Xã hội

Covid-19 ngày 5/9: Cả nước có 13.137 ca mắc mới, riêng TP.HCM 6.226 ca

Dịch Covid-19 ngày 5/9 tại Việt Nam: Hôm nay, cả nước ghi nhận 13.137 ca nhiễm mới, 281 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay 5/9

Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 4/9 đến 17h ngày 5/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.137 ca nhiễm mới, trong đó 36 ca nhập cảnh và 13.101 ca ghi nhận trong nước.

img

Cụ thể tại TP.HCM (6.226), Bình Dương (3.540), Đồng Nai (1.243), Long An (756), Kiên Giang (345), Tiền Giang (133), Cần Thơ (100), Tây Ninh (91), Đồng Tháp (78), Khánh Hòa (74), An Giang (73), Đà Nẵng (64), Hà Nội (53), Bà Rịa - Vũng Tàu (51), Nghệ An (48), Bình Thuận (47), Trà Vinh (33), Quảng Ngãi (25), Phú Yên (24), Bình Phước (22), Vĩnh Long (20), Bình Định (13), Cà Mau (6), Lâm Đồng (5), Bến Tre (5), Bắc Ninh (5), Quảng Trị (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (3), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (1), Quảng Nam (1), Hà Tĩnh (1), Bắc Giang (1), Quảng Ninh (1), Đắk Nông (1) trong đó có 7.521 ca trong cộng đồng.

Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 3.580 ca.

Tại TP.HCM tăng 2.122 ca, Bình Dương tăng 1.055 ca, Đồng Nai tăng 251 ca, Long An tăng 212 ca, Kiên Giang tăng 220 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 524.307 ca nhiễm, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.330 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 520.013 ca, trong đó có 288.953 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 9 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh.5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (251.414), Bình Dương (132.433), Đồng Nai (28.549), Long An (25.085), Tiền Giang (10.571).Hôm nay, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 9.211, nâng tổng số điều trị khỏi lên 291.727

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.291 ca, trong đó:- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.015- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.207- Thở máy không xâm lấn: 146 - Thở máy xâm lấn: 892- ECMO: 31

281 ca tử vong ở TP.HCM và 11 tỉnh, thành phố

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 281 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (222), Bình Dương (38), Tiền Giang (5), Cần Thơ (4), Long An (3), Bình Thuận (2), Đồng Tháp (2), Khánh Hòa (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Nai (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.074 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).Trong 24 giờ qua đã thực hiện 494.098 xét nghiệm cho 807.773 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.201.086 mẫu cho 38.990.152 lượt người.

Trong ngày 4/9 có 336.381 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 21.445.181 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.246.636 liều, tiêm mũi 2 là 3.198.545 liều.

Hà Nội có 8/11 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây

Sở Y tế Hà Nội tối 5/9 cho biết trong chiều nay ghi nhận thêm 7 ca dương tính mới, trong đó 4 ca tại khu cách ly, 3 ca tại khu phong tỏa. Như vậy tính từ 18h ngày 4/9 đến 18h ngày 5/9, Hà Nội ghi nhận 53 ca, trong đó 2 ca tại cộng đồng.

Trong 7 ca mới ghi nhận có 4 ca ở ngõ 328, 330 và 332 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, nâng tổng số ca bệnh ở phường này lên 462.

Ca còn lại ở quận Thanh Xuân là chị T.T.T, 31 tuổi, ở 41 Khương Đình, Thanh Xuân. Chị là F1 của bệnh nhân N.H.T, được cách ly tập trung từ ngày 29/8 và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 5/9, chị được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trường hợp thứ 5, 6 là hai bé trai T.T.D và N.T.D (5-6 tuổi) ở xóm Ngò, thôn An Hạ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức. 2 bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, đã có xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 3/9, hai bé được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ tại khu vực phong tỏa cho kết quả nghi ngờ, ngày 4/9 được lấy lại mẫu cho kết quả dương tính.

Tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều nay, Bộ Y tế cho biết tại Hà Nội, đến nay có 11 chuỗi lây nhiễm gồm 3 chuỗi đã xác định được nguồn lây và 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây, trong đó ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), ổ dịch phường Văn Miếu và Văn Chương (ở Đống Đa), ổ dịch Giáp Bát (Hoàng Mai) đang là những ổ dịch có diễn biến phức tạp nhất trên địa bàn thành phố. Trong 7 ngày gần đây số ca mắc có xu hướng tăng, trung bình mỗi ngày trên 70 ca.

Bộ Y tế cũng nhận định, cùng với các tỉnh/thành như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên thì Hà Nội luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh khi trong tuần qua có số ca mắc được phát hiện qua tầm soát cộng đồng, sàng lọc tại cơ sở y tế khoảng 15-30%, nên thời gian tới vẫn có thể phát sinh thêm các ổ dịch mới.

Trên cơ sở các tiêu chí kiểm soát dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 3979/QĐ-BYT và Quyết định số 3989/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Hà Nội thuộc nhóm đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch.

Nhiều nơi ở Nghệ An được nới lỏng, hạ mức giãn cách xã hội

Ngày 5/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã có Công văn số 08, điều chỉnh áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 0h ngày 6/9/2021.

