trong đó có 4.861 người tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội và 4.001 người tại các tỉnh, TP khác.

Trong số 4.861 người tại Hà Nội có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện. Ngoài ra, trong số 4.001 người ở các tỉnh, TP khác có 2.596 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.

Sở Y tế Hà Nội dự kiến sẽ đưa hơn 1.100 người có liên quan đến ca mắc Covid-19 ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đi cách ly tập trung tại huyện Thạch Thất.

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.996 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.393 ca.

Cả nước có 797.712 ca nhiễm, 636.081 ca khỏi và 19.437 ca tử vong

Đến nay, Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.104 ca nhiễm).

Hiện đã có 636.081 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và 19.437 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm).

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 2/10 (Ảnh: Minh Nhân)

Thông tin các ca nhiễm COVID-19 mới

Tính từ 17h ngày 30/9 đến 17h ngày 01/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 6.957 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 6941 ca ghi nhận trong nước (giảm 996 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 3.897 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (3.670), Bình Dương (1.787), Đồng Nai (735), An Giang (116), Long An (107), Kiên Giang (81), Tiền Giang (71), Bình Thuận (61), Tây Ninh (50), Hà Nam (50), Cần Thơ (30), Quảng Bình (17), Quảng Trị (16), Khánh Hòa (15), Ninh Thuận (15), Đồng Tháp (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Bình Định (13), Bạc Liêu (13), Bình Phước (11), Hà Nội (8 ), Gia Lai (6), Phú Yên (6), Quảng Ngãi (6), Thanh Hóa (5), Vĩnh Long (4), Đắk Nông (3), Hà Tĩnh (3), Bến Tre (3), Nam Định (3), Bắc Giang (2), Đà Nẵng (2), Phú Thọ (2), Quảng Nam (1), Nghệ An (1), Hưng Yên (1), Cà Mau (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-702), Bình Dương (-316), An Giang (-56).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (109), Bình Thuận (23), Tiền Giang (22).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.665 ca/ngày.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.104 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 793.149 ca, trong đó có 657.902 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lạng Sơn.

Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (392.329), Bình Dương (212.843), Đồng Nai (49.330), Long An (32.575), Tiền Giang (14.071).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 27.250. Tổng số ca được điều trị khỏi là 636.081. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.131 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Trong ngày ghi nhận 136 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (96), Bình Dương (19) Long An (5), Đồng Nai (5), Cần Thơ (3), An Giang (2), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Kiên Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 167 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

img

Xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế.

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 221.111 xét nghiệm cho 655.644 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.693.337 mẫu cho 53.346.601 lượt người.

Trong ngày 30/9 có 707.132 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 42.888.157 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.069.709 liều, tiêm mũi 2 là 9.818.448 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

Cả thế giới có 234.681.143 ca nhiễm, trong đó 211.459.026 khỏi bệnh; 4.800.046 tử vong và 18.422.071 đang điều trị (88.549 ca diễn biến nặng).

Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 121.063 ca, tử vong tăng 2.625 ca.

Châu Âu tăng 62.509 ca; Bắc Mỹ tăng 9.591 ca; Nam Mỹ tăng 355 ca; châu Á tăng 45.144 ca; châu Phi tăng 1.441 ca; châu Đại Dương tăng 2.023 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 29.213 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.624 ca, Thái Lan tăng 11.754 ca, Philippines tăng 15.566 ca, Campuchia tăng 232 ca, Đông Timor tăng 37 ca.

Người dân chỉ cần kết quả xét nghiệm âm tính là có thể về TP.HCM

Người dân TP.HCM mắc kẹt tại các tỉnh chỉ cần xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong 72 giờ là có thể về thành phố.

Sở GTVT TP.HCM ban hành hướng dẫn tổ chức giao thông trên địa bàn TP và một số trường hợp cần thiết giữa TP với các tỉnh, thành phố, kể từ ngày 1/10 cho đến khi có hướng dẫn mới.

img

Dân TP.HCM mắc kẹt tại các tỉnh có thể về thành phố .

Về phương tiện cá nhân, vẫn chỉ được lưu thông trong phạm vi nội đô thành phố. Tuy nhiên quy định cũng mở hơn với những trường hợp người dân thành phố đang mắc kẹt tại các tỉnh muốn trở về nhà. Đặc biệt là trường hợp những trẻ em đang mắc kẹt tại quê nhiều tháng qua muốn trở về thành phố để học tập.

Người dân TP.HCM tại các tỉnh trở về thành phố phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP.HCM như: hộ khẩu, giấy tạm trú, căn cước công dân hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em).

- Có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu).

- Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); xe ô tô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).

- Được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền (người dân sẽ làm đơn đề nghị) như: Văn bản của UBND tỉnh, thành phố nơi đi hoặc văn bản của Sở GTVT TP.HCM.

Đối với người dân từ TP.HCM đi các tỉnh, thành khác trong một số trường hợp cấp bách như: đưa đón người bệnh hiểm nghèo, con nhỏ, phụ nữ mang thai, thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn tại trước khi đi nước ngoài, một số trường hợp cấp bách khác vẫn được cho phép lưu thông nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Được UBND tỉnh/thành phố nơi cư trú cho phép, xác nhận.

