Xã hội

Covid-19 ngày 7/1: Cả nước có 16.278 ca nhiễm, Hà Nội cao nhất với 2.723 ca

07/01/2022, 18:00

Dịch Covid-19 ngày 7/1: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội vẫn có nhiều ca nhiễm nhất.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 06/01 đến 16h ngày 07/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước (giảm 163 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 11.423 ca trong cộng đồng).

img

Trong ngày 06/01 có 804.906 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.723), Hải Phòng (795), Khánh Hòa (790), Bình Phước (716), Vĩnh Long (699), Cà Mau (676), Bình Định (667), Tây Ninh (583), Trà Vinh (498), TP. Hồ Chí Minh (489), Bến Tre (443), Hải Dương (443), Bắc Ninh (351), Quảng Ninh (345), Hưng Yên (319), Đà Nẵng (309), Thanh Hóa (275), Bà Rịa - Vũng Tàu (263), Hà Giang (263), Lâm Đồng (245), Thừa Thiên Huế (235), Kiên Giang (229), Cần Thơ (213), Bạc Liêu (210), Hòa Bình (197), An Giang (188), Quảng Ngãi (186), Quảng Nam (173), Nam Định (172), Thái Nguyên (165), Bắc Giang (162), Quảng Trị (160), Vĩnh Phúc (157), Hậu Giang (148), Đồng Tháp (135), Thái Bình (132), Nghệ An (131), Đồng Nai (127), Bình Thuận (121), Đắk Nông (106), Phú Thọ (103), Hà Nam (98), Tiền Giang (97), Sơn La (96), Sóc Trăng (91), Yên Bái (73), Phú Yên (56), Quảng Bình (54), Bắc Kạn (53), Bình Dương (52), Ninh Thuận (39), Tuyên Quang (35), Long An (32), Lai Châu (32), Cao Bằng (31), Lào Cai (27), Kon Tum (23), Điện Biên (21), Gia Lai (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-270), Hải Phòng (-128), Gia Lai (-102).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+443), Vĩnh Long (+180), Bà Rịa - Vũng Tàu (+111).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.021 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (11), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.859.841 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.851 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.853.904 ca, trong đó có 1.476.231 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (506.902), Bình Dương (291.270), Đồng Nai (98.545), Tây Ninh (81.135), Hà Nội (62.174).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.633 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.479.048 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.006 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.239 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 884 ca; Thở máy không xâm lấn: 140 ca ; Thở máy xâm lấn: 723 ca - ECMO: 20 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 06/01 đến 17h30 ngày 07/01 ghi nhận 233 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (20) trong đó có 02 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Tây Ninh (1). + Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (23 ca trong 2 ngày), Long An (16), Tiền Giang (14), Vĩnh Long (14), Bình Dương (12), Bến Tre (11), Cần Thơ (11), Sóc Trăng (11), An Giang (10), Kiên Giang (10), Hậu Giang (10), Đồng Tháp (9), Tây Ninh (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bạc Liêu (7), Cà Mau (7), Bình Định (6), Khánh Hoà (6), Bình Phước (6), Bình Thuận (6), Quảng Ngãi (2), Huế (2), Đà Nẵng (2), Nghệ An (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 212 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.877 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.839.883 mẫu tương đương 75.500.440 lượt người, tăng 104.454 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 06/01 có 804.906 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 157.740.557 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.146.683 liều, tiêm mũi 2 là 70.529.369 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 9.064.505 liều.

Khảo sát, chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi

Tại văn bản số 125/VPCP-KGVX ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thăm dò, khảo sát việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các kinh nghiệm rút ra từ các địa phương trong nước, chuẩn bị kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em để đến trường học trực tiếp.

img

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em. (Ảnh minh hoạ: Công Thử/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine, về nhu cầu vaccine cần nhập khẩu để bảo đảm mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo; thống nhất cách gọi các mũi tiêm để dễ theo dõi.

Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản đề nghị Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc mua vaccine phòng Covid-19 để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Theo Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 4/1/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 206,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Số vaccine đã được phân bổ cho các địa phương, đơn vị đạt 176,8 triệu liều. Số còn lại khoảng 29,7 triệu liều được Bộ Y tế tiến hành các thủ tục kiểm định chất lượng để xuất xưởng.

