Xã hội

Covid-19 ngày 6/1: TP.HCM thêm 5 ca nhiễm Omicron

06/01/2022, 21:00

Dịch Covid-19 ngày 6/1 mới nhất: TP.HCM phát hiện thêm 5 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến thể Omicron.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tối 6/1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc COVID-19 biến thể Omicron, nâng tổng số trường hợp nhiễm biến thể Omiron được phát hiện tại thành phố lên 11 ca.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, 5 trường hợp mới ghi nhận đều là người nhập cảnh trong tháng 12/2021. Các trường hợp này đều đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, các trường hợp này được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 12. Mẫu xét nghiệm được làm giải trình tự gene và có kết quả nhiễm biến thể Omicron.

Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các biện pháp điều tra, truy vết các trường hợp liên quan 5 trường hợp này gồm tổ bay và hành khách đi cùng chuyến bay, nhân viên phục vụ tại khu cách ly. Những trường hợp liên quan đều đang được cách ly tập trung. 223 trường hợp liên quan hiện có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Cả nước thêm 16.472 F0, Hà Nội vẫn nhiều nhất 2.716 ca

Tính từ 16h ngày 5/1 đến 16h ngày 6/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.472 ca nhiễm mới, trong đó 55 ca nhập cảnh và 16.417 ca ghi nhận trong nước (giảm 580 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.555 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.716), Hải Phòng (923), Tây Ninh (853), Khánh Hòa (800), Bình Phước (798), Cà Mau (702), Bình Định (575), Trà Vinh (553), Vĩnh Long (519), Bến Tre (492), TP. Hồ Chí Minh (442), Hưng Yên (397), Bắc Ninh (347), Quảng Ninh (327), Bạc Liêu (301), Đà Nẵng (299), Hà Giang (264), Thừa Thiên Huế (247), Lâm Đồng (230), Quảng Ngãi (230), An Giang (230), Thanh Hóa (217), Bắc Giang (213), Thái Nguyên (193), Vĩnh Phúc (186), Quảng Nam (179), Cần Thơ (163), Nam Định (156), Bà Rịa - Vũng Tàu (152), Thái Bình (143), Phú Yên (142), Nghệ An (139), Bắc Kạn (134), Đồng Nai (132), Bình Thuận (124), Đồng Tháp (120), Hòa Bình (119), Kiên Giang (118), Tiền Giang (117), Sơn La (117), Phú Thọ (110), Đắk Nông (106), Sóc Trăng (104), Gia Lai (104), Hà Nam (95), Bình Dương (91), Ninh Bình (87), Cao Bằng (86), Long An (64), Quảng Bình (59), Quảng Trị (54), Hậu Giang (48), Yên Bái (46), Tuyên Quang (45), Ninh Thuận (42), Lào Cai (42), Lai Châu (37), Điện Biên (37), Hà Tĩnh (29), Lạng Sơn (22).

Ngày 6/1/2022, Sở Y tế Vinh Long đăng ký bổ sung 9.370 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Long.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (-205), Bình Định (-160), Vĩnh Long (-138).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+211), Hải Phòng (+131), Bình Phước (+116).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.053 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (6), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

img

Hôm nay cả nước ghi nhận thêm 16.472 F0. Ảnh nguồn Vietnamnet

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.843.563 ca nhiễm, đứng thứ 30/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.686 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.837.650 ca, trong đó có 1.461.598 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (506.413), Bình Dương (291.218), Đồng Nai (98.418), Tây Ninh (80.552), Hà Nội (59.450).

Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 28.369 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.464.415 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.626 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.766 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 917 ca; Thở máy không xâm lấn: 203 ca; Thở máy xâm lấn: 721 ca; ECMO: 19 ca.

Sở Y tế Hải Dương đính chính số ca tử vong ngày 05/01/2022 tại Hải Dương là 01 ca, tổng số ca tử vong cộng dồn do COVID-19 tại Hải Dương từ đầu vụ dịch là 02 ca và tổng số ca tử vong trên cả nước đến ngày 5/1/2022 là 33.474 ca.

