Xã hội

Covid-19 ngày 29/12: Cả nước có 13.889 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất 1.766 ca

Covid-19 ngày 29/12 mới nhất: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.889 ca nhiễm mới, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 1.766 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 28/12 đến 16h ngày 29/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.889 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 13.873 ca ghi nhận trong nước (giảm 548 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.853 ca trong cộng đồng).

img

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.108.493 mẫu tương đương 74.476.728 lượt người, tăng 117.546 mẫu so với ngày trước đó.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.766), Tây Ninh (938), Vĩnh Long (917), Khánh Hòa (793), TP. Hồ Chí Minh (702), Phú Yên (686), Đồng Tháp (595), Bạc Liêu (593), Bình Định (432), Thừa Thiên Huế (390), Lâm Đồng (347), Trà Vinh (337), Quảng Nam (291), Hải Phòng (271), Bắc Ninh (263), Hưng Yên (249), Tiền Giang (214), Đồng Nai (213), Đắk Lắk (213), Thanh Hóa (206), Sóc Trăng (200), Kiên Giang (185), Đà Nẵng (180), Hà Giang (174), An Giang (172), Bình Thuận (159), Quảng Ninh (158), Cần Thơ (137), Hậu Giang (132), Gia Lai (128), Ninh Bình (120), Đắk Nông (120), Bình Dương (119), Quảng Ngãi (119), Quảng Trị (106), Vĩnh Phúc (98), Bến Tre (92), Hà Nam (92), Nghệ An (88), Nam Định (85), Bắc Giang (81), Long An (59), Sơn La (58), Ninh Thuận (57), Bình Phước (55), Thái Nguyên (54), Bà Rịa - Vũng Tàu (52), Hòa Bình (52), Phú Thọ (51), Thái Bình (42), Kon Tum (40), Lào Cai (37), Tuyên Quang (37), Cà Mau (35), Quảng Bình (31), Yên Bái (21), Hà Tĩnh (12), Điện Biên (7), Cao Bằng (7), Lai Châu (5).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cần Thơ (-626), Hải Phòng (-326), Hải Dương (-260).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (+686), Quảng Nam (+209), Đắk Lắk (+153).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.202 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.694.874 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.182 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.689.194 ca, trong đó có 1.299.725 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (501.990), Bình Dương (290.468), Đồng Nai (97.380), Tây Ninh (73.398), Đồng Tháp (43.021).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 38.260 ca - Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.302.542 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.273 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.112 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.141 ca; Thở máy không xâm lấn: 160 ca; Thở máy xâm lấn: 841 ca - ECMO: 19 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 28/12 đến 17h30 ngày 29/12 ghi nhận 245 ca tử vong tại: + Tại TP. Hồ Chí Minh (40) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Long An (1), Bình Dương (1). + Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (28), Đồng Nai (21), Đồng Tháp (15), Tiền Giang (15), Bình Dương (14), Vĩnh Long (14), Cà Mau (14), Cần Thơ (13), Hà Nội (11), Tây Ninh (11), Kiên Giang (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Khánh Hòa (5), Bạc Liêu (4), Trà Vinh (3), Bình Thuận (3), Long An (3), Đắk Lắk (2), Hậu Giang (2), Bắc Ninh (1), Quảng Nam (1), Bình Định (1), Phú Yên (1), Đà Nẵng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 232 ca. - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.877 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.108.493 mẫu tương đương 74.476.728 lượt người, tăng 117.546 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 28/12 có 811.888 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 148.198.862 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.358.030 liều, tiêm mũi 2 là 67.323.239 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 3.517.593 liều.

img

Nhân viên y tế đến theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho 7 bệnh nhân F0 trong một gia đình tại nhà ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Động thái mới của Bộ Y tế sau khi có ca nhiễm biến chủng Omicron

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường phòng, chống dịch và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam là người trở về từ Anh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Bệnh nhân đang được cách ly tại phòng riêng biệt tại Bệnh viện 108 và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tình trạng sức khỏe bện nhân này ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.680.985 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.042 ca nhiễm).

Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (501.288), Bình Dương (290.349), Đồng Nai (97.167), Tây Ninh (72.460), Đồng Tháp (42.426).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 4.668 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên thành 1.264.282 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.103 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ (5.013 ca); Thở ô xy dòng cao HFNC (1.065 ca); Thở máy không xâm lấn (204 ca); Thở máy xâm lấn (802 ca); ECMO (19 ca).

Số bệnh nhân tử vong:

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 227 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.632 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 29.990.947 mẫu tương đương 73.996.693 lượt người, tăng 93.091 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 27/12 có 891.311 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 147.271.054 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.262.656 liều, tiêm mũi 2 là 66.866.022 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 3.142.376 liều.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Diễn biến dịch trên địa bàn cả nước

Hà Nội "dẫn đầu" với hơn 1.900 F0 trong ngày

Ngày 28/12, trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận 1.920 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, ghi nhận tại cộng đồng 449 ca. Tại khu cách ly có 1.360 ca và tại khu phong tỏa 111 ca. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (249), Nam Từ Liêm (245), Hai Bà Trưng (174), Cầu Giấy (135), Hà Đông (120) và Đống Đa (113).

img

Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron.