- Có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế.

- Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); xe ô tô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).

Người từ các tỉnh vào TP.HCM để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) cũng phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực trong vòng 72 giờ.

Đồng thời phải có giấy chuyển viện (của các bệnh viện) từ các tỉnh, thành đến bệnh viện tại TP.HCM, giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký của các bệnh viện tại TP.HCM.

Về yêu cầu chung: người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).

Trường hợp không có mã QR, xuất trình một trong các giấy tờ sau: là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu. Xe cộ cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi TP.

img

Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân bên ngoài cổng Bệnh viện Việt Đức.

Đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 gần 1.500 mẫu ở Bệnh viện Việt Đức

Liên quan tới tình hình dịch Covid-19 tại Bệnh viện Việt Đức, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội thời điểm đầu giờ chiều 1/10, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Cả 2 ca đều phát hiện ở quận Hoàn Kiếm (gồm: 1 người quê ở tỉnh Hà Tĩnh - người nhà chăm bệnh nhân tại khoa Ung bướu, tầng 8 nhà D; 1 người bán và giao cơm tại khu vực cổng bệnh viện ở 77 Phú Doãn). Hai ca này đều đã được Sở Y tế Hà Nội công bố tối 30/9.

Ngoài ra, có 3 tỉnh đã phát hiện 5 ca dương tính liên quan đến Bệnh viện Việt Đức, bao gồm: Hà Tĩnh có 1 ca là người đưa bố đến khám tại tầng 8 nhà D;

Nam Định có 3 ca liên quan đến người nhà đi chăm sóc bố tại tầng 7 nhà D;

Hưng Yên có 1 ca là bệnh nhân nằm điều trị tại tầng 8 nhà D đã ra viện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tiếp tục khuyến cáo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã từng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ ngày 15-30/9 cần liên hệ với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng phòng chống dịch để được tư vấn hỗ trợ về phòng chống dịch Covid-19: 0969082115; 0949396115.

Tại buổi làm việc với Bệnh viện Việt Đức ngày 1/10, PGS.TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), yêu cầu Bệnh viện Việt Đức phối hợp với CDC Hà Nội phải xét nghiệm thật nhanh để xác định vùng nào là vùng xanh, đỏ, vàng tại bệnh viện.

Ông Khuê yêu cầu hai khoa vùng đỏ là khoa tiêu hóa và ung bướu - là nơi có ca dương tính - phải cách ly ngay.

"Hiện nay Bệnh viện Việt Đức chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân thận nhân tạo. Trong đó phải bố trí luồng riêng cho bệnh nhân cấp cứu và phải sàng lọc kỹ đối tượng này", ông Khuê yêu cầu.

Cũng theo cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thời gian tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân mới để thực hiện giãn cách trong bệnh viện.

"Bộ Y tế sẽ thành lập tổ công tác để cùng với Bệnh viện Việt Đức xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống dịch và tổ chức khám, chữa bệnh, ngăn chặn, khống chế không để nguồn lây ra cộng đồng", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, Bộ Y tế đã đồng ý với đề xuất của Bệnh viện Việt Đức điều chuyển thuốc Remdesivir được cấp cho bệnh viện từ trung tâm hồi sức Bệnh viện Việt Đức tại TP. Hồ C chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) để điều trị trường hợp F0.

img

Người dân TP.HCM muốn ra đường phải sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM - Ảnh: Hoàng Triều.

TP.HCM ban hành Chỉ thị 18, người dân ra đường phải có mã QR

Chiều 1/10, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức ban hành Chỉ thị 18 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.

Trong đó, TP yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn TP phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/.

Đến ngày 8/10, các cơ sở này quét mã QR của toàn bộ người đến liên hệ công tác, giao dịch và sử dụng ứng dụng của TP (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.

Đồng thời, TP triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại TP, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp. Ban hành chính sách và kêu gọi nguồn lực xã hội hỗ trợ cho người già neo đơn và các trẻ mồ côi do dịch Covid-19.

TP yêu cầu người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác. Người dân khi tham gia lưu thông sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử có thể hiện lịch sử tiêm vaccine.

Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ chứng minh là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày hoặc đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu...

TP yêu cầu các đơn vị đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh với các địa phương được thuận lợi. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi TP.

Video: Cần Thơ nới lỏng giãn cách, vẫn siết chặt người từ tỉnh khác vào (Nguồn: PV Huỳnh Như)

Hà Nội dự kiến đưa 1.000 người liên quan F0 BV Việt Đức đi cách ly tập trung

Hà Nội sẽ đưa hơn 1.000 người nhà bệnh nhân liên quan đến ca F0 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đi cách ly tập trung tại huyện Thạch Thất. Thông tin trên được bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đưa ra tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại BV Việt Đức vào trưa 1/10.