Cả nước có 170 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 5/1 đến 17h30 ngày 6/01 ghi nhận 170 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (21) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Tiền Giang (13), Bến Tre (12), Đồng Tháp (12), Vĩnh Long (12), Cần Thơ (9), Bạc Liêu (9), Bình Dương (8 ), Kiên Giang (8 ), Bình Thuận (6), Trà Vinh (5), Tây Ninh (5), Long An (5), Cà Mau (3), Hậu Giang (2), Bình Định (2), Hải Phòng (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1), Khánh Hòa (1), Đắk Nông (1), Ninh Thuận (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 211 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.644 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.735.429 mẫu tương đương 75.383.396 lượt người, tăng 103.643 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 05/01 có 1.692.955 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 156.902.083 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.110.585 liều, tiêm mũi 2 là 70.279.466 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 8.512.032 liều.

TP.HCM giảm ca mắc trẻ em, bệnh viện không còn quá tải

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến 6/1, thành phố có 73 trẻ dưới 16 tuổi đang được điều trị Covid-19, giảm 40 ca so với hôm qua. Trong khi đó, vào ngày 26/11/2021, TP.HCM có đến 578 trẻ em F0. Như vậy, hiện nay, số lượng trẻ mắc Covid-19 nhập viện có chiều hướng giảm mạnh.

img

Một bệnh nhi được thở máy do hội chứng viêm đa hệ thống tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC.

Các bệnh viện nhi đã qua giai đoạn quá tải

Theo khảo sát của PV, hầu hết khu điều trị Covid-19 tại các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM đều giảm số lượng trẻ em F0 nhập viện.

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết tính đến ngày 6/1, khoa Covid-19 có 79 người, trong đó có 58 F0 (còn lại là người nhà vào chăm sóc). Trong số các bệnh nhân Covid-19, 37 trường hợp là trẻ em và 21 người lớn.

"Số trẻ em F0 nhập viện thời gian gần đây có xu hướng giảm dần. Giai đoạn cao điểm vào tháng 8-9, khoa điều trị khoảng 120-130 trẻ em nhiễm bệnh, cũng lúc cả khoa đông hơn 200 F0. Đầu tháng 10, số trẻ nhập viện giảm dần. Tháng 11, số lượng tăng vọt trở lại, kéo dài đến tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến nay, số trẻ F0 giảm dần", bác sĩ Việt chia sẻ.

Các bệnh nhi mắc Covid-19 chủ yếu là trẻ nhỏ, chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Trong số 37 trẻ F0 đang được điều trị tại khoa Covid-19, 40% là trường hợp có bệnh lý nền, còn lại là béo phì, dưới 12 tuổi nên chưa tiêm vaccine.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, cho biết tính đến ngày 5/1, đơn vị này có khoảng 100 trẻ F0 đang điều trị. Trong đó, 4 trẻ có tình trạng nặng phải thở máy, hơn 10 trẻ thở oxy mask và thở áp lực dương liên tục.

"Giai đoạn quá tải của khoa rơi vào khoảng tháng 9 và tháng 11. Từ cuối tháng 12 đến nay, số trẻ nhập viện đã giảm mạnh", PGS Nguyên nói.

Ưu tiên vaccine cho trẻ nguy cơ cao dưới 12 tuổi

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Châu Việt cho biết Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị cho 2 trường hợp trẻ mắc Covid-19 rất nặng.

Bé trai 8 tuổi có bệnh tiểu đường, được chuyển viện từ tỉnh Tây Ninh. Sau thời gian điều trị tích cực hơn một tháng, bé đã âm tính nhưng vẫn còn tổn thương đa cơ quan, viêm phổi, nhiễm trùng nặng.

Một bệnh nhi khác mắc hội chứng thận hư phụ thuộc Corticoid, được chuyển đến TP.HCM từ tỉnh Đồng Nai. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ vừa điều trị Covid-19 cho trẻ, vừa lọc máu, chạy thận. Ngoài ra, bác sĩ Việt cho hay đơn vị này đang điều trị cho một trẻ F0 mắc bệnh bại não, suy thận mạn, tiểu đường.

Dự đoán khả năng số trẻ em mắc Covid-19 tăng trở lại sau khi học sinh trở lại trường học, bác sĩ Việt cho rằng cần theo dõi tình hình thêm khoảng 2 tuần.

"Người lớn có nguy cơ cao đang được tập trung tiêm ngừa, có nơi đã triển khai mũi 3, khả năng lây lan dịch cũng giảm hẳn. Phần lớn trẻ bị lây nhiễm từ người nhà. Hơn nữa, thành phố cũng từng bước mở lại trường học một cách thận trọng nên tình hình có thể sẽ không quá phức tạp", bác sĩ Việt nói.