Hải Phòng siết chặt giám sát, cách ly đối với người nhập cảnh

Nhằm chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron và kiểm soát dịch COVID-19, UBND TP. Hải Phòng ban hành văn bản về việc hướng dẫn thủ tục nhập cảnh và cách ly tại nơi cư trú với người nhập cảnh trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1/2022.

Đối với thuyền viên nhập cảnh tại Cảng Hải Phòng, UBND thành phố yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế (Sở Y tế) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng lập danh sách thuyền viên nước và có văn bản báo cáo UBND thành phố.

Sơn La cập nhật cấp độ dịch tại Mộc Châu lên "màu đỏ"

Ngày 28/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 51 ca mắc COVID-19 tại tỉnh Sơn La. Trong hai ngày qua, tỉnh Sơn La ghi nhận thêm hàng trăm trường hợp dương tính với virus SASR-CoV-2, trong đó có nhiều ca mắc tại cộng đồng. Hiện thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu) và xã Nà Bó (huyện Mai Sơn) được nâng lên cấp độ nguy cơ rất cao - "màu đỏ".

Hà Nam gấp rút thành lập thêm các cơ sở điều trị COVID-19

Ngày 28/12, tỉnh Hà Nam ghi nhận 96 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó có 71 F0 làm việc tại Công ty Cổ phần Ngọc Sơn đại chỉ tại huyện Bình Lục, số còn lại chủ yếu là công nhân các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Trong tình hình gấp rút, các cơ sở y tế huyện, thành phố của tỉnh Hà Nam đang bổ sung cơ sở vật chất, tập kết trang thiết bị để sẵn sàng thu dung, điều trị F0…

Nghệ An theo dõi sát 5 người đi cùng chuyến bay với ca nhiễm Omicron đầu tiên

Theo Sở Y tế tỉnh Nghệ An, 5 người Nghệ An đi cùng chuyến bay có ca nhiễm Omicron có địa chỉ tại TP. Vinh (2 người), 3 người còn lại ở các huyện Hưng Nguyên, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Hiện những trường hợp này đều có sức khỏe ổn định, được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Quảng Ngãi phát hiện ca mắc COVID-19 trong các khu công nghiệp

Ngày 28/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 140 ca mắc COVID-19. Như vậy, từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận hơn 5.300 ca mắc COVID-19. Đáng chú ý, nhiều trường hợp F0 được phát hiện tại các nhà máy trong Khu công nghiệp (KCN) dẫn tới nguy cơ lây lan rất cao.

Đà Nẵng sẽ tiêm vaccine mũi 3 từ tháng 1/2022

Ngày 28/12, ngành y tế TP. Đà Nẵng dự kiến hoàn thành tiêm dứt điểm mũi 1 cho người dân. Trong số 900 người cao tuổi được tiêm vaccine tại nhà chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng sau tiêm. Đến nay, Đà Nẵng đã tiêm hơn 1,9 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó, hơn 971.000 người được tiêm mũi 1 và gần 950.000 người đã hoàn thành tiêm mũi 2. Hiện đã có hơn 600 người được tiêm mũi 3.

TP.HCM có số ca mắc mới và ca tử vong giảm sâu

Ngày 28/12, TP.HCM ghi nhận 671 ca mắc COVID-19. Sở Y tế TP.HCM khẳng định, đây là con số thực tế, không có việc báo cáo để lấy thành tích. Theo đó, số ca bệnh nhiều ngày qua đã liên tiếp giảm xuống dưới 1.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày, số ca tử vong cũng giảm sâu.

F0 tại nhà được bỏ cách ly sau 10 ngày điều trị và âm tính với SARS-CoV-2

Ngày 28/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; cơ sở y tế thuộc các bộ, ngành về việc xét nghiệm để phát hiện nghi mắc COVID-19 và cho người bệnh ra viện.

img

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm y tế lưu động xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN).

Bộ Y tế cho biết đã nhận được văn bản đề xuất của nhiều Sở Y tế tỉnh, thành phố đề nghị cho ý kiến về việc sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên để xác định người nhiễm SARS-CoV-2 và xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện.

Người bệnh nghi mắc COVID-19 thế nào?

Là trường hợp người bị nghi ngờ nhiễm dịch theo quy định tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng RT- PCR.

Là trường hợp người bị nghi ngờ nhiễm dịch theo quy định tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2 (bằng sinh phẩm xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa).

Là những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bị nghi ngờ nhiễm dịch hoặc người được xác định nhiễm COVID-19 trong khoảng 14 ngày và có 2 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2 (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1, bằng sinh phẩm xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa).

img

Trong trường hợp chỉ có 1 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2 thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Bệnh nhân COVID-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi nào? Về đề xuất sử dụng kết quả xét nghiệm kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, đối với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:

Thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày; kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 do nhân viên thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép)

Bệnh nhân COVID-19 được ra viện cần điều kiện gì?

