Xã hội

Covid-19 ngày 21/2: Cả nước thêm 46.880 F0 mới, riêng Hà Nội gần 5.500 ca

Dịch Covid-19 ngày 21/2: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 46.880 ca nhiễm mới, giảm 331 ca so với hôm qua và 104 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 20/2 đến 16h ngày 21/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 46.880 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 46.861 ca ghi nhận trong nước (giảm 331 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 32.975 ca trong cộng đồng).

img

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 40.164 ca/ngày.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.477), Bắc Ninh (2.582), Phú Thọ (1.908), Quảng Ninh (1.898), Thái Nguyên (1.862), Hải Dương (1.815), Hòa Bình (1.782), Vĩnh Phúc (1.734), Nam Định (1.715), Hải Phòng (1.707), Ninh Bình (1.684), Bắc Giang (1.622), Nghệ An (1.419), Yên Bái (1.280), Thanh Hóa (1.257), Lào Cai (1.181), Thái Bình (1.103), Đà Nẵng (907), Sơn La (860), Bình Định (842), Quảng Nam (842), Tuyên Quang (833), Hưng Yên (799), TP. Hồ Chí Minh (797), Quảng Bình (778), Đắk Lắk (720), Lạng Sơn (699), Hà Tĩnh (689), Khánh Hòa (596), Lâm Đồng (477), Cao Bằng (474), Phú Yên (472), Điện Biên (438), Bà Rịa - Vũng Tàu (376), Bình Phước (365), Hà Nam (329), Đắk Nông (318), Quảng Trị (313), Thừa Thiên Huế (245), Bình Dương (224), Lai Châu (214), Cà Mau (204), Kon Tum (152), Hà Giang (151), Bắc Kạn (122), Quảng Ngãi (118), Bình Thuận (98), Kiên Giang (76), Tây Ninh (63), Đồng Tháp (49), Bến Tre (41), Trà Vinh (38), Bạc Liêu (33), Cần Thơ (14), Long An (13), Vĩnh Long (12), Ninh Thuận (12), Sóc Trăng (11), Đồng Nai (8 ), Tiền Giang (6), An Giang (4), Hậu Giang (3).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (-605), Gia Lai (-286), Lào Cai (-179).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+499), Hà Nội (+375), Bắc Ninh (+222).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 40.164 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.834.373 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 28.696 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.827.112 ca, trong đó có 2.291.852 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (520.790), Bình Dương (294.139), Hà Nội (203.821), Đồng Nai (100.537), Tây Ninh (89.115).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 13.235 ca nâng ổng số ca được điều trị khỏi: 2.294.669 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.145 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 20/02 đến 17h30 ngày 21/02 ghi nhận 104 ca tử vong tại Tp. Hồ Chí Minh (2) trong đó 1 ca từ Quảng Ngãi chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (35 ca trong 02 ngày), An Giang (5 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (4), Quảng Bình (4), Quảng Nam (4 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (4), Bình Định (3), Đà Nẵng (3), Đắk Lắk (3), Hải Dương (3 ca trong 02 ngày), Lâm Đồng (3), Nam Định (3), Thái Nguyên (3), Đắk Nông (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Hà Nam (2 ca trong 02 ngày), Hải Phòng (2), Ninh Bình (2), Sóc Trăng (2), Trà Vinh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Lào Cai (1), Phú Thọ (1), Phú Yên (1), Quảng Ngãi (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.605 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.163.616 mẫu tương đương 78.508.813 lượt người, tăng 75.616 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 20/02 có 294.753 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 191.667.067 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.905.728 liều: Mũi 1 là 70.875.480 liều; Mũi 2 là 67.285.487 liều; Mũi 3 là 1.444.496 liều; Mũi bổ sung là 13.400.975 liều; Mũi nhắc lại là 21.899.290 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.761.339 liều: Mũi 1 là 8.610.021 liều; Mũi 2 là 8.151.318 liều.

Hà Nội tập trung chữa F0 nặng, giảm tỷ lệ tử vong

Liên tục 3 ngày qua, số ca F0 ở Hà Nội liên tục tăng cao, ngày 19/2 ghi nhận xấp xỉ 5.000 ca.

Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, những ngày qua, số ca F0 nặng nhập viện tăng nhanh, đa số là người cao tuổi, có bệnh lý nền, chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều.

Để đáp ứng số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện, bệnh viện đã chuẩn bị 500 giường, chia thành nhiều đơn vị và triển khai hệ thống điều hòa không khí riêng cho từng phòng bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

img

Hà Nội tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong quý I/2022.