Theo đó, thành phố Vinh tiếp tục áp dụng các ly xã hội mức cao hơn so với Chỉ thị 16 ở một số khu vực cụ thể; một số huyện, thị xã chuyển trạng thái sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và một số địa phương áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ.

img

Người dân ở nhiều nơi sẽ được ra đường, quay trở lại làm việc kể từ 0h ngày 6/9. (Ảnh: Công an xử lý đối tượng ra đường vi phạm Chỉ thị 16)

Xem xét đề xuất của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tại cuộc họp ngày 5/9/2021 đề xuất của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Vinh (tại Tờ trình số 60-TTr/BCĐ ngày 05/9/2021), Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh thống nhất:

Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với từng khu vực cụ thể của thành phố Vinh như đề xuất của Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Vinh. Cụ thể: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 nâng cao ở 2 phường Hồng Sơn, Vinh Tân và 30 khối, xóm ở các phường, xã có F0; Áp dụng Chỉ thị 15 nâng cao đối với xã Hưng Hòa và Chỉ thị 16 đối với các phường, xã còn lại.

Đối với các huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn và thị xã Cửa Lò, tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ

Đối với các huyện: Đô Lương, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 00 giờ ngày 06/9/2021.

Các huyện thị còn lại chuyển sang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 6/9.

Từ sáng đến trưa, Hà Nội thêm 46 ca, 17 ca ở Thanh Xuân

Trưa nay, Sở Y tế Hà Nội công bố thêm 40 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm 1 trường hợp phát hiện tại cộng đồng, 29 ca trong khu cách ly và 10 người ở khu vực phong tỏa.

img

Ổ dịch phường Thanh Xuân Trung đã có 458 ca mắc. Ảnh: Tạ Hải

Trưa 5/9, Hà Nội công bố 40 ca Covid-19, có 15 ca ở quận Thanh Xuân

40 bệnh nhân mới trú tại các quận/huyện: Thanh Xuân (15), Hai Bà Trưng (7), Thanh Trì (6), Hoài Đức (5), Hoàng Mai (2), Đống Đa (2), Ba Đình (1), Đan Phượng (1) và Hoàn Kiếm (1).

Phân bố theo chùm ca bệnh: F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (39), sàng lọc khu vực nguy cơ cao (1).

Chùm sàng lọc khu vực nguy cơ cao (1)

1. H.T.D, Nữ, sinh năm 1984,

- Địa chỉ: Tả Thanh Oai, Thanh Trì.

- Dịch tễ: Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc khu vực nguy cơ cao ngày 4/9 và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (39)

1. T.T.T.B, Nữ, sinh năm 1963,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa từ, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 31/8, xuất hiện triệu chứng được chuyển vào cách ly tại BV Đống Đa. Ngày 04/9, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội)

2. T.T.H, Nữ, sinh năm 1940,

- Địa chỉ: Phương Mai, Đống Đa.

- Dịch tễ: BN là F1 (mẹ) của BN L.T.B, ngày 30/8 có triệu chứng BN, được chuyển viện Lão Khoa TW khám cấp cứu (được cách ly tại khu riêng, làm XN test nhanh âm tính), sau đó được chuyển BV Đống Đa cách ly điều trị do có yếu tố dịch tễ, ngày 04/9 BN được BV Đống Đa được lấy mẫu gửi CDC Hà Nội xét nghiệm cho KQ dương tính.

3. L.A.Q, Nam, sinh năm 1985,

- Địa chỉ: Tả Thanh Oai, Thanh Trì.

- Dịch tễ: BN làm nghề shipper tự do; BN là F1 (ngày 27/8 có vào quán cơm cạnh tổng kho 216 Phan Trọng Tuệ uống nước, có tiếp xúc gần chủ quán là F0) sau đó BN được chuyển cách ly tập trung tại khu cách ly Vĩnh Quỳnh. Đến ngày 4/9 có triệu chứng được lấy mẫu XN cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội)

4. T.T.X, Nữ, sinh năm 1985,

- Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức.

- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa thuộc xóm Ngò, Thôn An Hạ, An Thượng, đã có XN âm tính trước đó. Ngày 3/9 được lấy mẫu XN định kỳ tại khu vực phong tỏa cho kết quả nghi ngờ, ngày 4/9 được lấy lại mẫu cho KQ dương tính (CDC Hà Nội)

5. N.V.B, Nam, sinh năm 1985,

- Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức.

- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa thuộc xóm Ngò, Thôn An Hạ, An Thượng, đã có XN âm tính trước đó. Ngày 3/9 được lấy mẫu XN định kỳ tại khu vực phong tỏa cho kết quả nghi ngờ, ngày 4/9 được lấy lại mẫu cho KQ dương tính (CDC Hà Nội)

6. N.A.T, Nam, sinh năm 2011,

- Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức.

- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa thuộc xóm Ngò, Thôn An Hạ, An Thượng, đã có XN âm tính trước đó. Ngày 03/9 được lấy mẫu XN định kỳ tại khu vực phong tỏa cho kết quả nghi ngờ, ngày 04/9 được lấy lại mẫu cho KQ dương tính (CDC Hà Nội)

7. N.T.N, Nữ, sinh năm 1961,

- Địa chỉ: Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN N.T.T.M. Ngày 3/9 bệnh nhân đến khám và cách ly tại bệnh viện Thanh Nhàn, được lấy mẫu và có kết quả dương tính ngày 4/9

8. N.T.P, Nữ, sinh năm 1958,

- Địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN N.T.T.M. Ngày 31/8 bệnh nhân được cách ly tại bệnh viện Thanh Nhàn (2 lần XN có kết quả âm tính) và ngày 3/9 được lấy mẫu có kết quả dương tính.

9. N.B.T, Nam, sinh năm 1988,

- Địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN N.T.P. Ngày 31/8 bệnh nhân được cách ly tại bệnh viện Thanh Nhàn (2 lần XN có kết quả âm tính) và ngày 3/9 được lấy mẫu có kết quả dương tính.