Tại BV Việt Đức, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế công tác khoanh vùng, phòng chống dịch, yêu cầu quận Hoàn Kiếm phối hợp chặt chẽ với BV Việt Đức thực hiện đồng bộ các biện pháp từ truy vết, phong tỏa, cách ly, thông báo khẩn tới toàn bộ bệnh nhân đã tiếp nhận, điều trị thời gian gần đây.

Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Quận đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. (CDC) Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phong tỏa và phun khử khuẩn toàn bộ tòa nhà D của Bệnh viện.

Lực lượng chức năng đã điều tra các trường hợp liên quan, rà soát F1, F2. Hiện, lực lượng chức năng đã lấy toàn bộ hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân trong Bệnh viện.

Hiện, UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo UBND phường Hàng Trống đóng cửa các cửa hàng dọc phố Phủ Doãn (đoạn từ phố Hàng Bông đến phố Tràng Thi); tạm thời phong tỏa và điều tra các hộ dân, cơ sở kinh doanh đoạn phố trên để lấy mẫu xét nghiệm; thông báo cho các địa phương để phối hợp điều tra dịch tễ các trường hợp liên quan.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm tạm thời đóng cửa các cửa hàng xung quanh phố Phủ Doãn và Triệu Quốc Đạt, không cho các phương tiện dừng đèn đỏ ở ngã tư Phủ Doãn - Tràng Thi mà cho phương tiện chạy thẳng.

Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Sở đã phối hợp với quận Hoàn Kiếm và BV Việt Đức triển khai các biện pháp phòng dịch, dự kiến đưa trên 1.000 người nhà có liên quan đi cách ly tập trung tại huyện Thạch Thất. Đối với nhân viên y tế phải thực hiện giãn cách, bố trí khách sạn để ăn nghỉ theo nguyên tắc 1 cung đường 2 điểm đến".

img

Sở Y tế Hà Nội phối hợp với quận Hoàn Kiếm và BV Việt Đức triển khai các biện pháp phòng dịch.

Bình Dương thông tin chính thức về vụ xô xát ở điểm tiêm vaccine

Lãnh đạo Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thông tin về vụ clip liên quan đến "Cán bộ Công an xảy ra xô xát với người dân tại điểm tiêm vaccine" xảy ra tại địa phương, được đăng tải lên mạng xã hội. Theo đó, cơ quan chức năng xác minh không có việc cán bộ Công an đánh đập người dân như thông tin quy kết.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Công an thị xã Tân Uyên đã trực tiếp xuống địa bàn, phối hợp với lãnh đạo phường Phú Chánh chỉ đạo xác minh làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định và vận động, thuyết phục, đề nghị ông N.H.T gỡ bài đăng trên các tài khoản mạng xã hội.

Trong ngày, đồng chí H.T.Tr đã bị đình chỉ công tác và điều động về đơn vị khác thuộc Công an thị xã và chờ xem xét xử lý vi phạm, công khai xin lỗi người dân. Công an phường Phú Chánh đã chấn chỉnh thái độ, tác phong đồng chí H.T.Tr.

Sau vụ việc, Công an thị xã Tân Uyên sẽ tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quy trình công tác, điều lệnh Công an nhân dân và rút kinh nghiệm nhắm chân chỉnh thái độ, tác phong, văn hóa ứng xử của cán bộ chiên sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trước đó, vào 14 giờ ngày 30/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh phường Phú Chánh triển khai lực lượng tiêm vaccine phòng COVID-19 tại quán ăn Phát Đạt thuộc tổ 2, khu phố Phú Trung, phường Phú Chánh nhằm đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn người dân thực hiện giãn cách và chấp hành 5K. Đến khoảng 14 giờ 30 phút, một số người dân đi tiêm không đúng thời gian theo giấy mời của UBND phường Phú Chánh gây ra hiện tượng chen lấn, không đảm bảo thực hiện giãn cách, làm ảnh hưởng đến cán bộ y tế làm nhiệm vụ tại đây. Ngay sau đó, Công an phường Phú Chánh phân công đồng chí H.T.Tr đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra cơ động đến điểm tiêm để hỗ trợ.

Lực lượng Công an hỗ trợ phường tiến hành mời người dân đi không đúng giờ ra khỏi khu vực, nhắc nhở những người khác thực hiện giãn cách. Tuy nhiên, nam thanh niên tên là N.H.T (sinh năm 1997) là người đến chờ tiêm vaccine (có giấy mời đúng giờ) đã dùng điện thoại quay video. Thấy vậy, đồng chí H.T.Tr yêu cầu anh N.H.T ngừng quay video và thực hiện giãn cách theo quy định nhưng nam thanh niên không chấp hành.

Sau nhiều lần nhắc nhở, anh N.H.T vẫn không chấp hành, đồng chí H.T.Tr đã khống chế anh N.H.T để làm rõ nội dung đoạn video trên. Trong quá trình làm việc, hoàn toàn không có hành vi đánh đập đương sự N.H.T như nội dung phản ánh trên mạng xã hội Facebook. Sau đó, anh N.H.T về nhà, đăng tải video lên nhiều trang mạng xã hội.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.