Đến hết ngày 5/1, số vaccine tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đạt hơn 142,012 triệu liều, trong đó có hơn 70,176 triệu liều mũi 1, hơn 64,427 triệu liều mũi 2, hơn 1,251 triệu liều mũi 3 (đối với vaccine Abdala), hơn 2,003 triệu liều bổ sung và hơn 4,152 triệu liều nhắc lại.

Về độ bao phủ, với người từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine đạt 99,7%, tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản đạt 91,6%.

Về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã tiêm được hơn 13,186 triệu liều, trong đó có hơn 7,811 triệu liều mũi 1 và hơn 5,375 triệu liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine ở độ tuổi này đạt 87% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 59,9%.

Hiện Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa tiến độ tiêm chủng để trong tháng 1/2022, hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi và trong quý 1/2022, hoàn thành tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Dừng hoạt động các chốt kiểm soát y tế ở Lào Cai

Từ 12h00 ngày 6/1/2022, tất cả các Chốt kiểm soát y tế liên ngành vào địa bàn tỉnh Lào Cai chính thức dừng hoạt động.

Trước đó, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt bùng phát dịch vừa qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thiết lập chốt kiểm dịch y tế liên ngành tại tất cả các tuyến đường bộ vào tỉnh Lào Cai, với mục đích 100% các trường hợp người đến và về tỉnh Lào Cai được khai báo y tế và cập nhật tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và áp dụng các biện pháp cách ly y tế, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 7/1/2022.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tỷ lệ người dân từ 12 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 đạt trên 90%. Đồng thời Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 128/NQ-CP chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, việc phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định dừng hoạt động của tất cả các Chốt kiểm soát y tế liên ngành vào địa bàn tỉnh Lào Cai từ 12h00 ngày 06/01/2022.

Riêng chốt Km 237 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tiếp tục duy trì kiểm soát xe tải chở hàng lên Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành cho đến trước ngày 20/01/2022 (trong thời gian chờ kích hoạt chốt tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành).

Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kích hoạt Chốt kiểm soát người và phương tiện ra, vào khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành theo Phương án đã được phê duyệt.

Bạc Liêu, Cần Thơ dự kiến một số khối lớp trở lại trường học ngay sau Tết

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu vào sáng 7/1, bà Lâm Thị Sang - Giám đốc Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu (GD-KH&CN) tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong tình hình dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, ngành đang dự tính cho học sinh trở lại trường học sau Tết Nguyên đán 2022.

Theo đó, có thể học sinh sẽ đến trường vào ngày 7/2/2022. Tuần đầu tiên sau Tết (từ ngày 7/2 - 13/2/2022) sẽ cho học sinh trở lại trường để thực hiện một số công việc như chuẩn bị hướng dẫn cho học về cách phòng, chống dịch; kiểm tra tình hình sức khỏe; hướng dẫn các hoạt động học tập khi học trực tiếp tại trường... vì từ đầu năm đến giờ học sinh chưa đến lớp ngày nào, chỉ học trực tuyến.

img

Bà Lâm Thị Sang - Giám đốc Sở GD-KH&CN tỉnh Bạc Liêu thông tin về dự tính cho học sinh trở lại trường học sau Tết Nguyên đán 2022.

"Dự kiến trước mắt là học sinh các khối lớp 5, 9 và 12 học một số môn cơ bàn và chỉ học 1 buổi/ngày. Đồng thời, ngành Giáo dục cũng đề nghị ngành Y tế hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn về xử lý nếu có trường hợp F0 trong trường học", bà Sang thông tin.

Bà Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị các cấp, các ngành không được chủ quan với dịch bệnh vì trong dịp Tết Nguyên đán sẽ có rất nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Ngành Y tế phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng trực trong những ngày lễ, tết để không bị động với dịch bệnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu các địa phương cần quan tâm đến lực lượng y tế cơ sở tại Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, rà soát lại, bố trí cơ sở hợp lý để trả cơ sở vật chất cho các trường học nhằm chuẩn bị cho học sinh đến trường.

"Ngành Y tế và ngành giáo dục cần có chương trình, kế hoạch phối hợp cụ thể trong xử lý các tình huống dịch bệnh trong trường học", bà Nam chỉ đạo rõ.