10. N.T.A, Nữ, sinh năm 1989,

- Địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (vợ) của BN N.B.T. Ngày 3/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính (BV Thanh Nhàn thực hiện)

11. N.N.V, Nữ, sinh năm 2007,

- Địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (con) của BN N.B.T. Ngày 3/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính (BV Thanh Nhàn thực hiện)

12. N.T.V, Nữ, sinh năm 2012,

- Địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (con) của BN N.B.T. Ngày 3/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính (BV Thanh Nhàn thực hiện)

13. B.T.H, Nữ, sinh năm 1989,

- Địa chỉ: Hoàng Liệt, Hoàng Mai.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 27/8 bệnh nhân chuyển dạ được chuyển vào BV Thanh Nhàn (trước đó đã XN 2 lần âm tính); có kết quả xét nghiệm ngày 2/9 dương tính do BV thực hiện.

14. N.T.P, Nam, sinh năm 2005,

- Địa chỉ: Đồng Xuân, Hoàn Kiếm.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN P.T.L, đã được chuyển cách ly tập trung. Ngày 4/9 có sốt, ho, được lấy mẫu và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

15. B.Đ.T, Nam, sinh năm 1982,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung, ngày 3/9 được chuyển cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội)

16. N.T.B, Nữ, sinh năm 1957,

- Địa chỉ: Thanh Liệt, Thanh Trì.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN P.Q.C, ngày 3/9 được chuyển cách ly tập trung, ngày 4/9 có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, được lấy mẫu cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

17. L.M.T, Nữ, sinh năm 1987,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 của BN D.T.B, được cách ly và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

18. N.H, Nam, sinh năm 1995,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 (con) của BN N.T.B.H, được cách ly và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

19. T.M.A, Nữ, sinh năm 2017,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 (cháu) của BN T.T.D, được cách ly và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

20. P.T.N, Nam, sinh năm 1970,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 của BN N.T.V.A, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 05/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

21. P.T.A, Nữ, sinh năm 1994,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 của BN N.T.V.A, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

22. B.M.Đ, Nam, sinh năm 2007,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 (con) của BN N.T.Q, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

23. B.Đ.H, Nam, sinh năm 2004,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 (con) của BN N.T.Q, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

24. Đ.T.H, Nữ, sinh năm 1976,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 (vợ) của BN L.K.Q, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

25. T.N.B.Q, Nữ, sinh năm 2014,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN là F1 (cháu) của BN L.T.H, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 5/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

26. T.T.H, Nam, sinh năm 1980,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 05/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

27. T.T.H, Nữ, sinh năm 2004,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 05/9 có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

28. N.T.B, Nữ, sinh năm 1956,

- Địa chỉ: Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (hàng xóm) của bệnh nhân N.T.N, ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung, ngày 05/9 có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

29. V.K.T, Nữ, sinh năm 2005,

- Địa chỉ: Văn Miếu, Đống Đa.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (con) bệnh nhân L.T.K.A, đã được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính. Ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

30. T.V.C, Nam, sinh năm 1957,

- Địa chỉ: Tân Lập, Đan Phượng.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (ông nội) bệnh nhân T.V.K, ngày 30/8 được xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 04/9 bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

31. T.Đ.N, Nam, sinh năm 1991,

- Địa chỉ: Phúc Xá, Ba Đình.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 (cháu) của bệnh nhân T.T.X.P, đã được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính. Ngày 4/9 bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

32. L.Đ.M, Nam, sinh năm 2006,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 4/9 có biểu hiện sốt 39 độ C, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

33. L.Đ.C, Nam, sinh năm 1956,

- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa đã xét nghiệm âm tính trước đó, ngày 5/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

34. Đ.T.H, Nữ, sinh năm 1992,

- Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

35. T.K.N, Nữ, sinh năm 2020,

- Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

36. N.M.T, Nam, sinh năm 1966,

- Địa chỉ: Giáp Bát, Hoàng Mai.

- Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.V.T, đã được xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung, ngày 04/9 được lấy mẫu cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

37. B.T.S, Nữ, sinh năm 1953,

- Địa chỉ: Thanh Liệt, Thanh Trì.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

38. T.V.T, Nam, sinh năm 1946,

- Địa chỉ: Thanh Liệt, Thanh Trì.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

39. T.H.Y, Nữ, sinh năm 2008,

- Địa chỉ: Thanh Liệt, Thanh Trì.

- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, ngày 04/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4): 3.520 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.563 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.957 ca.

Cử tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 2 viện tâm thần có 200 F0

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 tại 2 đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp Y tâm thần Trung ương Biên Hòa.

img

Bộ Y tế cử tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 2 viện tâm thần có hơn 200 F0 - Ảnh minh hoạ Hoàng Giám.

Theo Bộ Y tế, năng lực điều trị, cấp cứu F0 của 2 cơ sở này rất hạn chế, trong khi bệnh nhân tâm thần là đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương, khó quản lý.

Tổ công tác gồm 27 người do PGS.TS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) làm tổ trưởng; ThS Cao Hưng Thái (Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) làm tổ phó thường trực.

Quyết định này được đưa ra khi Thứ trưởng Trần Văn Thuấn họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 2 đơn vị trên.

Theo báo cáo, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa phát hiện ổ dịch ngày 19/8, lúc đầu có 18 ca. Tính đến ngày 3/9, viện đã ghi nhận 90 F0. Trong số này, một bệnh nhân nặng chuyển Bệnh viện Đồng Nai đang thở oxy dòng cao HFNC; 4 nhân viên y tế đã phục hồi gần như hoàn toàn, 85 bệnh nhân còn lại đã hết sốt chỉ có 2-3 bệnh nhân thở oxy ngắt quãng.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 phát hiện ổ dịch ngày 26/8. Đến ngày 3/9, nơi đây có 136 F0 và có nguy cơ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới.