Để đảm bảo điều trị bệnh nhân F0 triệu chứng nặng, Sở Y tế Hà Nội đã điều chỉnh lại phân tầng tiếp nhận bệnh nhân theo triệu chứng, phù hợp với bối cảnh số ca nhiễm tăng cao. Riêng các bệnh viện thuộc tầng hai, ba (mức độ bệnh nhân nặng trung bình đến nguy kịch) chuẩn bị số giường điều trị tích cực.

Thành phố yêu cầu các cơ sở y tế, bệnh viện tập trung đảm bảo giường thuộc tầng 2, tầng 3; chuẩn bị sẵn sàng tình huống 100-500 ca nặng một ngày. Sở Y tế bảo đảm cung cấp túi thuốc C (thuốc kháng virus) cho bệnh nhân tại các tầng điều trị, đặc biệt là F0 tại nhà để hạn chế chuyển tầng điều trị. Tiếp tục bám sát kịch bản đáp ứng 100.000 ca nhiễm/ngày đã ban hành trước đó…

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện tỉ lệ ca bệnh có dấu hiệu nặng của Hà Nội chỉ 5%. Hà Nội cũng nằm ngoài danh sách 10 địa phương có số ca nặng cao nhất dù liên tục dẫn đầu về số mắc mới. Ngoài ra, gần 100% dân số đã được tiêm hai mũi vắc xin.

Theo bà Hà, ưu tiên trọng tâm của thành phố hiện nay là bảo vệ người nguy cơ cao mắc COVID-19, rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong. “Giai đoạn này nên thay đổi cách đánh giá dịch, dựa trên số ca chuyển nặng, tử vong… chứ không cần thiết công bố số ca nhiễm vì hiện số ca mắc trong cộng đồng cao”, bà Hà nói.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nhận định, cùng với việc mở cửa trường học, các hoạt động du lịch…, việc số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội tăng vọt đã được dự báo. “Khi mở cửa chúng ta chấp nhận số mắc tăng cao nhưng phải kiểm soát, phải dự báo được. Trường hợp nào cần thiết phải nhập viện điều trị, giảm nguy cơ tử vong”, ông Phu nói.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành công điện khẩn số 1 về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương sau khi đã nới lỏng các hoạt động kinh tế, tôn giáo... tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người, cơ quan, đơn vị, cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo.

Một chung cư ở TP.HCM bất ngờ phong tỏa

Sáng 21/2, đại diện UBND phường Bến Ngé, quận 1 TP.HCM xác nhận chung cư 89-91 Nguyễn Du, phường Bến Nghé bị tạm thời phong tỏa vì liên quan ca Covid-19 tại chung cư. Thời gian tạm phong tỏa từ ngày 20/2 đến khi có thông báo mới.

img

chung cư 89-91 Nguyễn Du bị phong tỏa để tầm soát dịch bệnh

Phía Trung tâm Y tế quận 1 xác nhận do liên quan đến nhiều ca mắc Covid-19 tại đây. Chung cư này có 4 tầng, tầng nào cũng có ca mắc Covid-19. Theo thống kê ban đầu có trên 20 ca.

Sau khi phong toả, chung cư có bố trí bàn để trước cổng chung cư để người dân có thể nhận hàng hoá, thực phẩm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay hiện tượng số ca mắc mới tăng ở tất cả các quận, huyện và TP Thủ Đức đã được dự báo trước khi TP khôi phục các hoạt động lao động sản xuất, học tập cũng như các sinh hoạt xã hội.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng phát hiện những ca bệnh mang biến chủng Omicron trong cộng đồng trong bối cảnh bình thường mới thích ứng với dịch bệnh.

Theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 20/2, TP.HCM ghi nhận 0 ca tử vong vì COVID-19. Tuy vậy, ca nhiễm mới trong ngày vẫn ở mức cao với 849 ca ngày 19/2. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất trong 2 tháng qua tại TP, kể từ ngày 25/12/2021 là 885 ca.

Cả nước ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới

Tính từ 16h ngày 19/2 đến 16h ngày 20/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 47.192 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.224 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 33.851 ca trong cộng đồng).