Tuy nhiên, bác sĩ Việt cũng lo ngại trong bối cảnh biến chủng mới Omicron có khả năng lây lan nhanh, số trẻ em có nguy cơ cao chưa được tiêm phòng vaccine sẽ nguy hiểm nếu không may mắc Covid-19.

img

Với trẻ em, nên tiêm cho trẻ có nguy cơ cao như mắc bệnh nền, thừa cân, béo phì.

"Hiện trẻ từ 12 tuổi trở lên mới được tiêm vaccine, còn nhóm tuổi nhỏ hơn thì sao? Bởi những bé 8-10 tuổi có nguy cơ cao như bệnh nền, béo phì vẫn chuyển biến rất nặng khi mắc Covid-19. Chúng tôi cho rằng nên ưu tiên vaccine cho trẻ có bệnh lý nền, béo phì để bảo vệ các em", bác sĩ Đỗ Châu Việt chia sẻ.

PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên cũng đồng ý rằng sau khi tiêm vaccne phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, cần ưu tiên tiếp cho trẻ 5-11 tuổi.

PGS Nguyên bày tỏ hy vọng chủ trương mua vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi sớm được Chính phủ và Bộ Y tế tiến hành.

"Để một cộng đồng có được miễn dịch, khi có vaccine, nên tiêm cho toàn bộ người dân. Tình huống giới hạn vaccine, chúng ta cần chọn lọc đối tượng ưu tiên. Với trẻ em, nên tiêm cho trẻ có nguy cơ cao như mắc bệnh nền, thừa cân, béo phì bởi hầu hết ca nặng tập trung vào nhóm này", PGS Nguyên nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TP.HCM, cũng cho rằng việc ưu tiên vaccine cho trẻ có nguy cơ cao là điều tất yếu để bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề này cần cân nhắc thận trọng và chờ đợi loại vaccine phòng Covid-19 phù hợp cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo trẻ em mắc Covid-19 thường bệnh nhẹ, khi tiêm vaccine, triệu chứng bệnh càng nhẹ hơn. Tuy nhiên, người dân cần đặc biệt lưu tâm khi trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng, sau đó lây nhiễm cho người cao tuổi trong gia đình, điều này rất nguy hiểm.

Do đó, vấn đề ưu tiên là tiêm ngừa cho người lớn tuổi và người nguy cơ cao, sau đó hạ độ tuổi.

Hà Nội có 385 F0 nặng và nguy kịch, ghi nhận 200 ca tử vong do Covid-19

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội đang có 385 F0 nặng, nguy kịch. TP đã ghi nhận 200 ca tử vong, tỷ lệ tử vong/số mắc là 0.3%.

img

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội thông tin, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 60.192 ca Covid-19. Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 (từ ngày 11/10 đến 5/1), TP có 55.885 ca mắc, trung bình 627 ca/ngày.

TP đang điều trị 35.547 trường hợp, trong đó có 123 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và 215 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Cũng theo thông tin từ CDC Hà Nội, có 2.647 người đang điều trị tại các bệnh viện khác, 1.514 người điều trị tại cơ sở thu dung TP và 5.256 người tại cơ sở thu dung quận/huyện. TP đang có 25.792 người cách ly, điều trị tại nhà. Tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi đến nay là 42.808 người.

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong số hơn 4.100 F0 điều trị tại bệnh viện của Hà Nội có 2.152 F0 nhẹ không triệu chứng, 1.651 F0 ở mức trung bình và 385 F0 nặng, nguy kịch.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng thông tin, trong 385 F0 nặng nguy kịch, số F0 thở mask, gọng kính là 312 người; 21 người thở HFNC; 13 người thở máy không xâm lấn; 36 người thở máy xâm lấn và 3 người phải lọc máu.

Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 200 ca tử vong tính từ 27/4 đến nay, tỷ lệ tử vong/số mắc là 0.3%. So với số ca tử vong chung cả nước hằng ngày (liên tục trên 200 ca/ngày trong tháng 12-2021 và những ngày đầu năm 2022), Hà Nội vẫn giữ được số ca bệnh chuyển nặng, số ca tử vong ở mức thấp.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - phó giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội - cho biết phần lớn bệnh nhân Covid-19 trở nặng và tử vong thời gian vừa qua tại bệnh viện có điểm chung là tuổi cao, chưa tiêm vắc xin và có bệnh nền.