Bệnh viện này gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nhân lực thiếu, bệnh nhân quá tải, số lượng bệnh nhân không có người thân bỏ rơi nhiều năm... Hiện bệnh viện này có 1.136 bệnh nhân/1.200 giường bệnh, trong đó có 102 bệnh nhân không có người thân, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi nhiều năm nay.

Một trong những khó khăn trong phòng chống dịch ở 2 cơ sở này là năng lực điều trị, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 rất hạn chế trong khi số ca nhiễm có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, bệnh nhân tâm thần là đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương và khó quản lý, khó tuân thủ 5K và các biện pháp phòng chống dịch khác.

Ổ dịch Thanh Xuân thêm 2 ca nhiễm, Hà Nội có 3.480 ca

Ông V.V.C ở Đống Đa có triệu chứng nhiễm COVID-19 từ hôm 31/8. Ngày 4/9 ông đi khám ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương bất ngờ phát hiện dương tính.

img

Hà Nội tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng trong cộng đồng.

Sáng 5/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết trong 12 giờ qua TP ghi nhận 6 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 5 ca đã được cách ly, 1 ca tại cộng đồng.

Trường hợp phát hiện dương tính qua sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng là cụ ông V.V.C, 85 tuổi, ở Trung Tả, phường Thổ Quan, quận Đống Đa.

Bệnh nhân xuất hiện sốt, mệt mỏi từ ngày 31/8. Ngày 4/9, cụ ông đi khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương được làm test nhanh dương tính, sau đó, cụ được lấy mẫu xét nghiệm gửi sang Bệnh viện Thanh Nhàn làm xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.

3 trường hợp dương tính là F1 của các trường hợp ho, sốt gồm:

2 cô gái 22 tuổi cùng một địa chỉ ở F6 Tập thể thuốc lá Thăng Long, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; họ được lấy mẫu xét nghiệm 3 lần âm tính trước đó. Ngày 31/8, họ được xác định là F1 của BN Đ.V.T và được chuyển sang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Ngày 4/9, hai cô gái trẻ xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Trường hợp thứ 3 là anh N.T.H, 35 tuổi, ở G2 Vinhomes Greenbay, Mễ Trì, Nam Từ Liêm. Anh là F1 (chồng) của bệnh nhân H.T.H . Ngày 27/8, anh được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 4/9, anh được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

2 ca liên quan TP.HCM là hai cô gái có địa chỉ ở TP HCM. Ngày 28/8, hai người này đi từ TP HCM ra đến Hà Nội bằng ô tô sau đó được chuyển cách ly tập trung tại Đại học Lao động Xã hội cơ sở Sơn Tây ngay sau khi qua chốt kiểm dịch (đã có xét nghiệm lần 1 âm tính). Ngày 4/9, họ đều có triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 3.480 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.562 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.918 ca.

img

Lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ người ra đường. Ảnh: Quỳnh Danh.

Công an Hà Nội chốt phương án cấp giấy đi đường

Theo thông báo này, người đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu sẽ được UBND xã, phường, thị trấn cấp thẻ mua hàng thiết yếu.

Sáng 5/9, Công an Hà Nội ra thông báo về quy trình xét duyệt, cấp giấy đi đường, thẻ đi mua hàng thiết yếu tại vùng 1 (vùng đỏ) theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội sẽ chỉ cấp giấy đi đường đối với nhóm cán bộ, công chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Nhóm do công an xã, phường, thị trấn cấp giấy gồm: Cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Còn các nhóm cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị của Trung ương và thành phố; báo chí truyền hình; lực lượng vũ trang sẽ do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, cấp giấy và sử dụng thẻ ngành để lưu thông khi đi làm nhiệm vụ.

Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu sẽ được UBND xã, phường, thị trấn cấp thẻ mua hàng thiết yếu.

Công an Hà Nội đã đăng tải các hệ thống biểu mẫu tại địa chỉ congan.hanoi.gov.vn. Cơ quan chức năng đề nghị cá nhân sau khi được cấp giấy đi đường và thẻ đi mua hàng thiết yếu cần chủ động khai báo y tế qua website suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi ra đường.

Công an thành phố cũng lập đường dây nóng 069.2194.299. để giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc cấp giấy đi đường.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 5/9.

Cả nước có 511.170 ca nhiễm, 282.516 người khỏi bệnh và 12.793 ca tử vong

Đến nay, Việt Nam có 511.170 ca mắc COVID-19, trong đó 282.516 bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có hơn 1.100 ca thở máy và ECMO.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 511.170 ca mắc COVID-19, đứng thứ 52/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.199 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 506.912 ca, trong đó có 279.742 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (245.188), Bình Dương (128.893), Đồng Nai (27.306), Long An (24.329), Tiền Giang (10.438).

Tình hình điều trị và xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COVID-19

Có 11.848 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 4/9 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 282.516

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.572 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.204; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.267; Thở máy không xâm lấn: 173; Thở máy xâm lấn: 899; ECMO: 29

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 643.793 xét nghiệm cho 1.148.822 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.706.988 mẫu cho 38.182.379 lượt người.

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 21.046.279 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.

Số bệnh nhân tử vong:

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.793 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình dịch COVID-19 thế giới

Tính đến 6h ngày 5/9, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 221.063.790 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.573.824 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 464.625 và 7.453 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 197.554.954 người, 18.935.012 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 105.595 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 55.041 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (42.924 ca) và Anh (37.578 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 796 người chết, tiếp theo là Mexico (725 ca) và Brazil (609 ca).

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 40.761.715 người, trong đó có 665.463 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 32.987.615 ca nhiễm, bao gồm 440.567 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 20.877.864 ca bệnh và 583.362 ca tử vong.

img

Hà Nội đồng ý cho shipper hoạt động từ 9 đến 20h hàng ngày

Nhân viên giao hàng bằng xe máy tại Hà Nội được hoạt động từ 9h đến 20h hàng ngày và phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản về hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính bằng xe mô tô, xe hai bánh.

