Xã hội

Covid-19 ngày 22/4: Cả nước thêm 11.160 F0, Hà Nội giảm còn 980 ca

22/04/2022, 18:00

Tin tức dịch Covid-19 ngày 22/4 tại Việt Nam: Cả nước thêm 11.160 ca nhiễm mới, 7 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 21/4 đến 16h ngày 22/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.160 ca nhiễm (giảm 869 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 8.015 ca trong cộng đồng).

Số ca nhiễm của Hà Nội giảm sâu, chỉ còn 980 ca

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (980), Phú Thọ (761), Bắc Giang (539), Quảng Ninh (510), Nghệ An (489), Vĩnh Phúc (458), Yên Bái (452), Lào Cai (389), Hải Dương (373), Bắc Kạn (357), Tuyên Quang (352), Đắk Lắk (346), Thái Nguyên (309), Gia Lai (304), Sơn La (273), Thái Bình (255), Nam Định (225), Quảng Bình (222), Hưng Yên (220), Cao Bằng (210), Bà Rịa - Vũng Tàu (197), Lâm Đồng (194), Lạng Sơn (189), Bắc Ninh (176), Ninh Bình (169), Hà Giang (169), Hòa Bình (160), Hà Tĩnh (147), Hà Nam (137), Điện Biên (130), Đà Nẵng (126), Lai Châu (108), Bình Định (102), Tây Ninh (99), Bình Phước (97), TP. Hồ Chí Minh (93), Vĩnh Long (90), Phú Yên (81), Quảng Trị (80), Bến Tre (75), Quảng Nam (70), Đắk Nông (69), Cà Mau (64), Quảng Ngãi (63), Thanh Hóa (57), Bình Dương (33), Khánh Hòa (32), Bình Thuận (29), Long An (27), Thừa Thiên Huế (23), Bạc Liêu (13), An Giang (9), Trà Vinh (6), Kiên Giang (5), Cần Thơ (5), Kon Tum (4), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (2), Hậu Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Nông (-208), Hải Dương (-111), Gia Lai (-89).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sơn La (+273), Vĩnh Phúc (+44), Điện Biên (+33).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.586 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.544.324 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.600 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.536.576 ca, trong đó có 9.076.448 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.537.814), TP. Hồ Chí Minh (607.793), Nghệ An (478.198), Bình Dương (383.101), Bắc Giang (382.069).

Cả nước có 7 bệnh nhân tử vong

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.338 ca: tổng số ca được điều trị khỏi: 9.079.265 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 822 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 533 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 173 ca; Thở máy không xâm lấn: 30 ca; Thở máy xâm lấn: 84 ca; ECMO: 2 ca.

Từ 17h30 ngày 21/4 đến 17h30 ngày 22/4 ghi nhận 7 ca tử vong tại: Đồng Nai (2), Phú Thọ (2), Bến Tre (1), Hà Tĩnh (1), Kon Tum (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 11 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.998 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.533.164 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.490 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.991 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

img

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.860 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.525.416 ca, trong đó có 9.074.110 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.537.814), TP. Hồ Chí Minh (607.793), Nghệ An (478.198), Bình Dương (383.101), Bắc Giang (382.069).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.860 ca/ngày.

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.693 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.076.927 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 826 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 602 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 98 ca; Thở máy không xâm lấn: 28 ca; Thở máy xâm lấn: 96 ca; ECMO: 2 ca.

Số bệnh nhân tử vong

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 13 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.991 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 39.475.987 mẫu cho 85.770.895 lượt người, tăng 43.225 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 20/4 có 452.228 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 210.560.185 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.157.190 liều: Mũi 1 là 71.421.980 liều; Mũi 2 là 68.568.543 liều; Mũi 3 là 1.505.706 liều; Mũi bổ sung là 15.103.741 liều; Mũi nhắc lại là 36.557.220 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.276.166 liều: Mũi 1 là 8.845.785 liều; Mũi 2 là 8.430.381 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 126.829 liều (mũi 1).

Tỷ lệ trẻ 5-11 tuổi gặp phản ứng sau tiêm vacine thấp

Theo Bộ Y tế, tính tới tối 20/4, cả nước có 88.820 liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Trong những ngày đầu triển khai ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi.

img

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Hoàng Hoa Thám, thành phố Bắc Ninh. (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)

Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi thấp hơn mức khuyến cáo của nhà sản xuất. Công tác an toàn tiêm chủng được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các tuyến.

Liên quan tới những phản ứng có thể gặp ở trẻ 5-11 tuổi sau tiêm vaccine COVID-19, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5-11 tuổi sau khi tiêm vaccine COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp phản ứng bất thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ.

Cụ thể, với vaccine Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm ( 80%), kiệt sức ( 50%), đau đầu ( 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm ( 20%), đau cơ và ớn lạnh ( 10%).

Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm. Còn phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000).

"Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000). Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19 trong hệ thống", bà Hồng nói.

Với vaccine Moderna (tiêm cho trẻ từ 6-11 tuổi), phản ứng thường gặp là sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm).

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em 6-11 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp.

Phản ứng thường gặp là tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp là chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng hiếm gặp là giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da. Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.