PGS.TS Hải cho biết thêm, F0 nặng, nguy kịch giai đoạn này cũng khác với giai đoạn dịch bùng phát trước đây. Cụ thể, giai đoạn bùng dịch ở TP.HCM, Bình Dương, các F0 nặng, nguy kịch đa dạng ở lứa tuổi, với điểm chung là chưa được tiêm vắc xin. Ca nặng, tử vong có cả người trẻ, khoảng 30-40 tuổi. Ở giai đoạn hiện nay, do được phủ vắc xin nên các trường hợp nặng, nguy kịch chủ yếu là người già, có bệnh nền và phần lớn chưa tiêm vắc xin.

Do số ca mắc tiếp tục leo thang, Hà Nội đã cử thêm lực lượng tham gia quản lý F0 điều trị tại nhà. Theo đó, bên cạnh các Trung tâm Y tế và Trạm Y tế, lực lượng Đoàn thanh niên, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sẽ cùng tham gia quản lý bệnh nhân Covid-19 chăm sóc, điều trị tại nhà.

Cụ thể, 28 nhóm y bác sĩ thuộc Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, hoạt động từ ngày 17/12, thăm hỏi và tư vấn cho F0, hỗ trợ y tế cơ sở. Mỗi nhóm có một bác sĩ quản lý, 7-10 bác sĩ tư vấn; mỗi bác sĩ tư vấn sàng lọc khoảng 40-50 F0 mới một ngày. Từ ngày 17 đến 30/12/2021, 28 nhóm y bác sĩ đã thực hiện 29.741 cuộc gọi, trong đó 17.105 cuộc kết nối thành công. Họ sàng lọc, thăm khám, tư vấn, hỗ trợ 11.147 trong tổng số 16.653 F0 tại nhà, tỷ lệ 66,93%.

Khi F0 gọi đến tổng đài 1022, người trực lưu số liên hệ và thông tin cơ bản. Sau đó, bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành gọi lại, sàng lọc, hỏi họ tên, năm sinh, địa chỉ, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền... để đánh giá nguy cơ. Nếu F0 có 3-4 yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ báo y tế địa phương để hỗ trợ, chuyển cấp cứu kịp thời.

Cả nước còn 6.257 bệnh nhân nặng đang điều trị

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (6), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 6/1/2022. (Ảnh: Hoàng Giang)

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.133 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.817.721 ca nhiễm, đứng thứ 30/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.424 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.811.863 ca, trong đó có 1.433.229 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (505.971), Bình Dương (291.127), Đồng Nai (98.286), Tây Ninh (79.699), Hà Nội (56.735).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 22.662 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.436.046 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.257 ca.

Từ 17h30 ngày 04/01 đến 17h30 ngày 5/1 ghi nhận 230 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (25) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Tháp (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (30), An Giang (17), Tây Ninh (17), Bình Dương (15), Vĩnh Long (14), Hà Nội (12), Long An (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Sóc Trăng (9), Đồng Tháp (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (9), Tiền Giang (8 ), Trà Vinh (7), Cà Mau (7), Bình Phước (4), Bạc Liêu (3), Huế (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (2), Hậu Giang (2), Hải Dương (2), Đắk Lắk (1), Ninh Thuận (1), Hòa Bình (1), Lâm Đồng (1).

img

Trong ngày 4/1 có 752.474 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 221 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.475 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.631.786 mẫu tương đương 75.268.432 lượt người, tăng 68.551 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 4/1 có 752.474 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 155.199.486 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.987.940 liều, tiêm mũi 2 là 69.803.846 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 7.407.700 liều.

Hơn 6.600 bệnh nhân nặng đang điều trị

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.800.704 ca mắc COVID-19, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.252 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.794.866 ca, trong đó có 1.410.567 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (505.523), Bình Dương (291.061), Đồng Nai (98.183), Tây Ninh (78.837), Hà Nội (54.230).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.413.384 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.651 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.720 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 981 ca; thở máy không xâm lấn: 132 ca; thở máy xâm lấn: 800 ca; ECMO: 18 ca.

img

Người dân quận Long Biên chờ xét nghiệm Covid-19.

Trung bình mỗi ngày có 223 người tử vong trong 7 ngày qua

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 223 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.245 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.636.734 mẫu tương đương 75.256.465 lượt người, tăng 73.499 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 154.344.391 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.850.611 liều, tiêm mũi 2 là 69.614.463 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.879.317 liều.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.