Theo đó, UBND TP Hà Nội thống nhất đề xuất của Sở GTVT về thời gian hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính đối với các xe nêu trên được hoạt động từ 9h đến 20h hàng ngày để tăng cường biện pháp phòng, chống dịch trong lĩnh vực vận tải trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố.

Nhân viên giao hàng khi tham gia hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định của Bộ Y tế.

UBND TP giao Công an Hà Nội, Sở GTVT và các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ quá trình triển khai đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương và thành phố.

Các Sở Công Thương, Thông tin và Truyền thông, NN&PTNT yêu cầu những đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Y tế có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn quy trình tự tổ chức xét nghiệm để làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện.

img

297 hành khách trở về từ Nhật Bản được áp dụng thí điểm "hộ chiếu vaccine". Ảnh: Sân bay Vân Đồn.

Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm "hộ chiếu vaccine"

Gần 300 người đi trên chuyến bay từ Nhật Bản đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh. Số hành khách này được cách ly 7 ngày theo chương trình thí điểm "hộ chiếu vaccine".

Chiều 4/9, máy bay số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đây là chuyến bay quốc tế đầu tiên áp dụng thí điểm “hộ chiếu vaccine” của Bộ Y tế.

Hành khách trên chuyến bay phải đáp ứng đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa Covid-19, trong đó mũi cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh.

Ngoài ra, hành khách trên chuyến bay phải có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR có hiệu lực trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, toàn bộ số hành khách được đưa đi cách ly y tế 7 ngày tại cơ sở cách ly của tỉnh Quảng Ninh.

Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay quốc tế Vân Đồn cho biết toàn bộ quy trình đón nhập cảnh của sân bay đều tuân thủ theo các quy chuẩn phòng chống dịch ở mức độ cao nhất.

Sau khi máy bay hạ cánh, sân bay sẽ áp dụng quy trình đón hành khách tại khu vực riêng biệt. Hành khách được hướng dẫn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và được làm các thủ tục đo thân nhiệt, khai báo y tế song song với thủ tục nhập cảnh và hải quan. Toàn bộ hành lý xách tay và hành lý ký gửi đều được khử trùng bằng chất khử trùng chuyên dụng.

“Các chuyến bay đưa khách quốc tế về Việt Nam áp dụng hình thức thí điểm cách ly 7 ngày sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng phạm vi hơn nữa tới những người có nhu cầu đi lại thực sự, đặc biệt là đồng bào từ các vùng dịch trên thế giới có nguyện vọng hồi hương, các doanh nhân, đội ngũ chuyên gia…. Điều này cũng phù hợp với lộ trình từng bước thích ứng với điều kiện bình thường mới, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo duy trì hoạt động giao thương kinh tế”, ông Sáu nói.

Sau khi hành khách làm thủ tục được xe chuyên dụng đưa về khu cách ly do tỉnh Quảng Ninh sắp xếp, toàn bộ nhà ga và trang thiết bị phục vụ đón chuyến bay đều được phun khử trùng, khử khuẩn.

Từ tháng 2/2020 đến 4/9/2021, sân bay Vân Đồn đã phục vụ đón 228 chuyến bay với 45.872 hành khách từ các nước trên thế giới trở về Việt Nam. Dự kiến, ngày 12/9 sân bay Vân Đồn sẽ đón chuyến bay tiếp theo đưa các công dân hồi hương từ Hoa Kỳ.

img

Tổ chức tiêm chủng cho người dân.

Toàn bộ Ban tổ chức tiêm chủng tại FPT Tower âm tính với COVID-19

Công ty FPT cho biết, hiện toàn bộ ban tổ chức gồm các thành viên thuộc khối Văn phòng, đội An ninh, Đảm bảo vệ sinh của toà nhà đều đã có kết quả PCR âm tính với COVID-19.

Theo thông tin từ Công ty FPT, toà nhà FPT Tower tại số 10 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy đã được khử khuẩn theo quy định và hiện đang hoạt động bình thường. Không có cán bộ nhân viên FPT nào trong danh sách tham gia tiêm chủng trong thời gian từ 13h30-15h30 ngày 27/8 và 8h-10h ngày 30/8 tại địa điểm trên.

Trước đó, theo thông báo của CDC quận Cầu Giấy ngày 3/9, tại điểm tiêm lưu động của Quận tại toà nhà FPT Tower số 10 Phạm Văn Bạch phát hiện 02 trường hợp là đến tiêm vắc xin dương tính với COVID-19.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo Phòng chống COVID-19 quận Cầu Giấy ra thông báo tìm người đã đến địa điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại trụ sở Tập đoàn FPT - số 10 Phạm Văn Bạch trong thời gian từ 13h30-15h30 ngày 27/8 và 8h00-10h00 ngày 30/8.

Những người thuộc trường hợp như thông báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận Cầu Giấy, cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn cư trú để được tư vấn hỗ trợ và lấy mẫu xét nghiệm hoặc gọi điện hoặc số 0969.082.115/ 0949.396.115 (CDC Hà Nội).

Ngay khi nhận được thông tin, Công ty FPT đã lập danh sách toàn bộ Ban tổ chức của điểm tiêm và người liên quan gửi CDC quận Cầu Giấy để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ ban tổ chức gồm các thành viên thuộc khối Văn phòng, đội An ninh, Đảm bảo vệ sinh của toà nhà đều đã có kết quả PCR âm tính với COVID-19.

img

Người dân ở điểm nóng Covid-19 tại Hà Nội được thành phố tổ chức di chuyển đến khu vực an toàn. Ảnh: Tạ Hải

Ngày 4/9, Hà Nội thêm 50 ca nhiễm mới

Chiều 4/9, Hà Nội ghi nhận 6 bệnh nhân Covid-19, trong đó 3 ca đã được cách ly, 1 ca khu vực phong tỏa và 2 ca cộng đồng.