Theo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, trong tuần qua (từ ngày 31/12/2021 - 6/1/2022), tổng số ca mắc mới 2.549 ca, trong đó, có 2.152 ca ghi nhận tại các huyện, thị, thành phố, giảm so với tuần trước đó 1.380 ca; số ca mắc trong cộng đồng 1.667 ca, giảm so với tuần trước đó 657 ca.

Tính đến hết ngày 5/1/2022, toàn tỉnh đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ 18 tuổi trở lên đạt 98,74%; đã tiêm mũi 2 đạt 96,20%, đã tiêm mũi 3 đạt 31,47%.

Riêng, đối với trẻ từ 12 - 17 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt 97,07%; đã tiêm mũi 2 đạt 92,89% so với kế hoạch.

Cả nước ghi nhận 16.472 ca nhiễm mới, Hà Nội có 2.716 ca

Tính từ 16h ngày 5/1 đến 16h ngày 6/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.472 ca nhiễm mới, trong đó 55 ca nhập cảnh và 16.417 ca ghi nhận trong nước (giảm 580 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.555 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.716), Hải Phòng (923), Tây Ninh (853), Khánh Hòa (800), Bình Phước (798), Cà Mau (702), Bình Định (575), Trà Vinh (553), Vĩnh Long (519), Bến Tre (492), TP. Hồ Chí Minh (442), Hưng Yên (397), Bắc Ninh (347), Quảng Ninh (327), Bạc Liêu (301), Đà Nẵng (299), Hà Giang (264), Thừa Thiên Huế (247), Lâm Đồng (230), Quảng Ngãi (230), An Giang (230), Thanh Hóa (217), Bắc Giang (213), Thái Nguyên (193), Vĩnh Phúc (186), Quảng Nam (179), Cần Thơ (163), Nam Định (156), Bà Rịa - Vũng Tàu (152), Thái Bình (143), Phú Yên (142), Nghệ An (139), Bắc Kạn (134), Đồng Nai (132), Bình Thuận (124), Đồng Tháp (120), Hòa Bình (119), Kiên Giang (118), Tiền Giang (117), Sơn La (117), Phú Thọ (110), Đắk Nông (106), Sóc Trăng (104), Gia Lai (104), Hà Nam (95), Bình Dương (91), Ninh Bình (87), Cao Bằng (86), Long An (64), Quảng Bình (59), Quảng Trị (54), Hậu Giang (48), Yên Bái (46), Tuyên Quang (45), Ninh Thuận (42), Lào Cai (42), Lai Châu (37), Điện Biên (37), Hà Tĩnh (29), Lạng Sơn (22).

Ngày 6/1/2022, Sở Y tế Vinh Long đăng ký bổ sung 9.370 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Long.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (-205), Bình Định (-160), Vĩnh Long (-138).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+211), Hải Phòng (+131), Bình Phước (+116).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.053 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (6), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.843.563 ca nhiễm, đứng thứ 30/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.686 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.837.650 ca, trong đó có 1.461.598 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (506.413), Bình Dương (291.218), Đồng Nai (98.418), Tây Ninh (80.552), Hà Nội (59.450).

Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 28.369 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.464.415 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.626 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.766 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 917 ca; Thở máy không xâm lấn: 203 ca; Thở máy xâm lấn: 721 ca; ECMO: 19 ca.

Sở Y tế Hải Dương đính chính số ca tử vong ngày 05/01/2022 tại Hải Dương là 01 ca, tổng số ca tử vong cộng dồn do COVID-19 tại Hải Dương từ đầu vụ dịch là 02 ca và tổng số ca tử vong trên cả nước đến ngày 5/1/2022 là 33.474 ca.

Cả nước có 170 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 5/1 đến 17h30 ngày 6/01 ghi nhận 170 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (21) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Tiền Giang (13), Bến Tre (12), Đồng Tháp (12), Vĩnh Long (12), Cần Thơ (9), Bạc Liêu (9), Bình Dương (8 ), Kiên Giang (8 ), Bình Thuận (6), Trà Vinh (5), Tây Ninh (5), Long An (5), Cà Mau (3), Hậu Giang (2), Bình Định (2), Hải Phòng (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1), Khánh Hòa (1), Đắk Nông (1), Ninh Thuận (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 211 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.644 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.735.429 mẫu tương đương 75.383.396 lượt người, tăng 103.643 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 05/01 có 1.692.955 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 156.902.083 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.110.585 liều, tiêm mũi 2 là 70.279.466 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 8.512.032 liều.

img

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong số hơn 4.100 F0 điều trị tại bệnh viện của Hà Nội có 2.152 F0 nhẹ không triệu chứng, 1.651 F0 ở mức trung bình và 385 F0 nặng, nguy kịch.