img

Cả nước ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội có 5.102 bệnh nhân mới trong ngày.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.102), Bắc Ninh (2.360), Phú Thọ (1.981), Quảng Ninh (1.980), Thái Nguyên (1.838), Hòa Bình (1.797), Nam Định (1.754), Hải Phòng (1.698), Vĩnh Phúc (1.692), Ninh Bình (1.556), Bắc Giang (1.500), Nghệ An (1.467), Lào Cai (1.360), Hải Dương (1.316), Hà Tĩnh (1.294), Yên Bái (1.275), Thanh Hóa (1.220), Bình Định (1.019), Thái Bình (1.015), Sơn La (1.007), Tuyên Quang (989), Quảng Bình (861), TP. Hồ Chí Minh (849), Lạng Sơn (808), Hưng Yên (789), Đắk Lắk (748), Đà Nẵng (720), Quảng Nam (697), Khánh Hòa (590), Cao Bằng (564), Phú Yên (553), Lâm Đồng (435), Quảng Trị (415), Đắk Nông (362), Điện Biên (358), Bình Phước (348), Lai Châu (332), Hà Nam (290), Bà Rịa - Vũng Tàu (288), Gia Lai (286), Thừa Thiên Huế (224), Bình Dương (215), Bắc Kạn (190), Kon Tum (143), Hà Giang (139), Quảng Ngãi (130), Cà Mau (105), Bình Thuận (85), Kiên Giang (66), Tây Ninh (64), Bạc Liêu (63), Đồng Nai (53), Vĩnh Long (35), Bến Tre (33), Trà Vinh (29), An Giang (22), Cần Thơ (22), Sóc Trăng (13), Ninh Thuận (12), Đồng Tháp (12), Long An (10), Hậu Giang (8 ), Tiền Giang (6).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Khánh Hòa (-106), Quảng Trị (-103), Bình Phước (-79).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+1.294), Bắc Giang (+458), Phú Thọ (+414).- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 37.670 ca/ngày.

img

205 ca mắc biến thể Omicron

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.787.493 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 28.224 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.780.251 ca; trong đó có 2.278.617 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (519.993), Bình Dương (293.915), Hà Nội (198.344), Đồng Nai (100.529), Tây Ninh (89.052).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 13.414 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.281.434 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.347 ca, trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 1.722 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 321 ca; Thở máy không xâm lấn: 57 ca; Thở máy xâm lấn: 235 ca; ECMO: 12 ca.

Cả nước có 78 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 19/02 đến 17h30 ngày 20/02 ghi nhận 78 ca tử vong tại: Đà Nẵng (7), Nghệ An (7), Kiên Giang (5), Ninh Bình (5 ca trong 02 ngày), Bình Định (4), Quảng Bình (4), Bạc Liêu (3 ca trong 02 ngày), Hải Phòng (3), Lâm Đồng (3 ca trong 02 ngày), Phú Yên (3), Quảng Ngãi (3), Cà Mau (2), Cần Thơ (2), Đắk Lắk (2), Điện Biên (2), Gia Lai (2 ca trong 02 ngày), Hải Dương (2), Hòa Bình (2), Sóc Trăng (2), Thái Nguyên (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Long An (1), Nam Định (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1), Trà Vinh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 79 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.501 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.088.000 mẫu tương đương 78.429.511 lượt người, tăng 72.326 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 19/02 có 456.129 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 191.368.265 liều, trong đó, Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.611.596 liều: Mũi 1 là 70.871.973 liều; Mũi 2 là 67.266.482 liều; Mũi 3 là 1.444.994 liều; Mũi bổ sung là 13.335.678 liều; Mũi nhắc lại là 21.692.469 liều.+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.756.669 liều: Mũi 1 là 8.608.568 liều; Mũi 2 là 8.148.101 liều.

F0 tăng mạnh, nhiều địa phương tạm dừng học trực tiếp

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương trên cả nước tạm dừng việc cho học sinh đến trường, chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến.

Tại Vĩnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu một số cấp học học tạm thời dừng hoạt động do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

img

Học sinh đeo khẩu trang tới trường. (Ảnh minh hoạ: Đ.H)

Cụ thể, các trường tiểu học, trung học cơ sở chuyển trạng thái sang học trực tuyến từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới. Các huyện, thành phố sẽ quyết định linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.

Các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên tiếp tục trì dạy học trực tiếp; thực hiện dạy, học trực tuyến với học sinh thuộc diện F0, F1 (kể cả đối với học sinh có yếu tố bệnh nền, khi được phụ huynh đề nghị cho học trực tuyến và cam kết đảm bảo các điều kiện học trực tuyến hiệu quả).

Riêng với bậc mầm non, UBND tỉnh cho phép tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, tạo điều kiện để phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các huyện, thành phố chủ động phối hợp với ngành Y tế, GD&ĐT rà soát, đánh giá mức độ lây lan dịch bệnh trong trường học để quyết định hình thức tổ chức dạy học đảm bảo an toàn cho học sinh và phù hợp nguyện vọng của phụ huynh.

Tại Lào Cai, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trong 3 ngày gần đây (kể từ ngày 16/2), số ca mắc mới trên địa bàn toàn tỉnh là 2.899, trong đó TP Lào Cai là 1.315 ca. Hiện cấp độ dịch của TP Lào Cai đáng lo ngại khi có tới 15 xã, phường cấp độ 4; 2 xã cấp độ 3.