6 ca Covid-19 mới phân bố tại Thanh Xuân (2), Đông Anh (2), Hoàng Mai (1) và Đống Đa (1). Như vậy ngày 4/9, Hà Nội ghi nhận 50 ca, trong đó 37 ca trong khu vực cách ly, 11 ca khu vực phong tỏa, 2 ca ghi nhận tại cộng đồng.

Thông tin 6 trường hợp mắc Covid-19 như sau:

Ca cộng đồng: Bệnh nhân nữ P.T.T sinh năm 1997 ở Yên Sở, Hoàng Mai. Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt. Ngày 3/9, chị T. đi khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Ca cộng đồng thứ 2 là bệnh nhân nam N.T.L, sinh năm 1990 ở Hải Bối, Đông Anh. Bệnh nhân là phụ xe luồng xanh chở thực phẩm thiết yếu tuyến Bắc Nam. Ngày 29/8, anh L. có đi làm test nhanh âm tính, ngày 30-31/8 di chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội. Ngày 3/9, bệnh nhân đi xét nghiệm tại BV Đức Giang để chuẩn bị di chuyển tiếp thì có kết quả dương tính.

Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng có 4 ca:

Bệnh nhân nữ N.T.T sinh năm 1950 ở Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8, được lấy mẫu lần 1 ngày 24/8, kết quả âm tính. Ngày 2/9, bà T. được chuyển vào khu cách ly, có triệu chứng sốt. Ngày 3/9, người này được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân nam Đ.X.L sinh năm 2009 cũng ở Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8, được lấy mẫu lần 1 ngày 24/8, kết quả âm tính. Ngày 2/9, L. được chuyển vào khu cách ly. Ngày 3/9, bệnh nhân có triệu chứng sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính,

Bệnh nhân thứ 3 là anh Đ.M.T sinh năm 1985 ở Nguyên Khê, Đông Anh. Bệnh nhân là F1 (chồng) của L.T.H , đã được cách ly từ ngày 29/8. Ngày 3/9, anh xuất hiện sốt, mệt mỏi được chuyển cách ly, kết quả dương tính.

Bệnh nhân tiếp theo là chị L.H.L sinh năm 1963 ở Trung Phụng, Đống Đa. Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 2/9. Ngày 3/9, chị L. được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4), Hà Nội ghi nhận 3.474 ca Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.561 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.913 ca.

img

Nhân viên y tế ân cần dặn dò người thân chăm sóc, theo dõi cho người nhà sau khi tiêm, lưu lại số điện thoại để gọi ngay khi cần. Ảnh: HCDC

Bình Dương có số bệnh nhân xuất viện mỗi ngày cao hơn ca mắc mới

Mặc dù ca mắc COVID-19 vẫn còn 4 con số mỗi ngày nhưng nhưng số ca mắc ở Bình Dương đang có xu hướng giảm dần. Đồng thời, địa phương này có số bệnh nhân xuất viện về nhà mỗi ngày cao hơn ca mắc mới.

Tối ngày 4/9, CDC Bình Dương thông tin, trong 24 giờ qua địa phương ghi nhận 2.485 ca mắc COVID-19, có 3.640 bệnh nhân xuất viện về nhà.

Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 128.893 ca mắc COVID-19; 1.059 ca tử vong và hơn 74.000 bệnh nhân xuất viện về nhà.

Thống kê ca mắc những ngày qua cho thấy, mặc dù ghi nhận 4 con số mỗi ngày nhưng F0 ở Bình Dương có xu hướng giảm dần. Trước đó, vào ngày 30/8 Bình Dương ghi nhận đến 6.050 ca. Những ngày sau đó cũng giao động từ 4 đến gần 5.000 ca.

Tuy nhiên, 3 ngày liên tiếp trở lại đây, số ca mắc mỗi ngày ở Bình Dương giảm dần, giao động từ 3.000 ca trở xuống. Trước đó, ngày 2/9, Bình Dương ghi nhận 4.504 ca. Ngày 3/9, Bình Dương ghi nhận 3.676 ca và hôm nay số ca mắc tiếp tục giảm.

Theo thống kê cho thấy, F0 ở Bình Dương ghi nhận chủ yếu ở khu vực đang bị “đông cứng, khóa chặt”. Ngoài việc số ca mắc tiếp tục giảm dần, Bình Dương có số bệnh nhân xuất viện giao động từ 2 đến 3.000 người mỗi ngày.

Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 42.142 người đang cách ly tập trung và 5.756 F0 đang cách ly tại nhà; có 1.354 khu vực phong tỏa với 126.002 người trong khu vực phong tỏa.

Để đạt mục tiêu đến ngày 15/9/2021 đưa tỉnh trở lại trạng thái “bình thường mới”, Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhằm tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Bình Dương đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tiêm 250.000 liều/ngày. Địa phương này đang thần tốc xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

img

Bình Dương đang triển khai xét nghiệm và tiêm vắc xin cho người dân.

F0 trốn khỏi khu điều trị và tử vong trên dòng kênh

Người dân phát hiện thi thể nam thanh niên trôi trên dòng kênh, qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định thi thể nạn nhân là F0 đang trốn cách ly tập trung.