Hà Nội có 385 F0 nặng và nguy kịch, ghi nhận 200 ca tử vong do Covid-19

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội đang có 385 F0 nặng, nguy kịch. TP đã ghi nhận 200 ca tử vong, tỷ lệ tử vong/số mắc là 0.3%.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội thông tin, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 60.192 ca Covid-19. Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 (từ ngày 11/10 đến 5/1), TP có 55.885 ca mắc, trung bình 627 ca/ngày.

TP đang điều trị 35.547 trường hợp, trong đó có 123 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và 215 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Cũng theo thông tin từ CDC Hà Nội, có 2.647 người đang điều trị tại các bệnh viện khác, 1.514 người điều trị tại cơ sở thu dung TP và 5.256 người tại cơ sở thu dung quận/huyện. TP đang có 25.792 người cách ly, điều trị tại nhà. Tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi đến nay là 42.808 người.

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong số hơn 4.100 F0 điều trị tại bệnh viện của Hà Nội có 2.152 F0 nhẹ không triệu chứng, 1.651 F0 ở mức trung bình và 385 F0 nặng, nguy kịch.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng thông tin, trong 385 F0 nặng nguy kịch, số F0 thở mask, gọng kính là 312 người; 21 người thở HFNC; 13 người thở máy không xâm lấn; 36 người thở máy xâm lấn và 3 người phải lọc máu.

Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 200 ca tử vong tính từ 27/4 đến nay, tỷ lệ tử vong/số mắc là 0.3%. So với số ca tử vong chung cả nước hằng ngày (liên tục trên 200 ca/ngày trong tháng 12-2021 và những ngày đầu năm 2022), Hà Nội vẫn giữ được số ca bệnh chuyển nặng, số ca tử vong ở mức thấp.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - phó giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội - cho biết phần lớn bệnh nhân Covid-19 trở nặng và tử vong thời gian vừa qua tại bệnh viện có điểm chung là tuổi cao, chưa tiêm vắc xin và có bệnh nền.

PGS.TS Hải cho biết thêm, F0 nặng, nguy kịch giai đoạn này cũng khác với giai đoạn dịch bùng phát trước đây. Cụ thể, giai đoạn bùng dịch ở TP.HCM, Bình Dương, các F0 nặng, nguy kịch đa dạng ở lứa tuổi, với điểm chung là chưa được tiêm vắc xin. Ca nặng, tử vong có cả người trẻ, khoảng 30-40 tuổi. Ở giai đoạn hiện nay, do được phủ vắc xin nên các trường hợp nặng, nguy kịch chủ yếu là người già, có bệnh nền và phần lớn chưa tiêm vắc xin.

Do số ca mắc tiếp tục leo thang, Hà Nội đã cử thêm lực lượng tham gia quản lý F0 điều trị tại nhà. Theo đó, bên cạnh các Trung tâm Y tế và Trạm Y tế, lực lượng Đoàn thanh niên, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sẽ cùng tham gia quản lý bệnh nhân Covid-19 chăm sóc, điều trị tại nhà.

Cụ thể, 28 nhóm y bác sĩ thuộc Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, hoạt động từ ngày 17/12, thăm hỏi và tư vấn cho F0, hỗ trợ y tế cơ sở. Mỗi nhóm có một bác sĩ quản lý, 7-10 bác sĩ tư vấn; mỗi bác sĩ tư vấn sàng lọc khoảng 40-50 F0 mới một ngày. Từ ngày 17 đến 30/12/2021, 28 nhóm y bác sĩ đã thực hiện 29.741 cuộc gọi, trong đó 17.105 cuộc kết nối thành công. Họ sàng lọc, thăm khám, tư vấn, hỗ trợ 11.147 trong tổng số 16.653 F0 tại nhà, tỷ lệ 66,93%.

Khi F0 gọi đến tổng đài 1022, người trực lưu số liên hệ và thông tin cơ bản. Sau đó, bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành gọi lại, sàng lọc, hỏi họ tên, năm sinh, địa chỉ, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền... để đánh giá nguy cơ. Nếu F0 có 3-4 yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ báo y tế địa phương để hỗ trợ, chuyển cấp cứu kịp thời.

img

Hầu hết khu điều trị Covid-19 tại các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM đều giảm số lượng trẻ em F0 nhập viện.