Để bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tạm dừng việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với tất cả các cấp học trên địa bàn TP Lào Cai kể từ 19/2 cho đến khi có thông báo mới.

Tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc điều chỉnh thời gian đến trường học trực tiếp của học sinh tiểu học và lớp 6 của 12 quận nội thành. Theo đó, học sinh sẽ không đi học từ ngày 21/2 như thông báo trước đó, mà lùi sang một thời điểm thích hợp.

Lý do là trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng có xu hướng tăng.

Cùng với đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại dẫn đến việc phụ huynh còn băn khoăn lo lắng khi cho con đến trường, tỷ lệ đồng thuận của cha mẹ học sinh chưa cao trong việc cho con em trở lại trường học trực tiếp.

Nữ hoàng Anh mắc COVID-19

Hôm 20/2, điện Buckingham xác nhận Nữ hoàng Anh Elizabeth II có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.Theo các quan chức cung điện Buckingham, nữ hoàng Anh Elizabeth II được xác nhận mắc COVID-19 và đang có các triệu chứng giống như cảm nhẹ. Bà dự kiến sẽ tiếp tục các chương trình đơn giản tại Windsor, Anh trong tuần tới và tuân thủ các hướng dẫn cũng như chỉ định theo dõi y tế phù hợp.

img

Nữ hoàng Anh được xác nhận mắc COVID-19. (Ảnh: Sky News)

Nữ hoàng được xác nhận mắc bệnh sau khi tiếp xúc với Thái tử Charles. Ông được thông báo có kết quả xét nghiệm dương tính hồi đầu tháng 2.

Nữ hoàng Anh, 95 tuổi, vừa kỷ niệm 70 năm trên ngai vị vào ngày 6/2, là nữ vương trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh. Theo The Sun, bà đã tiêm vaccine 3 lần. Bà được bác sĩ chỉ định nghỉ ngơi từ giữa tháng 10/2021, sau khi hủy một số sự kiện và làm kiểm tra sơ bộ trong bệnh viện.

Theo Sky News, Hoàng gia Anh có các bác sĩ riêng phụ trách chăm sóc và theo dõi sức khỏe của Nữ hoàng.

Anh đang tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế COVID-19. Từ tuần tới, những người mắc bệnh sẽ không bị bắt buộc phải tự cách ly. Đây là một phần của kế hoạch “sống chung với COVID" của London.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết việc chấm dứt tất cả các hạn chế chống COVID-19 sẽ cho phép người dân ở Vương quốc Anh “tự bảo vệ mình mà không hạn chế các quyền tự do của chúng ta”. Ông dự kiến sẽ trình bày chi tiết kế hoạch tại Quốc hội vào 21/2.

Tuy nhiên một số cố vấn khoa học của chính phủ Anh cho rằng đây là một động thái mạo hiểm có thể làm gia tăng các ca lây nhiễm và làm suy yếu khả năng phòng chống của nước này trước các chủng virus nguy hiểm hơn trong tương lai.

Hà Nội vụt tăng hơn 5.100 F0 mới

Sở Y tế Hà Nội tối 20/2 thông báo trong 24 giờ qua TP phát hiện 5.102 ca COVID-19 mới, trong đó có 1.518 ca cộng đồng. Bệnh nhân phân bố tại 471 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoài Đức (330), Nam Từ Liêm (315), Sóc Sơn (306), Bắc Từ Liêm (292), Long Biên (221), Chương Mỹ (217), Hai Bà Trưng (190), Thạch Thất (188), Hà Đông (175), Thanh Trì (174), Đống Đa (174).

Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 201.518 ca COVID-19 với 908 ca tử vong.

Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, số ca mắc mỗi ngày ở Hà Nội liên tục tăng. Theo báo cáo của Sở Y tế, con số này tăng từ 3.500 lên hơn 5.100 ca/ngày, luôn là địa phương cao nhất cả nước.

Tới hết ngày 19/2, toàn TP có 181.222 F0 đang điều trị, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó có 175.210 người theo dõi tại nhà; hơn 1.200 ca điều trị tại các cơ sở thu dung của TP và quận/huyện. Như vậy, số ca COVID-19 nhẹ, không triệu chứng ở Hà Nội chiếm 97,3% tổng số ca đang điều trị, theo dõi.

Trong 2,7% còn lại (tương đương 4.752 ca), có 353 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; và 4.399 F0 điều trị tại các bệnh viện của Thủ đô (gồm tầng 2 và 3). Hôm qua, TP ghi nhận 15 ca tử vong.

Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên ở Thủ đô đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là gần 67%. TP quyết tâm tới hết quý 1/2022 sẽ hoàn thành việc tiêm vaccine nhắc lại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.