Chiều 4/9, lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh xác nhận với báo Tiền Phong, về trường hợp nam thanh niên trốn cách ly và được tìm thấy đã tử vong trên dòng kênh.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 2/9, người dân phát hiện 1 thi thể nam thanh niên trôi trên dòng kênh (đoạn thuộc địa bàn khu phố Long Trung, phường Long Thành Trung, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), nên trình báo công an.

Sáng ngày 3/9, cơ quan công an khám nghiệm tử thi, test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Sau khi cho người thân nhận dạng, xác định tử thi là Nguyễn Thành Thế (SN 1982, thường trú phường 4, TP Tây Ninh). Theo cơ quan chức năng, khám nghiệm tử thi không có tác động ngoại lực.

Nguyễn Thành Thế là người trước đó trốn khỏi khu điều trị bệnh COVID-19 của tỉnh Tây Ninh vào tối 1/9. Cơ quan chức năng bàn giao thi thể cho Trung tâm y tế TP Tây Ninh để xử lý.

Hà Nội ưu tiên 80.730 liều Pfizer cho 3 nhóm đối tượng

Với 80.730 liều vaccine COVID-19 của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi 1, phân bổ tiếp tục để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng.

img

Đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm tại các điểm tiêm vaccine Covid-19.

Các đối tượng được ưu tiên trong đợt 12 theo thứ tự: Người mắc bệnh mãn tính; Người trên 65 tuổi; Phụ nữ đang mang thai trên 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích và được nhóm này đồng ý.

Với 800.700 liều vaccine AstraZeneca tiếp tục phân bổ để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm ưu tiên chưa được tiêm chủng, gồm:

- Đối tượng đến thời gian cần phải tiêm trả mũi 2.

- Người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu: công nhân nhà tang lễ, cắt tóc, gội đầu, công nhân vệ sinh và người làm tại các chuỗi cung ứng.

- Người nằm trong nhóm nguy cơ, người sinh sống tại các khu vực có dịch (vùng đỏ), vùng nguy cơ cao trong khu vực vùng đỏ sau khi xét nghiệm âm tính.

- Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn TP.

- Người lao động của các đơn vị có đóng góp cho công tác phòng chống dịch của TP.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tiêm chủng tiếp tục tăng tốc độ, tăng diện bao phủ vaccine phòng COVID-19; tuân thủ khám sàng lọc trước tiêm chủng, chuyển đối tượng thận trọng cần tiêm chủng tại bệnh viện theo phân cấp các điểm tiếp nhận.

Ngày 31/8, Bộ Y tế quyết định về việc phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 26, 27, 28 trong đó cấp cho thành phố Hà Nội 161.460 liều Pfizer và 800.700 liều AstraZeneca

Đà Nẵng đã kiểm soát dịch, nới lỏng một số quy định từ 5/9

Xét về tổng thể, sau gần 20 thực hiện biện pháp phong tỏa cứng, Đà Nẵng đã kiểm soát được dịch bệnh, quyết định nới lỏng một số quy định từ 5/9.

img

Đà Nẵng sẽ nới lỏng một số hoạt động tại vùng vàng và vùng xanh từ 8h ngày 5/9.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng chiều 3/9, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết: Xét về tổng thể, sau gần 20 ngày thực hiện biện pháp phong tỏa cứng toàn TP, Đà Nẵng có thể khẳng định đã kiểm soát được dịch bệnh. TP có đủ cơ sở để xác định rõ các vùng và mức độ nguy cơ.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, TP Đà Nẵng đã quyết định nới lỏng một số quy định sau 8h ngày 5/9.

Việc nới lỏng nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trên địa bàn đồng thời giải quyết tư tưởng, tâm lý của người dân sau khi thực hiện phong tỏa cứng 20 ngày.

Theo ông Quảng, dịch luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, ở tất cả các địa phương. Sau thời gian dài không có ca mắc trong cộng đồng, quận Sơn Trà lại xuất hiện chuỗi lây mới, cho thấy mầm bệnh trong cộng đồng còn rất phức tạp.

Hiện nay năng lực ngành y tế Đà Nẵng hoàn toàn có thể chủ động được hai việc quan trọng là cách ly và tổ chức điều trị. Số ca tử vong tại TP chiếm tỉ lệ thấp.

Với tình hình dịch bệnh hiện nay, Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh: Phải sẵn sàng sống chung với dịch chứ không phải coi đây là lần cuối thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

"Phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng, nếu tình hình dịch bệnh phức tạp thì phải quay lại áp dụng biện pháp mạnh. Nếu tình hình dịch bệnh khả quan hơn thì sẽ nghiên cứu tiếp tục mở thêm các hoạt động”, ông Quảng cho biết.

Theo quyết định của UBND TP Đà Nẵng, từ 8h ngày 5/9, tiếp tục áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 05 của Chủ tịch UBND TP. Việc áp dụng các biện pháp được phân theo từng cấp độ nguy cơ: Vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh.

Tại vùng đỏ, tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly y tế theo quy định.

Tại vùng vàng, người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà; chỉ được phép ra khỏi nhà tham gia các hoạt động với các điều kiện: Có giấy đi đường QRCode kèm giấy tờ tùy thân; Thực hiện 5K, không quá 2 người tại nơi công cộng; Đeo tấm che mặt khi giao tiếp trực tiếp; Di chuyển “1 cung đường - 2 điểm đi/đến và ngược lại”.

Người dân được mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng tạp hóa, quầy thuốc trong phạm vi cùng thôn/tổ dân phố...

Trong khi đó, tại vùng xanh, chợ truyền thống được hoạt động với điều kiện có vách ngăn giữa người bán, người mua. Mỗi gia đình 1 người được đi chợ 5 ngày/lần kèm giấy đi chợ QRCode hợp lệ.