TP.HCM giảm ca mắc trẻ em, bệnh viện không còn quá tải

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến 6/1, thành phố có 73 trẻ dưới 16 tuổi đang được điều trị Covid-19, giảm 40 ca so với hôm qua. Trong khi đó, vào ngày 26/11/2021, TP.HCM có đến 578 trẻ em F0. Như vậy, hiện nay, số lượng trẻ mắc Covid-19 nhập viện có chiều hướng giảm mạnh.

Các bệnh viện nhi đã qua giai đoạn quá tải

Theo khảo sát của PV, hầu hết khu điều trị Covid-19 tại các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM đều giảm số lượng trẻ em F0 nhập viện.

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết tính đến ngày 6/1, khoa Covid-19 có 79 người, trong đó có 58 F0 (còn lại là người nhà vào chăm sóc). Trong số các bệnh nhân Covid-19, 37 trường hợp là trẻ em và 21 người lớn.

"Số trẻ em F0 nhập viện thời gian gần đây có xu hướng giảm dần. Giai đoạn cao điểm vào tháng 8-9, khoa điều trị khoảng 120-130 trẻ em nhiễm bệnh, cũng lúc cả khoa đông hơn 200 F0. Đầu tháng 10, số trẻ nhập viện giảm dần. Tháng 11, số lượng tăng vọt trở lại, kéo dài đến tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến nay, số trẻ F0 giảm dần", bác sĩ Việt chia sẻ.

Các bệnh nhi mắc Covid-19 chủ yếu là trẻ nhỏ, chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Trong số 37 trẻ F0 đang được điều trị tại khoa Covid-19, 40% là trường hợp có bệnh lý nền, còn lại là béo phì, dưới 12 tuổi nên chưa tiêm vaccine.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, cho biết tính đến ngày 5/1, đơn vị này có khoảng 100 trẻ F0 đang điều trị. Trong đó, 4 trẻ có tình trạng nặng phải thở máy, hơn 10 trẻ thở oxy mask và thở áp lực dương liên tục.

"Giai đoạn quá tải của khoa rơi vào khoảng tháng 9 và tháng 11. Từ cuối tháng 12 đến nay, số trẻ nhập viện đã giảm mạnh", PGS Nguyên nói.

Ưu tiên vaccine cho trẻ nguy cơ cao dưới 12 tuổi

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Châu Việt cho biết Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị cho 2 trường hợp trẻ mắc Covid-19 rất nặng.

Bé trai 8 tuổi có bệnh tiểu đường, được chuyển viện từ tỉnh Tây Ninh. Sau thời gian điều trị tích cực hơn một tháng, bé đã âm tính nhưng vẫn còn tổn thương đa cơ quan, viêm phổi, nhiễm trùng nặng.

Một bệnh nhi khác mắc hội chứng thận hư phụ thuộc Corticoid, được chuyển đến TP.HCM từ tỉnh Đồng Nai. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ vừa điều trị Covid-19 cho trẻ, vừa lọc máu, chạy thận. Ngoài ra, bác sĩ Việt cho hay đơn vị này đang điều trị cho một trẻ F0 mắc bệnh bại não, suy thận mạn, tiểu đường.

Dự đoán khả năng số trẻ em mắc Covid-19 tăng trở lại sau khi học sinh trở lại trường học, bác sĩ Việt cho rằng cần theo dõi tình hình thêm khoảng 2 tuần.

"Người lớn có nguy cơ cao đang được tập trung tiêm ngừa, có nơi đã triển khai mũi 3, khả năng lây lan dịch cũng giảm hẳn. Phần lớn trẻ bị lây nhiễm từ người nhà. Hơn nữa, thành phố cũng từng bước mở lại trường học một cách thận trọng nên tình hình có thể sẽ không quá phức tạp", bác sĩ Việt nói.

Tuy nhiên, bác sĩ Việt cũng lo ngại trong bối cảnh biến chủng mới Omicron có khả năng lây lan nhanh, số trẻ em có nguy cơ cao chưa được tiêm phòng vaccine sẽ nguy hiểm nếu không may mắc Covid-19.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.