Đối với người bệnh COVID-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị nếu là người bệnh COVID-19 đơn thuần có các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày; đo thân nhiệt 2 lần/ngày - nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời; tuân thủ Thông điệp 5K.

Nếu người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Người bệnh được chuyển sang khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) tại buồng riêng của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú; đo thân nhiệt 2 lần/ngày; tuân thủ Thông điệp 5K.

Bắc Ninh: Người dân không ra đường sau 22h, dừng ăn uống tại chỗ

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa, phòng game, quán bi-a, rạp chiếu phim…; không tổ chức tụ tập đông người liên hoan tất niên; dừng phục vụ ăn uống tại chỗ, yêu cầu người dân không ra ngoài sau 22h từ 29/12/2021 đến hết 12/1/2022, tùy thuộc diễn biến dịch bệnh có thể tiếp tục kéo dài.

Người dân được yêu cầu không ra ngoài từ 22h hôm trước đến 4h hôm sau, trừ các trường hợp như thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về… nhưng phải có giấy tờ liên quan là thẻ, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác.

Các hoạt động ngoài trời tập trung không quá 10 người, bảo đảm giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người. Các nhà hàng, các quán ăn, cửa hàng dịch vụ ăn, uống, cà phê không phục vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ bán hàng mang về.

Yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo các huyện, thành phố chỉ đạo Trưởng Ban chỉ đạo các xã, phường và lực lượng chức năng tại cơ sở vận động các gia đình không tổ chức mời khách dự tiệc cưới và dùng hình thức báo hỷ. Đối với đám tang, các lực lượng tuyên truyền, vận động, khuyến cáo gia đình có tang lễ tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ, thực hiện hình thức hỏa táng và không tổ chức ăn uống tập trung đông người.

Những người đi/về giữa các địa phương có dịch (các địa phương cấp độ 3 - tương ứng vùng cam, cấp độ 4 - vùng đỏ) chủ động tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm COVID-19; kêu gọi, tuyên truyền vận động người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, đủ sức khoẻ, tự nguyện tham gia quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm vét vaccine phòng COVID-19, thành lập các tổ tiêm vaccine "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện tiêm vaccine lưu động ngay tại nhà; bảo đảm 100% những người thuộc nhóm nguy cơ cao được tiêm đầy đủ và những người tiêm 2 liều vaccine đã qua 3 tháng (trừ các trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19, có xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền) để được tham gia các hoạt động tập trung".

Theo thống kê, từ 6h ngày 27/12 đến 6h ngày 28/12, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 264 ca mắc mới COVID-19. Đến 6h ngày 28/12, toàn tỉnh ghi nhận 10.969 ca mắc COVID-19.

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên

Trưa 28/12, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, một người về từ Anh 9 hôm trước, cách ly tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được xác định nhiễm biến chủng Omicron. Đây là trường hợp nhiễm Omicron đầu tiên Việt Nam ghi nhận.

img

Việt Nam đang triển khai nhanh tiêm vaccine để tăng độ bao phủ mũi hai và tiêm nhắc mũi 3. Ảnh: VNE

Người này nhập cảnh sân bay Nội Bài (Hà Nội) hôm 19/12, test nhanh dương tính với nCoV, được đưa bằng xe chuyên dụng về khu cách ly của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Do người này có yếu tố dịch tễ trở về từ Anh nên bệnh viện giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm hôm 20/12 và 21/12 - kết quả xác định nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).

Giữa tháng 12, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát người nhập cảnh từ 28/11, xét nghiệm dương tính với nCoV, lấy mẫu để giải trình tự gene virus xác định biến chủng, giám sát và phòng chống. Nếu ghi nhận người dương tính với chủng này, các tỉnh tiếp tục rà soát, lấy mẫu xét nghiệm người tiếp xúc gần, gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Pasteur để xét nghiệm, giải trình tự gene virus.

Các địa phương cũng được khuyến cáo tăng cường giám sát ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường, phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ hoặc Pasteur lấy mẫu giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh.

Bộ Y tế nhắc nhở các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur tập huấn về bảo quản, điều tra, vận chuyển mẫu dương tính cho nhân viên y tế; tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ, có nguy cơ mắc biến thể Omicron để giải trình tự gene virus. Kết quả giải trình tự gene được cập nhật lên Global Science Initiative and Primary Source (GISAID - Nền tảng chia sẻ dữ liệu gên virus cúm và virus Corona gây đại dịch Covid-19) để chia sẻ và tiếp nhận thông tin về các biến chủng.

Biến chủng Omicron được ghi nhận đầu tiên tại Nam Phi vào cuối tháng 11, được cho là tốc độ lây nhiễm nhanh hơn chủng Delta và có thể lẩn tránh vaccine. Đến nay, biến chủng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là biến chủng đáng lo ngại do gây ra sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học Covid-19, nhiều khả năng Omicron sẽ lây lan ở mức độ toàn cầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.