Người dân được tập thể dục ngoài trời từ 5h đến 7h với khoảng cách 2 mét. Nhà hàng, cửa hàng, dịch vụ ăn, uống được đặt hàng và bán hàng qua mạng, giao hàng tận nơi cho khách hàng. Không được phục vụ khách tại chỗ.

img

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN.

Thế giới ghi nhận hơn 221 triệu ca mắc, 4,57 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 5h ngày 5/9 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 221.063.790 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.573.824 ca tử vong.

Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 464.625 và 7.453 ca tử vong mới. Số người đã bình phục là hơn 197 triệu người. Biến thể Delta vẫn đang khiến tình hình dịch bệnh tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại Đông Nam Á, diễn biến phức tạp.

Trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 20.741 ca mắc COVID-19 và 189 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 2.061.084 và 34.062. Đây là ngày quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020. Hôm 30/8, Philippines ghi nhận số ca mắc mới trong một ngày ở mức 22.366 ca.

Trong khi đó, Thái Lan cũng có thêm 15.942 ca mắc mới và 257 ca tử vong. Hiện tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lần lượt là 1.265.082 và 12.631 ca. Thủ đô Bangkok là địa phương có số ca nhiễm mới cao nhất trên cả nước trong 24 giờ qua, với 3.835 ca. Tính đến nay, hơn 92% số người dân ở thủ đô Bangkok đã được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. Hiện biến thể Delta đã được phát hiện tại hầu hết các tỉnh ở Thái Lan, chiếm khoảng 92,9% số ca nhiễm mới trên toàn quốc.

Cùng ngày, Lào thông báo có thêm 156 ca mắc mới, trong đó có 64 ca cộng đồng và 1 trường hợp tử vong. Theo Bộ Y tế Lào, nhiều nhân viên y tế tuyến đầu ở Lào được báo cáo mắc COVID - 19 nhưng đều không có triệu chứng nặng vì đã được tiêm đủ vaccine. Đến nay đã có 126 nhân viên y tế nước này mắc bệnh. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID - 19 tại Lào là 15.761 ca, trong đó có 16 người tử vong.

Tại Campuchia, đã có thêm 13 người tử vong và 422 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 138 ca nhập cảnh và 284 ca lây nhiễm cộng đồng. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia có 94.839 ca mắc COVID-19, trong đó 90.273 người khỏi bệnh và 1.950 người tử vong.

Để đảm bảo cho việc mở cửa lại trường học, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia vừa thông báo cho Sở Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Phnom Penh về việc tổ chức tiêm phòng COVID-19 mũi thứ ba cho hơn 10.000 người làm việc trong ngành giáo dục thành phố. Trong khi đó, Chính phủ Campuchia đang rất nỗ lực để tiêm phòng COVID-19 miễn phí cho toàn bộ người dân. Cộng cả số vaccine vừa nhận sáng 4/9, hiện Campuchia có gần 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.

img

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN/

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 từ ngày 10/2/2021 đến ngày 3/9/2021, 9.425.278 người trưởng thành (tính từ 18 tuổi trở lên) tại Campuchia đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 8.269.950 người đã hoàn thành hai mũi tiêm và mục tiêu hoàn thành tiêm phòng cho 10 triệu người trưởng thành đã gần tới đích.

Cùng ngày, số ca tử vong tại Iran đã vượt mốc 110.000, sau khi ghi nhận thêm 515 ca tử vong mới. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 20.404 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc lên 5.103.537. Giới chức Iran cho biết nước này đang chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng do sự xuất hiện của biến thể Delta.

Số ca mắc mới tại Mông Cổ cũng vượt mốc 3.000 ngày thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, với 3.696 ca mắc mới, tổng số ca mắc tại nước này là 228.685. Hiện đã có 957 người không qua khỏi. Nhà chức trách Mông Cổ dự đoán làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta có thể đạt đỉnh vào cuối tháng 9 này.

Australia cũng ghi nhận 1.756 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ ba liên tiếp nước này ghi nhận mốc cao kỷ lục. Trong số này, có 1.533 ca ở bang New South Wales (NSW) - bang đông dân nhất với thủ phủ là thành phố Sydney. Trong khi đó, bang đông dân thứ hai Victoria đã ghi nhận 199 ca nhiễm.

Australia hiện đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng nhất kể từ khi bùng phát dịch COVID-19. Nhà chức trách cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn ở phía trước. Hiện mới có 1/3 số người từ 16 tuổi trở lên đã được tiêm phòng. Với tốc độ hiện nay, dự kiến Australia có thể đạt mục tiêu 70% người dân được tiêm phòng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Trong bối cảnh trên, Cơ quan Quản lý dược phẩm Australia (TGA) đã phê chuẩn việc tiêm vaccine của hãng Moderna cho trẻ em từ 12 tuổi.

Trong khi đó, nhật báo New York Times đưa tin các quan chức y tế hàng đầu của Mỹ cho biết họ chưa có đủ dữ liệu để đưa ra khuyến cáo tiêm mũi tăng cường ở mức độ rộng rãi hơn vào cuối tháng 9 như Tổng thống nước này Joe Biden đã đề cập trước đó. Báo trên dẫn một nguồn thạo tin cho biết các quan chức trên đã đề nghị Nhà Trắng thu hẹp quy mô của kế hoạch tiêm mũi thứ 3 cho người dân Mỹ vào cuối tháng 9, cho rằng cần có thêm thời gian để thu thập và đánh giá lại toàn bộ dữ liệu cần thiết.

Theo Tiến sĩ Janet Woodcock - quyền Giám đốc Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, hai cơ quan này có thể đưa ra khuyến nghị về việc tiêm mũi tăng cường vào cuối tháng 9 chỉ với những người đã được tiêm vaccine của hãng Pfizer/BioNTech.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.